skip to Main Content

Huyện Lý Nhân

Chắc hẳn, ai trong chúng ta đều đã từng được nghe về nhân vật Chí Phèo- Bá Kiến, về làng Vũ Đại. Nơi một vùng quê không yên bình bởi  con người bị “ai cho ta lương thiện”, rồi nàng Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn. Tất thảy điều đó làm nổi danh vùng quê Lý Nhân.

Nhà Bá Kiến huyện Lý Nhân
Nhà Bá Kiến huyện Lý Nhân

1. Vị trí địa lý huyện Lý Nhân

Lý Nhân là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam. Lý Nhân nằm ở phía đông tỉnh Hà Nam, trên hữu ngạn sông Hồng. phía bắc giáp với thành phố Hưng Yên, phía đông bắc giáp huyện Tiên Lữ (đều thuộc tỉnh Hưng Yên) với sông Hồng là ranh giới tự nhiên. phía tây và tây bắc giáp huyện Duy Tiên, với sông Châu Giang làm đường phân ranh giới. phía tây nam và nam tiếp giáp với huyện Bình Lục (cùng tỉnh) và phía nam giáp với huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định), cũng với sông Châu Giang làm đường phân ranh giới tự nhiên. Ở phía đông, đối diện với các huyện Hưng Hà và Vũ Thư thuộc tỉnh Thái Bình nằm bên tả ngạn sông Hồng.

2. Lịch sử hình thành huyện Lý Nhân

Lý Nhân là vùng đất được hình thành từ rất sớm, ngay từ những buổi đầu dựng nước Văn Lang. Dưới thời Văn Lang, Lý Nhân thuộc bộ Giao Chỉ, sau này thuộc huyện Chu Diên, quận Vũ Bình, bộ Giao Chỉ. Thời Lý, Trần thuộc châu Lỵ Nhân, lộ Đông Đô nay thuộc Hà Nội. Thời Lê Sơ, năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông chia nước ta thành 12 đạo Thừa Tuyên, Sơn Nam Thượng, đồng thời cho đổi tên huyện Lý Nhân thành huyện Nam Xương (đọc chệch là Nam Xang) cho khỏi trùng với phủ Lỵ Nhân.
Năm 1832 huyện Nam Xương và Bình Lục được tách khỏi phủ Lỵ Nhân để thành lập phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội (tỉnh Hà Nội được thành lập năm 1831). Ngày 21 tháng 3 năm Thành Thái thứ 2 (1890) huyện Nam Xang cùng huyện Bình Lục, Thanh Liêm lập thành phủ Liêm Bình, thuộc tỉnh Nam Định.

Khu tưởng niệm Nam Cao huyện Lý Nhân
Khu tưởng niệm Nam Cao huyện Lý Nhân

Cuối năm 1890, chính quyền thực dân Pháp phân chia lại các đơn vị hành chính, bỏ cấp phủ thành lập các tỉnh mới thì Phủ Lý Nhân được tách khỏi tỉnh Hà Nội và sát nhập thêm mấy tổng của Nam Định, thành lập tỉnh Hà Nam (20/10/1890). Huyện Nam Xang tách khỏi Nam Định trở về với Hà Nam. Ngày 31/3/1923, huyện Nam Xang được lấy tên cũ là Lý Nhân.
Hiện nay huyện Lý Nhân có 22 xã và 01 thị trấn, với 195. 800 nhân khẩu, là huyện thuần nông.

3. Danh lam thắng cảnh huyện Lý Nhân

Lý Nhân là huyện có đồng bằng rộng lớn, cùng nhiêu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa cũng như lịch sử. Du lịch Hà Nam, đến với huyện Lý Nhân, bạn sẽ được tham quan ngôi đình có niên đại lâu nhất tại Hà Nam đình Văn Xá, lễ hội đền Trần Thương.
Nhà Bá Kiến: Với không gian cổ xưa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, ngôi nhà hơn một thế kỷ ở làng Vũ Đại còn chứa đựng những giai thoại bí ẩn chưa lời giải thích. Ngôi nhà này được xây dựng cách đây hơn 140 năm. Chủ nhân ngôi nhà xưa kia là nguyên mẫu cho nhân vật Bá Kiến trong “Chí Phèo”, một tác phẩm văn học nổi tiếng của Nam Cao.

Đền Trần Thương nổi tiếng ở Hà Nam
Đền Trần Thương nổi tiếng ở Hà Nam

Đền Trần Thương như tên gọi đã ghi rõ (Trần Thương: kho của nhà Trần) được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập ở phía đầu làng, trên nền cũ kho lương thực đời Trần trong cuộc sống chống quân xâm lược lần thứ hai. Đền được xây dựng trên thế đất “hình nhân bái tướng”, ở giữa là gò nổi tựa mai con rùa, hai bên tạo thành hai tay ngai, xung quanh là những hồ nước được trồng sen. Đền có kiến trúc cổ, đậm chất văn hóa Bắc Bộ. Lễ hội đền Trần Thương diễ ra vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo du khách về tham quan.
Ngoài ra, huyện Lý Nhân còn có nhiều di tích lịch sử khác như: Đền Bà Vũ, khu tưởng niệm Nam Cao, đình Cao Đà, đình Văn Xá, làng nghề Nguyên Lý, đền Triệu Việt Vương, đền Thiên Tôn Đại Vương, đình Thọ Chương, đền Nghị Công…

4. Đặc sản tỉnh huyện Lý Nhân

Lý Nhân là một huyện có nhiều đặc sản bậc nhất tỉnh Hà Nam. Về đây, ngoài được cảm nhận không gian trong lành, yên bình của một làng quê, du khách còn được thưởng thức quýt Lý Nhân, chuối ngự Đại Hoàng- chuối tiến vua, bánh đa nem, … Đặc biệt nhất là cá kho làng Vũ Đại. Từ hơn nửa thế kỷ trước, người ta biết đến làng Đại Hoàng là quê hương của cố nhà văn Nam Cao với những tác phẩm văn học để đời như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa… Ngày nay, nơi đây còn nổi tiếng với món cá kho truyền thống có giá bạc triệu nhưng vẫn “hút hồn” người dân đến mức không ít người dù ở nước ngoài cũng đặt mua.

 

Qúy Lý Nhân nổi tiếng gọt, thơm
Qúy Lý Nhân nổi tiếng gọt, thơm

5. Phương tiện giao thông huyện Lý Nhân

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Lý Nhân gồm mạng lưới đường bộ, đường thủy với tỉnh lộ 972, 971, 975, 976… Huyện có sông Hồng chảy qua, thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, du khách đến Lý Nhân có thể đi tàu, xe khách, xe buýt, taxi hay xe ôm, tùy vào quãng đường và đích đến.

6. Đơn vị hành chính huyện Lý Nhân

Trung tâm hành chính huyện Lý Nhân là thị trấn Vĩnh Trụ tương đối phát triển, nơi đây tập trung các cơ quan hành chính cấp huyện, cùng các công ty, các dịch vụ lớn. Ngoài ra, tỉnh còn có cách thị trấn khá phát triển. Nơi đây có cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, khu ẩm thực, các khu chợ đáp ứng mọi nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng của du khách.

7. Cảm nghĩ về huyện Lý Nhân

Huyện Lý Nhân được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh hữu tình, mộng mơ làm say lòng du khách. Nơi đây đậm chất làng quê Bắc Bộ, là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Việt Nam. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế hiện nay, hy vọng trong tương lai huyện Lý Nhân là một trong những điểm sáng phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh Hà Nam .

Tags: phuong tien giao thongdiem du lich ha namdac san ha nam, khach san ha nam

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855