Về Thái Nguyên thưởng thức danh trà đất Bắc: trà Tân Cương
Từ xa xưa, trà làm thức uống tao nhã đối với tất cả mọi người.Mặc dù trà đươc phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng trong văn hóa người Việt trà là một phần của cuộc sống.
Có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động xã hội của người Việt, từ trong gia đình ra tới ngoài phố, từ các quán nước vỉa hè đến những nhà hàng sang trọng. Trong những dịp lễ tết, ma chay, cưới hỏi, trà là thứ không thể thiếu. Một bộ ấm pha trà là thứ luôn có trong mỗi gia đình người Việt.Đặc biệt, người dân miền Bắc rất coi trọng trad bởi vỗn dĩ đó là tập tục văn hóa từ xưa để lại.Trong những bộ phim,đi qua gốc đa làng, người ta lại ngồi bên quán làng, uống bát nước chè xanh, cùng nhau nói chuyện.Mỗi loại trà có một hương vị,đặc trưng cũng như “cốt cách” riêng. Du lịch Thái Nguyên, hãy một lần thưởng thức chè trà Tân Cương – một trong những sản phẩm chè thơm ngon nhất vùng đất chè.
- Khám phá vẻ đẹp khu du lịch hồ Núi Cốc
- Kinh nghiệm du lịch hồ Núi Cốc cho dân phượt
- Khám phá đền Đuổm và tham gia lễ hội vào đầu xuân
Cả đồi chè Tân Cương rộng hơn chục ha,ngút mắt một màu chè xanh. Trông như biển chè. Đặc biệt, Cánh đồng chè Thái Nguyên này lại nằm bên bờ sông Cầu. Đất đai khu vực ven sông Cầu có nhiều phù sa là điều kiện tốt để cây chè phát triển mạnh. Thổ nhưỡng, chất đất và nguồn nước mát nơi đây đặc biệt thích hợp cho giống chè TRI777 phát triển trội hơn hẳn, chất lượng ngon hơn, bà con bảo nhau, đây là cây chè đổi đời và chỉ trồng riêng một loại chè này.Theo như tôi được biết, chè trà Thái Nguyên do những cô gái còn trinh hái nên có vị thơm, ngon, ngọt hơn so với các dòng chè khách.Hiện nay,khi lên với đồi chè, các bạn sẽ thấy những cô gái xinh đẹp hái chè.
Cách thưởng thức trà của người Việt cũng mang nhiều nét độc đáo, cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng và không theo chuẩn mực nào. Việt Nam không có trà đạo nên cách uống trà được coi là nghệ thuật có tính truyền thống. Người Việt uống trà theo nhiều kiểu: dân dã có, sang trọng, cầu kì cũng có. Tùy vào thời gian và sở thích riêng mà mỗi người tìm cho mình một cách thưởng trà khác nhau, có thể là trà xanh (chè tươi) cũng có thể là trà mộc, trà ướp hoa.Nhưng mọi người vẫn thích nhất ấm trà mạn Tân Cương, được ché biến để lại hương thơm ngọt ngay đầu lưỡi. Dường như những búp trà ủ hương, ủ sương và nắng gió , những tinh túy của đất trời linh thiêng mà trở nên thơm ngon nổi tiếng.Nước trà trong xanh, hương thơm thoang thoảng làm tỉnh giấc say.
Thái Nguyên đệ nhất danh trà
Nước xanh như cốm đậm đà tình quê
Dẫu xa ngàn dặm sơn khê
Hương thơm quấn quít lối về đường đi
Uống trà Thái Nguyên, người ta không ồn ào phô diễn như rượu, Người uống trà cùng ta phải là người hiểu ta. Dân gian có câu “trà ngon phải có bạn hiền”, có bạn tri kỷ bên chén trà mà thưởng thức mà ngẫm ngợi mà hiểu nhau ở đời đâu phải ai cũng có được”quen biết đầy thiên hạ, tri kỷ được mấy người” ví như tích cũ chuyện xưa của Bá Nha và Tử Kỳ vậy.
Để có một ấm trà ngon phụ thuộc vào 4 yếu tố:
- Nước ngon: Nước pha trà ngon nhất là nước mưa. Tuy nhiên do nhà máy công nghiệp ngày càng nhiều, không khí bị ô nhiễm thì nước mưa không còn là nguồn nước sạch nữa nên không nên dùng để pha trà. Thường những người dân vùng đất Thái Nguyên sẽ dùng nước giếng khơi sâu dưới lòng đất cho qua máy lọc, đảm bảo.
