Huyện Bình Lục
1. Vị trí địa lý huyện Bình Lục
Bình Lục là huyện đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đông Bắc và phía Bắc giáp huyện Lý Nhân với ranh giới là nhánh nhỏ của sông Châu Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Duy Tiên ranh giới là dòng chính sông Châu Giang, phía Tây giáp huyện Thanh Liêm, các huyện này đều thuộc tỉnh Hà Nam. Riêng phía Nam và Đông Nam huyện giáp tỉnh Nam Định, ranh giới là sông Lý Nhân, tính từ tây sang đông giáp các huyện: Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc.
- Những điểm du lịch Hà Nam hấp dẫn du khách
- Khách sạn Hà Nam-Khách sạn nhà nghỉ giá rẻ
- Phương tiện giao thông Hà Nam cần biết khi đi du lịch
2. Lịch sử hình thành huyện Bình Lục
Huyện Bình Lục thời phong kiến thuộc phủ Lý Nhân trấn Sơn Nam. Trong huyện có xã Ngọc Lũ là một di chỉ khảo cổ nổi tiếng, nơi lưu giữ trống đồng Ngọc Lũ trước khi được giới khảo cổ phát hiện ra giá trị quý giá của nó năm 1901.
Sau năm 1954, huyện Bình Lục có 22 xã: An Đổ, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bình Thành, Bồ Đề, Bối Cầu, Đinh Xá, Đồn Xá, Đồng Du, Hòa Bình, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Thọ, Ngọc Lũ, Quế Sơn, Tiêu Động, Tràng An, Trịnh Xá, Trung Lương, Vũ Bản.
Ngày 29-1-1966, sáp nhập xã Bình Thành vào xã Tiêu Động.
Năm 18-12-1976, hợp nhất 2 xã Hòa Bình và Quế Sơn thành một xã lấy tên là xã An Lão.
Năm 13-2-1987, thành lập thị trấn Bình Mỹ – thị trấn huyện lỵ huyện Bình Lục – trên cơ sở 1,44 ha diện tích tự nhiên và 51 nhân khẩu của xã An Đổ; 164,48 ha diện tích tự nhiên và 947 nhân khẩu của xã An Mỹ; 90 ha diện tích tự nhiên và 573 nhân khẩu của xã Mỹ Thọ và 3,91 hécta đất của xã Trung Lương.
Đến nay, huyện Bình Lục còn lại 1 thị trấn Bình Mỹ và 18 xã: An Đổ, An Lão, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Bối Cầu, Đồn Xá, Đồng Du, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Thọ, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trung Lương, Vũ Bản.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Bình Lục
Đến với huyện Bình Lục quý khách sẽ được tham quan những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn liền với lịch sử phát triển tỉnh Hà Nam.
- Đình chùa Cổ Viên xã Hưng Công, huyện Bình Lục nơi tổ chức cuộc họp đặc biệt của Tỉnh uỷ Hà Nam để đề ra kế hoạch tổ chức tiến hành cuộc mít tinh tuần hành ngày 20/10/1930.
- Đình Triều Hội xã Bố Đề nơi diễn ra cuộc biểu tình thị uy hưởng ứng cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (20/10/1930).
Từ đường Nguyễn Khuyến thôn Vị Hạ xã Trung Lương. - Núi An Lão xã An Lão, có ngôi chùa thời Lý cảnh quan đẹp, là nơi tìm thấy trống đồng loại I Heger và nhiều hiện vật cổ quý.
- Đình Ngọc Lũ xã Ngọc Lũ là nơi người Pháp phát hiện trống đồng Ngọc Lũ loại I Heger là trống cổ nhất có hoa văn trang trí đẹp nhất có kích thước lớn nhất trong thời kỳ trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam.
- Đập Cát Tường xã An Mỹ là nơi Bác Hồ về thăm hỏi động viên nhân dân đắp đê chống hạn, ngày 14 tháng 01 năm 1958.
- Chùa Dầu thôn Chiềng xã Đình Xá, lưu giữ tấm bia Đại Trị thời Trần có giá trị nghiên cứu về lịch sử văn hoá. Nơi đây có ngôi chùa cổ liên quan đến một số sự kiện cách mạng kháng chiến của địa phương.
4. Đặc sản tỉnh huyện Bình Lục
Bình Lục là một làng quê dân dã, đến đây,du khách đừng quên món mắm cáy nổi tiếng khắp một vùng làng quê bắc bộ. Ở Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng… thế nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục. Mắm cáy được chế biến công phu. Những con cáy nhỏ được lột yếm, bóc trắng, giã cho thật nhuyễn, trộn muối rồi đem ủ kín trong vại. Sự cầu kỳ của món ăn đòi hỏi người dân phải phơi đủ nắng, đủ sương sao cho thật ngấu mới đem dùng.
5. Phương tiện giao thông huyện Bình Lục
Huyện Bình lục có đường bộ có quốc lộ 21A, quốc lộ 21B chạy từ Thanh Liêm sang Nam Định theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cắt ngang qua huyện, quốc lộ 38B nối từ Ninh Bình qua Hà Nam tới Hải Dương, đường sắt Thống Nhất Bắc – Nam chạy men theo quốc lộ 21 và đường thủy: có sông Châu Giang. Chính điều đó khiến cho việc đi lại của du khách và người dân trong vùng thêm dễ dàng.
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, du khách đến Bình lục có thể đi tàu, xe khách, xe buýt, taxi hay xe ôm, tùy vào quãng đường và đích đến.
6. Đơn vị hành chính huyện Bình Lục
Trung tâm hành chính huyện bình lục là thị trấn Bình Mỹ, nơi đây tập trung các cơ quan hành chính cấp huyện, cùng các công ty, các dịch vụ lớn. Ngoài ra, tỉnh còn có cách thị trấn khá phát triển. Nơi đây có cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, khu ẩm thực, các khu chợ đáp ứng mọi nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng của du khách.
7. Cảm nghĩ về huyện Bình Lục
Huyện Bình Lục được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh hữu tình, mộng mơ làm say lòng du khách. Nơi đây đậm chất làng quê Bắc Bộ, là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Việt Nam. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế hiện nay, hy vọng trong tương lai huyện Bình Lục là một trong những điểm sáng phát triển kinh tế và du lịch Hà Nam .
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam