skip to Main Content

Về thăm nàng á hậu làng lụa Nha Xá

Nha Xá là một làng quê bình yên, thơ mộng với dòng sông Hồng uốn lượn chạy qua, nơi đây có nghề dệt lụa phát triển từ bao đời. Nếu lụa Vạn Phúc là hoa hậu thì làng lụa Nho Xá là á hậu với chất lượng vải và thẩm mỹ đẹp mắt. Dường như, ai đến đây đầu mê mẩn dòng lụa này, vè đều thán phục bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, sáng tạo của những người làm nghề lụa.

Cánh đồng lụa Nha Xá đẹp với muôn màu sắc tuyệt đẹp
Cánh đồng lụa Nha Xá đẹp với muôn màu sắc tuyệt đẹp

Du lịch Hà Nam về với làng lụa Nha Xá, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những cánh đồng lụa rực rỡ màu sắc đang tung bay trong gió. Ánh nắng mặt trời buổi sớm mai càng làm khung cảnh trở nên sinh động. Theo như tôi tìm hiểu, những năm 1930, làng nghề phát triển rất hưng thịnh, lụa Nha Xá có mặt ở khắp trong nam ngoài bắc thậm chí xuất khẩu cả thị trường nước ngoài. Vẻ đẹp của lụa Nha Xá từng làm cho những lái buôn, du khách thập phương say đắm với sự mềm mại, quyến rũ mà ghé chân lại khi ngang qua nơi này. Những năm đầu thế kỷ XX, sản phẩm lụa Nha Xá có mặt ở nhiều nơi và chỉ chịu xếp sau lụa Hà Đông (Hà Nội). Tuy các hộ làm nghề dệt lụa từng phải bươn chải và gặp không ít khó khăn khi phải tự tìm thị trường tiêu thụ nhưng hầu hết người làng Nha Xá đều cố giữ nghề dệt truyền thống cha ông để lại.

Một công đoạn làm vải ở Nha Xá
Một công đoạn làm vải ở Nha Xá

Tương truyền, ông tổ dạy dân Nha Xá dệt lụa và bắt cá hương (cá giống) của làng là Nhân Huệ Vương, Phiêu kỵ Đại tướng quân Trần Khánh Dư, vị tướng lỗi lạc thời nhà Trần. Trong một lần du ngoạn trên sông Hồng thấy bãi sông đẹp, ông đã lên xem và hướng dẫn người dân Nha Xá vớt cá hương trên sông về nuôi, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa… Nghề dệt lụa của người Nha Xá cũng từ đó mà hình thành, gìn giữ và truyền cho con cháu đến tận ngày nay.

Ban đầu, người dân Nha Xá dệt chủ yếu vợt xăm, sau đó dệt đũi – bao tượng rồi đến những nếp vải lụa óng mượt… Làng nghề dệt lụa Nha Xá cứ thế thành tên, sản phẩm vươn tới các thị trường Đàng Trong, Đàng Ngoài, Sài Gòn Chợ Lớn, Huế, Đà Nẵng, Nam Định..
Ông Lê Như Thiều, Trưởng thôn Nha Xá kể rằng: “Trước đây, các cụ bán xăm, bán đũi rồi phát triển thành nghề dệt lụa tơ tằm xuất khẩu sang nhiều nước như Pháp, Ý, Nhật, Nga…

Sản phẩm lụa Nha Xá không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
Sản phẩm lụa Nha Xá không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

Đặc biệt, thời kỳ kháng chiến, Nha Xá vinh dự được nhà nước giao trong trách dệt sợi phục vụ quốc phòng. Chúng tôi không phải làm ruộng mà bàn giao hết cho các làng bên cạnh, thay vào đó là ăn gạo sổ, nhà nước nuôi”.
Xưa kia, người Nha Xá chủ yếu là dệt thủ công, nhưng nay nghề dệt đã được cơ giới hóa gần như hoàn toàn. Nhờ khung máy được cải tiến, người ta đưa máy vào dệt lụa hoa và giờ là dệt máy kiếm – máy máy hiện đại, không cần thoi.

Hôm nay, rảo bước trên những con đường làng trải nhựa của Nha Xá có thể thấy làng lụa đang đổi thay từng ngày. Từ đầu cho tới cuối làng dệt đâu đâu cũng nghe thấy âm thanh rộn ràng của những chiếc máy dệt trong mỗi nếp nhà. Theo ông Nguyễn Hồng Tiến (Chủ tịch Hội nghề lụa truyền thống Nha Xá) thì hiện làng lụa Nha Xá có 230 hộ, với gần 800 nhân khẩu, trong đó có khoảng 350 lao động chính, chiếm 90% hộ dân tham gia dệt, vận hành gần 200 máy dệt. Nhiều gia đình đông lao động, tổ chức sản xuất hợp lý có tới 4 – 5 máy dệt trong nhà chạy suốt ngày đêm. Những gia đình này thường khép kín các công đoạn sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Những xưởng lớn có hàng chục máy dệt, những máy dệt lớn chuyên dệt những sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho các thị trường cao cấp trong và ngoài nước là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang Lào, Thái Lan…

Lụa làng Nho Xá không chỉ đẹp, mẫu mã đa dạng mà chất lượng lụa rất tốt
Lụa làng Nho Xá không chỉ đẹp, mẫu mã đa dạng mà chất lượng lụa rất tốt

Chúng tôi đi khắp làng, thấy nhà nào cũng bận rộn làm việc. Từ cụ già đến trẻ nhỏ, ai cũng tham gia vào các công đoạn, người dệt, người nhuộm vải, người căng tơ, phơi lụa. Nếu bạn đến đây vào những ngày nắng to sẽ còn được chiêm ngưỡng cả “cánh đồng” lụa với đủ màu sắc vô cùng đã mắt.
Xem hết các khâu làm lụa mới biết rằng để có một tấm lụa thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn và không đơn giản chút nào, từ hàng đũi, tơ se, lụa hoa, lanh hay khăn xoắn, khăn trải bàn…

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, trước kia, gia đình nào ở Nha Xá cũng làm đủ các công đoạn. Nhưng nay, hầu hết các hộ đều gia công từng khâu riêng biệt. Có lẽ vì thế mà lụa Nha Xá có chất lượng ngày càng tốt hơn và chuyên môn hóa hơn.
Chị Hà một chủ xưởng lụa lớn ở làng lụa Nha Xá tự hào kể: “Lụa Nha Xá mang danh á hậu nhưng thực tế lụa Nha Xá đang rất được ưa chuộng. Nhiều người bên làng lụa Vạn Phúc bỏ nghề nay cũng tìm về Nha Xá mua sản phẩm của chúng tôi”.

Một khung cửi truyền thống ở làng dệt Nho Xá
Một khung cửi truyền thống ở làng dệt Nho Xá

Từ Nha Xá, nghề dệt lụa đã lan rộng sang những vùng lân cận như Lảnh Trì, Chuyên Ngoại, Hòa Mạc, Đồng Văn… và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm gia đình. với bản chất cần cù, ham học hỏi, lại nhanh nhạy với thị trường người Nha Xá đã mang những sản phẩm lụa của làng tỏa đi khắp mọi miền của Tổ quốc. Trải qua biết bao thăng trầm, làng lụa Nha Xá hôm nay vẫn miệt mài giữ lấy cái nghề truyền thống quý báu mà bao đời ông cha đã truyền dạy từ bao đời./.

Tags: phuong tien giao thongdiem du lich ha namdac san ha nam, khach san ha nam

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855