Về “Mường Lát” hoa về trong đêm hơi
Nhắc đến Mường Lát, ta nghĩ ngay đến bài thơ Tây Tiến-“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc-quân xanh màu áo giữ oai hùm”.Trong những năm tháng kháng chiến Hòa Bình vẫn đẹp, vẫn trừ tình và lãng mạn trong mắt nhà thơ đa tài Quang Dũng.Một mường lát mơ màng, mang một hơi thở tràn đầy sức sống mặc dù trong bom đạn.Hãy cùng chúng tôi du lịch Thanh Hóa về với Mường lát xinh đẹp trở thành huyền thoại này nhé.
Tôi kể cho bạn chuyến đi đến Mường Lát của đoàn du lịch, đó là một kỷ niệm đáng nhơ trong suốt quãng thời gian tuổi trẻ, đầy nhựa sống và hừng hực sức xuân.Đến với Mường Lát vào ngột ngày đẹp trời, con đường ngoằn nghèo,khó đi, bụi tung trắng xóa nhưng không ngăn được trái tim về với vùng đất “hoa về trong đêm hơi”.
Đoạn đường đi từ thành phố Thanh Hóa về đây còn nhiều chông gai, dốc núi cheo leo cản chân du khách.Trên quãng đường này tôi hình dung ra một Mường Lát được thiên nhiên bao bọc, tách xa cái ồn ào đời sống thường ngày,ung dung mà tự tại.
Những khúc cua tay áo, lên dốc, xuống đèo,qua ngầm, vượt suối…cuối cùng cũng đã vào vùng đất “thánh địa” của Tây Tiến.
Thật tuỵêt vời!, đó là cảm nhận của cả đoàn.Đêm Mường Lát nhiệt đọ khác hẳn ban ngày khi màn sương phủ giăng xuống và lần đầu tiên tôi hiểu hết ý nghã câu thơ Quang Dũng tả về vùng đất này “hoa về trong đêm hơi”.Làm sương ấy ta cứ ngõ chốn thần tiên, nơi ở của các bậc thanh cao thánh thần.
Chuyến đi đến xã Mường Lý, huyện Mường Lát này xuất phát từ lúc rảnh rỗi ngồi đọc báo và xem những hình ảnh trẻ em dụng lều trên sườn dốc để theo học tiểu học.Dường như sự thắc mắc về vùng đất nơi này con khổ thế, còn nhiều khó khăn và thiếu thốn thế.Và thế rồi, một cuộc hành trình bắt đầu với kế hoạch rõ ràng, chi tiết.Những thành viên hồi hộp, chờ đợi chuyến đi.Đường đến Mường Lát trước kia của dân du lịch bụi là “đường tre suối muống” dài 40km dẫn từ Mai Châu quan Co Lương nhưng lần này chúng tôi chọn đường Hồ Chí Minh rẽ lối Na Mèo rồi lên lỏi vào tận Mường Lát.
Thị trấn Mường Lát nhỏ với những con dốc đặc trưng của vùng núi.Nơi đây chỉ có một khách sạn duy nhất với sức chứa chỉ vài chục người.Chợ Mường Lát nằm ngay đường qua thị trấn với những gian hàng là gầm nhà sàn người Thái.Nhiều mặt hàng nông sản, thủ công được bày bán khá bắt mắt.
Qủa thực người dân nơi đây rất mén khách, họ mời vào nhà “xơi nước”, có thể cho ngủ nhờ qua đêm mà không bận tâm gì.
Chúng tôi ngủ nhờ nhà một cô gái, bữa tối đó rất thịnh soạn, có thịt vịt nướng, gà núi, măng luộc.Qủa thật thức ăn ngon tuyệt, những chú gà, chú vịt thả rông, nuôi bằng ngô lúa nên thịt thơm ngon, ăn giòn, chắc.Đặc biệt nhất chính là giống Vịt Lào chỉ có vùng biên giới nướng lụi trên tham hồng.Và đặc biệt nhất là măng, thứ măng nứa chấm muối vùng bà bát canh măng ngọt với miếng măng dày, nhưng giòn.Hỏi ra mới biết là cây luồng “tre trúc mai vầu, mấy chục loại khác nhua nhưng cùng một mầm măng mọc thẳng”.
Vùng đất Thanh Hóa nổi tiếng với cây vầu, một giống tre có thân to, đường kính tới 20 cm, được dùng làm nhà.Măng vầu vì thế mà cũng to khách thường.Một cây tre đủ để cả nhóm thưởng thức.
Đêm Mường Lát, hơi sương vương từ đỉnh núi bảng lảng xuống mái nhà sàn, đôi lúc tràn vào trong nhà, nhìn vào phiêu bồng khó tả, nhát là khi có ánh đèn lung linh. Ngồi bên bếp lửa, nhớ bài thơ “Tây Tiến”, những năm xa xưa ấy, binh đoàn Tây Tiến cầm đuốc soi đường về đến Mường Lát vào đêm sương giăng nên mới có câu “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Những ngọn đuốc soi đường được ví như những bông hoa mà có thêm câu “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” là vậy. Sáng hôm sau, rời Mường Lát để tiếp tục con đường thiên lý, trong ba lô của dân bụi lại có thêm bó măng vầu phơi khô. Hà Nội nhiều măng khô lắm nhưng măng vầu thì ít thấy.