Chùa Long Đọi Sơn – Linh thiêng chùa Việt
Du lịch Tâm Linh ngày càng trở nên thu hút du khác. Hằng năm, vào mua lễ hội, dường nhu lượng du khách về với đền chùa ngày một đông hơn. Chùa Long Đọi Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Hà Nam cách thành phố Phủ Lý 6km. Chùa do Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054.
- Hang Luồn, ao Dong- Vịnh Hạ Long thu nhỏ ở Hà Nam
- Đình chùa Châu và động Phúc Long
- Những lễ hội đặc sắc ở Hà Nam
Lịch sử chùa Long Đọi
Du khách đến với Chùa Long Sơn Đọi sẽ thấy kiến trúc chùa được xây dựng trên đỉnh núi, không phải địa hình hiểm trở trên đỉnh mà khoảng đất rộng 2ha bằng phảng trên đỉnh núi, theo hướng “Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương lưu truyền vạn đại”.
Dưới thời Lý, Long Đọi là một vùng linh sơn, được triều đình chọn làm nơi dựng hành cung và đặt một kho tài vật lớn ở đây. Trên núi có một ngôi chùa cổ. Năm 1118, vua Lý Nhân Tông ra lệnh cho xây dựng bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng và mở mang chùa to đẹp hơn.
Khoảng 4 năm sau, chùa và tháp hoàn thành, vua cho mở hội ăn mừng, đích thân đến lễ và giao Hình bộ thượng thư Nguyễn Công Bật soạn văn bia: “Tháp này xây dựng từ niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118) đến mùa thu niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 (1121) thì hoàn thành…”.
Chùa Long Đọi Sơn và tháp Sùng Thiện Diên Linh đứng vững được trên 300 năm. Đến thời thuộc Minh (1407 – 1427), chùa và tháp bị phá, bia bị đánh đổ. Năm Quang Thuận thứ 8 (1467), vua Lê Thánh Tông đã phong cho núi Đọi là Nam thiên đệ tam động, và đề thơ ở mặt sau của tấm bia tháp Sùng Thiện Diên Linh. Cuối thế kỷ 16 (1591), dưới triều Mạc, chùa được nhân dân trong vùng xây dựng lại, làm cho “một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ”.
Vào thời Nguyễn, đặc biệt dưới đời sư tổ Thích Chiếu Thường (1840), chùa Long Đọi Sơn được mở rộng đến 125 gian, đúc tượng Di Lặc, nặng 1000kg bằng đồng, in ấn và lưu hành nhiều bộ kinh Phật. Lúc này, chùa là một trong số ít những địa điểm trên cả nước, trở thành trường Phật giáo.
Năm 1947, trong cuộc kháng chiến chống thực dân, chùa lại bị phá hủy. Sau khi hòa bình, vào năm 1957, tăng ni Phật tử và nhân dân trong vùng đã sửa chữa, tôn tạo, từng bước khôi phục lại không gian chùa. Năm 1992, chùa Long Đọi Sơn đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Di vật ở chùa Long Đọi Sơn
Quần thể di tích Long Đọi Sơn có kiến trúc khang trang, với khuôn viên xây dựng rộng tới 10.000m2 , giữa diện tích rừng rộng khoảng 2ha. Từ dưới chân núi, qua 373 bậc thang bằng đá xẻ, đá phiến, có bóng cây che mát, du khách sẽ lên chùa Long Đọi Sơn. Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi. Ngay cổng chính trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh – ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh: Trán, diềm và cạnh bia đều trang trí hình rồng. Bệ bia là một khối đá lớn, trên mặt bệ bia có 2 đôi rồng nước đang quấn lấy nhau, được chạm khắc tinh xảo. Hai đôi rồng đội bia thay cho rùa đội bia là hình tượng rất độc đáo mà chỉ ở đây mới có. Đặc biệt, nội dung của văn bia là nguồn tư liệu quý giá, tái hiện một cách sinh động bức tranh tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống dân gian thời Lý. Bia tháp đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.
Tượng Kim Cương: Hiện chùa Long Đọi Sơn còn lưu giữ 6 pho tượng thần hộ vệ Kim Cương, niên đại thời Lý, được tạc nổi trên đá theo kiểu phù điêu. Kích thước cao bằng người thật, mặc trang phục theo lối võ quan, áo giáp được trang trí tỉ mỉ bằng những dải hoa, hình xoắn.
Tượng đầu người mình chim: Gồm 4 pho tượng bằng đá có niên đại thời Lý, được điêu khắc rất công phu, độc đáo, mang dáng dấp của những nhạc công. Đây là các tác phẩm thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa hai nền kiến trúc nghệ thuật Chămpa và Đại Việt thời Lý.
Ngoài ra, chùa Long Đọi Sơn còn lưu giữ nhiều di vật quý khác, như những mảnh gốm trang trí hình vũ nữ đang múa hay hình rồng mang phong cách nghệ thuật thời Lý, một chiếc chuông cổ, một chiếc khánh cổ, những lư hương bằng đồng… cùng hệ thống tượng Phật phong phú.
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn Hà Nam
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, hàng năm, từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 âm lịch (chính hội vào ngày 21), lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức long trọng, thể hiện văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về tham dự, chiêm bái.
Phần lễ có đám rước kiệu đi từ chân núi lên chùa, làm lễ dâng hương tưởng niệm Lý Nhân Tông; có đội tế nam quan và tế nữ quan tạ ơn trời Phật. Phần hội diễn ra sôi nổi với các trò diễn, trò chơi dân gian như: biểu diễn trống, múa tứ linh, hát đối, thi nấu cơm, đấu vật, đánh cờ người…
Trải qua thời gian, tuy chùa Đọi Hà Nam không còn giữ được kiến trúc gốc, nhưng đây vẫn là ngôi chùa cổ bề thế, tọa lạc giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, và sở hữu một bề dày lịch sử, gắn với sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống của cư dân Hà Nam xưa và nay. Du lịch Hà Nam về với chùa Long Đọi, du khách sẽ cảm nhận được sự bình yên, thanh tĩnh, nhẹ nhàng giữa không gian hải hòa của người và cảnh.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam