skip to Main Content

Hội vật võ Liễu Đôi – di sản văn hóa dân tộc

Làng cổ Liễu Đôi thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đây là một vùng đất chiêm trũng, chỉ có một số gò đống nổi lên giữa đồng, được con người bồi đắp, tôn cao để làm nơi sinh sống. Liễu Đôi xưa kia là một làng nhỏ, diện tích chưa quá 15km2, gồm 5 thôn cách nhau từng quãng đồng sâu: thôn Đôi, thôn Sấu, thôn Tháp và hai thôn Đống Cầu và Đống Thượng.

Các bô lão đang lẽ lễ võ vật Liễu Đôi
Các bô lão đang lẽ lễ vật võ Liễu Đôi

Văn hoá làng Liễu Đôi

Du lịch Hà Nam, không đâu như ở Liễu Đôi, mỗi tên xóm, tên làng, tên cồn, tên đống, tên một cánh đồng, một khoảnh mạ, một con đường, đều có sự tích và đều ít nhiều gắn với một câu chuyện về quá khứ chiến đấu oanh liệt của quê hương. Làng Liễu Đôi có rất nhiều đền miếu với những cái tên rất mộc mạc: đền Ông, đền Bà, đền Ông Bảy, đền Ông Mổ Bụng, đền Ông Rút Sườn, đền Bà Đống Giải, đền Bà Áo The…thờ những người có công trừ giặc cứu nạn, hy sinh chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giữ nước giữ làng mà truyền thuyết trong làng vẫn còn lưu giữ.
Người dân làng Liễu Đôi vốn rất kham khổ, bởi họ phải vật lộn với thiên nhiên khốc liệt hầu như suốt cả cuộc đời. Nhưng không vì thể mà tâm hồn họ khô cằn. Người dân nơi đây có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sống có tình làng nghĩa xóm, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Tính tình họ rất vui vẻ, cởi mở, nói năng hay vận dụng ca dao tục ngữ và cũng hay đúc rút những bài học kinh nghiệm của cuộc đời mình thành những câu ca dao truyền lại cho con cháu.

Đấu võ chuẩn bị bắt đầu với màn chào hỏi
Đấu võ chuẩn bị bắt đầu với màn chào hỏi

Lễ hội võ vậtt Liễu Đôi

Tại làng Liễu Đôi có đền thờ chàng trai họ Đoàn hay còn gọi là đền Thánh Ông, nằm ở đầu đất Liễu Đôi, thuộc thôn Tháp, xã Liêm Túc chỉ là một ngôi đền nhỏ, thần bí. Thầy Cường nói với tôi, đền Thánh Ông là linh hồn của Hội vật võ Liễu Đôi. Thánh Ông chính là sự tôn vinh công lao và sự hy sinh của chàng trai họ Đoàn.
Võ vật là nghề vật truyền thống của vùng đất cổ Liễu Đôi này. Người dân nơi này coi võ vật như một thứ tôn giáo riêng của họ. Không phải chỉ có đàn ông mà cả đàn bà cũng hết sức quan tâm đến võ vật. Hằng năm làng đều tổ chức lễ hội hết sức long trọng và thu hút khá đông các đô vật gần xa tham dự đua tài.
Hội vật võ Liễu Đôi được tổ chức từ mồng 5 đến mồng 10 tết. Nghề vật truyền thống làng Liễu Đôi không phân biệt hạng cân mà chỉ coi trọng sự dẻo dai, tài nhanh trí và miếng vật độc đáo của đô vật. Người làng Liễu Đôi rất quan tâm đến việc chuẩn bị cho hội vật võ. Kể từ 28 tết, khi dọn đường từ đến Thánh vào Nương cửi, tức nơi sân vật, họ chuẩn bị tranh tre, gỗ nứa cho đóng rạp, lo tìm nguyên vật liệu cho việc chế biến các món ăn đặc sản dự thi ở hội, nào là sắm khố sắm khăn, luyện tập tay nghề võ sao cho xứng đáng là người đất Thánh.

Theo người dân làng Liễu Đôi quan niệm, là một người đàn ông phải biết đấu võ
Theo người dân làng Liễu Đôi quan niệm, là một người đàn ông phải biết đấu võ

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, hội vật võ được tiến hành theo những nghi thức như sau:
Rước thánh vào đóng tức là nơi tổ chức vât, rước thánh vào đóng tứ rước kiệu thánh Ông từ đền vào đóng vật. Lễ vật dâng thánh là lễ chat , gồm mấy oản quả, vài bẹ chuối, một nậm trà (thay cho rượu). Một cụ già tay cầm gương đi giật lùi dẫn đầu cuộc rước, khi kiệu thánh vào đóng thì bắt đầu làm lễ tế.
Đầu tiên là lễ phát hỏa. Lễ phát hoả Người ta đốt lên một ngọn lửa lớn để tưởng nhớ lại ngọn lửa xanh thần diệu bốc lên từ thanh gươm phát hỏa mà trời ban cho đất Liễu Đôi ở cánh Nương Cửi.
Lễ trao gươm và thắt khăn đào Ông trùm trao gươm Thánh – thanh gươm trên kiệu Thánh, và thắt khăn đào cho một đô vật danh dự, được cử ra ngồi dưới chân cây rải trước rạp.
Lễ múa cờ tụ nghĩa Điệu múa này còn có tên là “thiên nhân kỳ trận”. Điệu múa này có hai hoặc bốn người tham gia, mỗi người một lá cờ đỏ hình vuông, tiến từ hai bên kiệu thánh ra giữa đóng theo hiệu trống mà múa.
Lễ thanh động Lễ này bắt đầu bằng tiếng trống cái ở đóng nổi lên liên hồi cùng với tiếng pháo nổ ran, tiếng chuông, cồng, mõ, thanh la tại khu vật võ và tất cả các đền chùa trong vùng đều nhất tề hưởng ứng hoà với tiếng reo hò cổ vũ sôi nổi.

Không chỉ có người lớn, trẻ em cũng thích thú tham gia đấu vật
Không chỉ có người lớn, trẻ em cũng thích thú tham gia đấu vật

Sau những nghi thức trên thì đến cuộc vật võ. Hội vật võ có nhiều nghi thức bắt buộc.
Năm keo trai rốt: Trai rốt là hai cậu con trai của làng ra đời cuối cùng trong năm qua. Mở đầu cuộc vật, làng gọi tên hai trai rốt ra vật năm keo trình làng, lễ thánh. Tất nhiên trai rốt hãy còn bé chưa vật được nên bố phải ra vật thay. Lệ quy định, hai ông bố chỉ vật biểu diễn, không được vật thật để đối phương ngã, bởi vì hai ông bố ra vật với mục đích trình làng, trình Thánh chứng giám để hai đứa trẻ tương lai sẽ trở thành hai đồ vật võ. Vì vậy nếu để bị ngã thì làng sẽ bắt phạt cả hai. Có khi bố đi vắng thì ông ra vật thay, không được bỏ cuộc. Với lệ này, người dân Liễu Đôi muốn nhắn nhủ con cháu là sinh ra làm anh con trai thì trước hết phải là trai vật võ.
Đô xã làm nền Có nghĩa là đô Liễu Đôi vào đóng trước, giao đấu trước để gây không khí, khuyến khích tinh thần cho đô vật bốn phương. Khi đô vật bốn phương đã hăng say rồi thì đô vật Liễu Đôi rút ra, nhường đóng cho khách, chỉ đứng ngoài cổ vũ động viên là chính.
Giải và tranh giải Vào giải, ai thắng được 5 keo liền thì được vào vòng giải. Ai thắng hết các đô trong vòng giải thì được giải cọc. Giải cọc là giải đặc biệt, tiếp đến là giải thứ: nhất, nhì, ba, cuối cùng là giải cuộc trao cho tất cả những người vào đóng vật. Như vậy, cả người thua cũng có giải. Phần thưởng trao giải là tiền hảo tâm của thập phương công đức, ngoài việc chi vào đèn nhang, còn lại bao nhiêu phải chi hết vào giải, nếu còn chút ít thì cho người nghèo ngay tại chỗ, tuyệt không được chi dùng vào việc khác.

Trước đây, những đấu sĩ sẽ mặc khố nhưng thời hiện đại, khố được thay bằng quần.
Trước đây, những đấu sĩ sẽ mặc khố nhưng thời hiện đại, khố được thay bằng quần.

Vào đóng, đô vật chỉ được đóng khố, không được mặc quần áo. Các đô vật có tục kiêng cởi áo và xỏ áo tay phải trước, vì tay phải là tay cầm giáo, cầm gươm, tay lợi thế trong đấu vật. Cần cởi áo hoặc xỏ áo, họ dùng tay trái trước, vì thế, tay trái còn gọi là tay áo. Trong đóng, những miếng hiểm độc làm hại đối phương bị cấm ngặt. Ai phạm luật bị xử rất nghiêm khắc. Người phạm luật bị phạt đứng giữa đóng cho một đô vật khoẻ hơn bê vứt ra khỏi đóng và năm đời con cháu không được tham gia vật võ.

Hội vật võ Liễu Đôi là một di sản văn hóa, là trường rèn luyện, nung nấu ý chí căm thù, bảo tồn truyền thống cao đẹp của quê hương. Hội vật võ làng Liễu Đôi có nội dung và nghi thức độc đáo, phong phú khác hẳn với những hội hè khác. Hội này là nơi bộc lộ rất rõ tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ sâu sắc của người dân Liễu Đôi về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước lúc đương thời cũng như mai hậu. Nó là một trong những biểu hiện mạnh mẽ, dồi dào của văn hoá, sự phong phú của tính cách Liễu Đôi.

Tags: phuong tien giao thongdiem du lich ha namdac san ha nam, khach san ha nam

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855