- Chè ngon: trà ngon nhất là loại trà một tôm, tức là chỉ có 1 cái lái nõn non nhất của ngọn chè.Theo kinh nghiệm của các bậc cao lão đất chè, trà ngon nhất là ngọn chè được hái vào mùa đông. Tuy nhiên, hiện nay, trà ngon hay không còn phụ thuộc vào khâu chế biến,công thức chế biến cảu từng gia đình.
- Ấm pha trà: là loại ấm bát tràng, ấm đất không trì, giữ được nhiệt, chén trà thưởng thức là loại ché nhỏ nhắn.
Cách pha trà
Cách pha trà cũng có những chuyên môn, kinh nghiệm riêng,có bí quyết mới đạt được độ thơm ngon đúng điệu.
Và sau đây là cách pha trà :
Chuẩn bị : Ấm trà nhỏ, cho chén vào trong bát loa to, kẹp gắp chén khi ở trong nước sôi, thìa xúc chè cho vào ấm.
Bước 1 : Tráng bên trong ấm bằng cách rót nước sôi và lắc đều ấm rồi bỏ nước tráng ấm đó đi.Làm như vậy để trà chín tới, đạt được độ nóng,để tinh chất của trà sẽ dễ dàng hòa vào nước trong lần tiếp theo.
Bước 2 : Cho chè vào ấm,số lượng chè tuỳ thuộc vào khẩu vị của từng người thích trà đậm hay nhạt, và số lượng người thưởng thức trà (Độc ẩm, nhị ẩm, tam ẩm, tứ ẩm, ngũ ẩm hay quần ẩm) .Cái này phải những người sành trà mới biết được.
Bước 3 : (Tẩy sạch bụi trần) rót nước sôi (tốt nhất từ 90 – 95oC) săm sắp vào trà và đợi 5 s sau đó rót nước rửa trà đó vào bát loa để chén để tạo mùi hương trà cho chén.
Bước 4 : (Ủ trà) Rót nước sôi lần 2 vào chè trong ấm. Lượng nước tuỳ thuộc vào số lượng người uống và mong muốn độ đậm nhạt của trà. Trong lúc đợi trà, ta rót nước sôi vào các chén trong bát loa. Đợi 3 đến 4 phút trà tan ta gắp chén ra đĩa. Chú ý trong lúc đợi trà tan ta thường xuyên dội nước sôi lên ấm trà để giữ nhiệt cho ấm trà.
Bước 5 : (Rót trà ra chén) Ta nên rót đều vòng tròn không nên rót từng chén một, nếu rót từng chén một thì độ đậm nhạt các chén trà khác nhau. Rót từng ít một, nên rót ½ chén trà, hết ta lại rót tiếp .
Bước 6 : (Thưởng thức trà) Cầm chén trà còn nóng hổi trên tay, lăn từ bàn tay này qua bàn tay khác, giữ trước mũi, cảm nhận mùi hương của trà toả ra. Trước khi uống hãy cảm nhận hương thơm của chén trà và nhâm nhi từng ngụm trà nhỏ, để nước trà ấm tan trên đầu lưỡi,cảm nhận vị ngọt thơm của đệ nhất danh trà.
Đến đây, chắc hẳn, quý khách đã cảm nhận được sự tinh túy trong chè trà Thái Nguyên, trong những ngụn nước chè trong màu xanh cốm, hương thơm phảng phất.Có người uống trà tức cảnh sinh tình:
Nhấp ngụm trà thơm khà một tiếng
Trăng vàng rớt xuống đáy ly nghiêng
Quỳnh hoa hương ngát đầy cõi mộng
Có phải ta vừa lạc chốn tiên …
Thơ ca về trà rất nhiều, ví như “nhất thuỷ nhì trà tam pha tứ ấm” Thái Bá Tân có những câu thơ thế này khi ông uống trà Tân Cương Thái Nguyên:
Để uống trà thơm bên gốc bách
Rửa chén hàng ngày trong suối tiên.
Chỉ là một chén trà thôi mà biết bao triết lý nhân gian lắng đọng: Trà kinh- Trà luận- Trà đạo- Trà thiền… để rồi chúng ta lại có dịp thưởng thức những triết lý nhân gian, thi phẩm bất hủ qua mỗi chén trà.
Có thể nói, chè trà Thái Nguyên trở thành vua của những loại trà của cả nước, và để đạt đến cảnh giới của trà, nó trở thành “chất liệu” cho các bậc thi sĩ thả hồn, xuất khẩu thành thơ. Người biết thưởng thức trà Thái Nguyên quả nhiên là những bậc thanh tao, có tâm hồn cốt cách của bậc nho sĩ.
Tags: phuong tien giao thong, khach san thai nguyen, diem du lich thai nguyen,dac san thai nguyen