skip to Main Content

Huyện Kim Bảng

1. Vị trí địa lý huyện Kim Bảng

Huyện Kim Bảng nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Huyện cách Hà Nội khoảng 60 km, phía bắc giáp các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức, Hà Nội; phía tây giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; phía đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý; phía nam giáp huyện Thanh Liêm.

Một đình cổ ở Kim Bảng
Một đình cổ ở Kim Bảng

2. Lịch sử hình thành huyện Kim Bảng

Đời Tây Sơn (1788 – 1802) huyện Kim Bảng thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Năm Gia Long 3 (1804) huyện Kim Bảng thuộc trấn Sơn Nam. Năm Minh Mệnh 13 (1832), Triều đình thành lập tỉnh Hà Nội, Kim Bảng, phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội. Năm 1890, phủ Lỵ Nhân được tách ra lập thành một tỉnh riêng lấy tên là Hà Nam, huyện Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam.
Sau năm 1975, huyện Kim Bảng có 20 xã: Ba Sao, Châu Sơn, Đại Cương, Đồng Hóa, Hoàng Tây, Khả Phong, Kim Bình, Lê Hồ, Liên Sơn, Ngọc Sơn, Nguyễn Úy, Nhật Tân, Nhật Tựu, Phù Vân, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thi Sơn, Thụy Lôi, Tượng Lĩnh, Văn Xá.

Cảnh đẹp huyện Kim Bình
Cảnh đẹp huyện Kim Bình

Ngày 1-4-1986, thành lập thị trấn Quế – thị trấn huyện lỵ huyện Kim Bảng – trên cơ sở 15 ha diện tích của xã Kim Bình, 111,13 ha diện tích của xã Văn Xá và 62,05 ha diện tích của xã Ngọc Sơn.
Ngày 25-9-2000, các xã Phù Vân và Châu Sơn được sáp nhập vào thị xã Phú Lý.
Ngày 27-8-2009, chuyển xã Ba Sao thành thị trấn Ba Sao.
Đến nay huyện Kim Bảng có thị trấn Quế (huyện lị), Ba Sao và 16 xã.

3. Danh lam thắng cảnh huyện Kim Bảng

Huyện Kim Bảng nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam. Du lịch Hà Nam đến với huyện Kim Bảng các bạn có thể tham quan khu du lịch Tam Chúc, chùa Bà Đanh – núi Ngọc, Đền Trúc – hệ thống hang Ngũ Động Thi Sơn trên núi Cấm.
Khu du lịch Tam Chúc: đang được tiến hành lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra khu du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần bao gồm các sản phẩm du lịch chính là: du lịch trên hồ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, thể thao và vui chơi giải trí.

Chùa Bà Đanh là một danh thắng huyện Kim Bình
Chùa Bà Đanh là một danh thắng huyện Kim Bình

Chùa Bà Đanh: còn gọi là Bảo Sơn tự, nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ở chùa Bà Đanh ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng của Thái Thượng Lão Quân, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có tượng của hệ thống Tứ Phủ vì chùa thờ Tứ Pháp.
Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn : thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có hệ thống hang động độc đáo.

4. Đặc sản tỉnh huyện Kim Bảng

Huyện Kim bảng không có những món ăn nổi tiếng như các huyện khách nhưng nói đây có nhiều món ăn dân dã, bình dị khiến du khách thich thú. Trong đó có mắm cáy thơm ngon không kém mắm cáy Bình Lục. Nhiều du khách thích nhất khi được chấm rau luộc với mắm cáy. Vị thơm ngon, đậm đà hòa lẫn vào nhau tạo nên thương hiệu mắm cáy Hà Nam.

Mắm cáy đặc sản huyện Kim Bình
Mắm cáy đặc sản huyện Kim Bình

Rau sắng huyện Kim Bảng ngon nhất vùng, ngoài làm thức ăn còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

5. Phương tiện giao thông huyện Kim Bảng

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Kim Bảng gồm mạng lưới đường bộ, đường thủy và đường sắt. Tổng chiều dài đường bộ là 825,52 km, trong đó có 42 km đường quốc lộ chia làm ba tuyến là quốc lộ 21A, 21B và 38B; 43,7 km tỉnh lộ; 23,5 km huyện lộ và 716,322 km đường giao thông nông thôn. Huyện có tuyến đường sắt chuyên dùng dài 1,5 km qua địa bàn xã Thanh Sơn, chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu của Nhà máy xi măng Bút Sơn. Mạng lưới đường thủy nội địa dài 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Nhuệ.
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, du khách đến Kim Bảng có thể đi tàu, xe khách, xe buýt, taxi hay xe ôm, tùy vào quãng đường và đích đến.

Xe khách tỉnh Hà Nam
Xe khách tỉnh Hà Nam

6. Đơn vị hành chính huyện Kim Bảng

Trung tâm hành chính huyện Kim Bảng là thị trấn Quế là huyện lỵ và thị trấn Ba Sao tương đối phát triển, nơi đây tập trung các cơ quan hành chính cấp huyện, cùng các công ty, các dịch vụ lớn. Ngoài ra, tỉnh còn có cách thị trấn khá phát triển. Nơi đây có cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, khu ẩm thực, các khu chợ đáp ứng mọi nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng của du khách.

7. Cảm nghĩ về huyện Kim Bảng

Huyện Kim Bảng được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh hữu tình, mộng mơ làm say lòng du khách. Nơi đây đậm chất làng quê Bắc Bộ, là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Việt Nam. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế hiện nay, hy vọng trong tương lai huyện Kim Bảng là một trong những điểm sáng phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh Hà Nam .

Tags: phuong tien giao thongdiem du lich ha namdac san ha nam, khach san ha nam

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855