Đình chùa Châu và động Phúc Long
Hà Nam không được thiên nhiên ban tặng cho những thắng cảnh đẹp nổi bật, được nhiều di khách biết đến như Quảng Ninh, Ninh Bình hay Hà Giang. Tuy nhiên, nơi đây cũng để lại những ấn tượng vô cùng tuyệt vời đối với du khách bởi những cảnh đẹp hài hòa, hấp dẫn đủ làm, trong đó có đình chùa Châu và động Phúc Long.
- Vang danh lang trống Đọi Tam Hà Nam
- Làng thiêu tranh Thanh Hà ngày nay
- Hang Luồn, ao Dong- Vịnh Hạ Long thu nhỏ ở Hà Nam
Đình và chùa Châu và động Phúc Long thuộc thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm. Đình và chùa Châu nằm trong khuôn viên rộng, mặt nhìn ra dòng sông Đáy, có kiến trúc bề thế, dáng mái cong, với nhiều mảng chạm khắc độc đáo. Đâu là nới thờ Thành hoàng làng và Điện suý tướng quân Phạm Ngũ Lão, danh tiếng đời Trần. Đình còn lưu giữ được nhiều đồ thờ có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có tên chữ là Châu Sơn tự và Long Sơn tự, nằm sâu vào vách đá, ngay bên cạnh cửa hang của động Phúc Long. Chùa Châu có nhiều tượng Phật đẹp như tượng Tam Thế, tượng A Di Đà, tượng Di Lặc, tượng Tuyết Sơn, tượng Kim Cương…là một điểm đến của du lịch Hà Nam.
Động Phúc Long nằm trong khu vực núi Chùa (còn gọi là núi Thiên Kiện). Ngày 01 tháng 6 năm 1925, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp đã liệt hạng núi Chùa là cổ tích danh thắng. Trên đỉnh núi Chùa có nhiều cây cổ thụ kiểu dáng khác nhau.
Động Phúc Long nằm trong khu vực núi Chùa thôn Châu, thuộc núi Kiện Khê (còn gọi là núi Thiên Kiện). Núi Chùa là một trong số những ngọn núi nối đuôi nhau ở địa phận thôn Châu Sơn và thôn La Mát thuộc Kiện Khê. Núi Chùa là ngọn trung tâm, trên đó có chùa Hang, có khu miếu ở phía bắc chùa. Vua Trần Duệ Tông (1373-1377) đã cho lập đền thờ trên núi, đền thờ này bị nhà Nguyễn phá vào năm Tân Dậu (1801) và cho xây lại ở thôn Châu như vị trí hiện nay. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, tục truyền trên núi Thiên Kiện có cây tùng cổ có rồng quần ở trên, vua Trần Thái Tông đã lập hành cung và Trần Đế Nghiễn cho quân vận chuyển tiền đồng về cất giấu năm 1379 ở nơi đây. Thời Pháp thuộc, Viễn Đông bác cổ đã liệt hạng núi Chùa là cổ tích danh thắng (ngày 01 tháng 6 năm 1925).
Núi Chùa do các khối đá vỉa xếp chồng chất, lởm chởm như đầu con rồng. Có mỏm đứng chơ vơ trên đỉnh như sừng rồng, nhiều mỏm đá dựng ngược như tóc rồng, phía nam núi có một mái đá nhô ra, dưới mái đá có những vỉa bò lan, nổi cộm lại thành miệng con rồng mà ngôi chùa như hạt ngọc nằm gọn trong miệng con rồng, nhiều vỉa đá xếp thành các bậc thang rất thuận tiện cho việc lên núi ngắm cảnh. Trên đỉnh núi có nhiều cây cổ thụ kiểu dáng khác nhau, từ đây có thể bao quát cảnh sơn thủy hữu tình của sông Đáy, núi Bút Sơn, thành nhà Hồ, núi rừng Thanh Thủy và dòng sông Đáy.
theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, từ đất bằng leo lên chừng 2m tới cửa động, từ cửa động đi vào chừng 5m tới một ngã ba, rẽ bên phải đi xuống dần hàng chục mét là động có nhiều thạch nhũ đẹp, rẽ bên trái là đường lởm chởm nhũ đá nhô lên, rủ xuống tạo thành nhiều hình thù kỳ lạ. Động Phúc Long có dáng một con rồng thắt túi, có nhiều dơi bám trên vách nên nhân dân địa phương còn gọi đây là hang dơi. Động Phúc Long có sức chứa vài trăm người. Động hài hòa với cảnh quan núi Chùa, ngay bên cạnh là đình và chùa thôn Châu, tạo thành một di tích thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách gần xa.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam