Huyện Thanh Liêm
1. Vị trí địa lý huyện Thanh Liêm
Thanh Liêm là huyện đồng bằng thấp trong lưu vực sông Đáy, thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Huyện có ranh giới phía Đông giáp huyện Bình Lục, phía Đông Bắc giáp huyện Duy Tiên, phía Bắc giáp thành phố Phủ Lý, phía Tây Bắc giáp huyện Kim Bảng. Phía Tây giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình. Trên ranh giới phía tây của huyện có điểm ngã ba ranh giới của tỉnh Hà Nam với hai tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình. Phía Tây Nam giáp huyện Gia Viễn của tỉnh Ninh Bình. Phía Đông Nam giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định.
- Những điểm du lịch Hà Nam hấp dẫn du khách
- Khách sạn Hà Nam-Khách sạn nhà nghỉ giá rẻ
- Phương tiện giao thông Hà Nam cần biết khi đi du lịch
2. Lịch sử hình thành huyện Thanh Liêm
Sau năm 1975, huyện Thanh Liêm có 23 xã: Liêm Cần, Liêm Chính, Liêm Chung, Liêm Phong, Liêm Sơn, Liêm Thuận, Liêm Tiết, Liêm Túc, Liêm Tuyền, Thanh Bình, Thanh Châu, Thanh Hà, Thanh Hải, Thanh Hương, Thanh Lâm, Thanh Lưu, Thanh Nghị, Thanh Nguyên, Thanh Phong, Thanh Tâm, Thanh Tân, Thanh Thủy, Thanh Tuyền.
Ngày 3-5-1977, hợp nhất xã Thanh Châu và xã Liêm Chung thành một xã lấy tên là xã Thanh Chung; hợp nhất xã Thanh Tuyền và xã Thanh Lâm thành một xã lấy tên là xã Thanh Tuyền; hợp nhất xã Liêm Chính và xã Liêm Tuyền thành một xã lấy tên là xã Thanh Giang.
Ngày 14-12-1982, chia xã Thanh Chung thành hai xã lấy tên là xã Thanh Châu và xã Liêm Chung; chia xã Thanh Giang thành hai xã lấy tên là xã Liêm Tuyền và xã Liêm Chính.
Ngày 17-12-1982, các xã Thanh Châu và Liêm Chính được sáp nhập vào thị xã Phú Lý.
Ngày 10-1-1984, chia xã Thanh Tuyền thành xã Thanh Tuyền và thị trấn Kiện Khê (xã Thanh Lâm cũ).
Ngày 25-9-2000, xã Liêm Chung được sáp nhập vào thị xã Phú Lý.
Ngày 23-7-2013, một phần diện tích và dân số của huyện Thanh Liêm được điều chỉnh về thành phố Phủ Lý.
Đến nay, huyện Thanh Liên có 1 thị trấn Kiện Khê và 16 xã.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Thanh Liêm
Thanh Liêm là huyện có truyền thống văn hóa lâu đời. Nơi đây còn giùn giữ những nét đẹp văn hóa Bắc Bộ. Du lịch Hà Nam về đây, bạn sẽ được tham quan các địa danh nổi tiếng như: Nhà thờ Non xứ Cẩm Sơn, Nhà thờ An Hòa, Chùa Trinh Tiết, Kẽm Trống, Chùa Vọng Tiên, xã
Đền Lăng, Võ vật Liễu Đôi, Chùa Trinh Tiết, Đình Hoàng Ngãi và trải nghiệm trò chơi đấu vật. Đặc sắc nhất là danh thắng Kẽm Trống.
Kẽm Trống hiểu đơn giản là một khoảng trống nằm chen giữa hai dãy núi đá vôi do một con sông chảy ở giữa tạo nên. Kẽm Trống là một nét chấm phá, một bức tranh thuỷ mạc mà đất trời đã tạo nên.
Hai bên là núi, giữa là sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió dập cành cây khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ngoài các điểm du lịch trên, huyện Thanh Liêm còn có những lễ hội đặc sắc như: Hát trống quân, lễ hội Chùa Châu, lễ hội Vật Liễu Đôi.
4. Đặc sản tỉnh huyện Thanh Liêm
Thanh Liêm là một vùng quê có sông Đáy chảy qua. Nơi đây nổi tiếng với món mắm cáy . Những con cáy nhỏ được lột yếm, bóc trắng, giã cho thật nhuyễn, trộn muối rồi đem ủ kín trong vại. Sự cầu kỳ của món ăn đòi hỏi người dân phải phơi đủ nắng, đủ sương sao cho thật ngấu mới đem dùng. Mắm cáy có thể dùng chế biến thành nhiều món ăn khác nhua, trong đó ngon nhất là chấm với rau luộc.
Ngoài ra huyện Thanh Liêm còn nổi tiếng với bánh đa Khê Kiện. Bánh đa Kiện nhiều vừng giòn tan và bùi thơm nhất tỉnh. Nhai lâu trong miệng, bánh đa để lại vị ngọt thanh giản của bột gạo tự nhiên. Khác với bánh đa của nhiều địa phương trên cả nước, người dân còn tạo ra hương vị riêng cho bánh bằng cách kết hợp nó với những món sẵn có như chuối tiêu, cùi dừa.
5. Phương tiện giao thông huyện Thanh Liêm
Huyện Thanh Liêm có cả đường sắt, đường bộ, đường thủy chạy qua.
Đường bộ:Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 921,1 km, trong đó có 2 tuyến quốc lộ dài 20 km. Tỉnh lộ có 6 tuyến với chiều dài 46,4 km, đường huyện có 8 tuyến dài 55,7 km và đường giao thông nông thôn dài 799 km. Đường sắt Bắc Nam đi qua 2 xã của huyện là Liêm Cần và Liêm Phong với chiều dài 5 km.
quốc lộ 1A chạy theo hướng Bắc – Nam, từ thành phố Phủ Lý, qua giữa huyện, sang tỉnh Ninh Bình.
quốc lộ 21A, quốc lộ 21B chạy cắt qua phần đông bắc huyện, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ Phủ Lý, sang huyện Bình Lục.
Đường sắt: có tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc – Nam, chạy men theo quốc lộ 21A, sang huyện Bình Lục rồi sang Nam Định.
Đường thủy nội địa trên địa bàn có 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Châu Giang.
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, du khách đến huyện Thanh Liêm có thể đi tàu, xe khách, xe buýt, taxi hay xe ôm, tùy vào quãng đường và đích đến.
6. Đơn vị hành chính huyện Thanh Liêm
Trung tâm hành chính huyện Thanh Liêm là thị trấn Kiện Khê tương đối phát triển, nơi đây tập trung các cơ quan hành chính cấp huyện, cùng các công ty, các dịch vụ lớn. Ngoài ra, tỉnh còn có cách thị trấn khá phát triển. Nơi đây có cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, khu ẩm thực, các khu chợ đáp ứng mọi nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng của du khách.
7. Cảm nghĩ về huyện Thanh Liêm
Huyện Thanh Liêm được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh hữu tình, mộng mơ làm say lòng du khách. Nơi đây đậm chất làng quê Bắc Bộ, là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Việt Nam. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế hiện nay, hy vọng trong tương lai huyện Thanh Liêm là một trong những điểm sáng phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh Hà Nam .
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam