Những bí ẩn về ngôi nhà Bá Kiên
“Cụ bá Kiến không cần than thở: trị không lợi thì cụ dùng. Cụ nghĩ bụng: cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai trị những thằng đầu bò? Thế lực của cụ sở dĩ lấn át được các vây cánh khác, một phần lớn cũng bởi cụ biết mềm biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng (36) không sợ chết và không sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần đến, chỉ cho nó dăm hào uống rượu, là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình.” Chỉ ngần ấy câu thôi cũng đủ để hình dung về nhân vật Bá Kiến khét tiếng cả vùng Vũ Đại. Và dường như, bất cứ ai đọc xong tác phẩm Chí Phèo đều muốn du lịch Hà Nam, đến xem ngôi nhà Ba Kiến giàu cớ nào mà :”đất đai chiếm nửa làng Đại Hoảng”.
- Những điểm du lịch Hà Nam hấp dẫn du khách
- Du ngoạn danh thắng Kẽm Trống
- Làng Vũ Đại ngày ấy và bây giờ
Lịch sử ngôi nhà Bá Kiến hơn 140 năm tuổi.
Ngôi nhà Bá Kiên tọa lạc ngay tại ngôi nhà trên mảnh đất rộng tới gần 1000m2. Dù đã nhuộm màu thời gian nhưng ngôi nhà vẫn giữ được nét cổ kính của gia đoạn 1940 – 1945. Chúng tôi gặp vợ chồng chị Trần Thị Nhân, người trông coi ngôi nhà. Chị cho biết, những vị cao niên trong làng vẫn còn kể lại câu chuyện về ngôi nhà này, rằng chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là cụ Cựu Hanh. Cụ Hanh là một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê gần 20 thợ nổi tiếng làm nghề mộc ở Cao Đà, Phủ Lý Nhân về làm mấy tháng trời ròng rã mới xong. Ngôi nhà có thiết kế đặc biệt, được kết cấu theo kiểu “lộn thềm ngưỡng chồng, tàu bảy then trâu chồng chóp”.
Nhà có 3 gian theo truyền thống người Việt Nam, 4 hàng cột với tổng cộng 16 cây cột lim, chân cột được kê đá tảng là một loại đá xanh được đẽo gọt công phu giống nhau đến 99%. Mái nhà lợp duy nhất một loại ngói ta theo kiểu bít đốc, hai đầu bờ nóc có đấu vuông giật cấp. Đã hơn 100 năm nhưng vẫn chưa bị dột nát. Cửa ghép bức bàn, ngoài hiên có một hàng dãi dùng (hay còn gọi là tấm liếp) chống nắng và mưa được làm bằng gỗ. Tất cả gỗ của ngôi nhà này đều bằng lim. Trên các văng, kèo, li tô được chạm khắc nhiều chữ nho, hình rồng. Đặc biệt trên nóc nhà (thượng ốc) có khắc dòng chữ nho nói về thời gian chính xác năm làm ngôi nhà. Khi xây dựng ngôi nhà, người ta trộn mật mía, bồ hóng vào vôi và thêm một số phụ gia khác để làm thành hồ xây nhà. Gạch dùng xây tường và lát nền nhà thì được nung bằng rơm nên dù qua thời gian nhưng bức tường vẫn không hề bong tróc.
Thời đấy, ngôi nhà của cụ Cựu Hanh phải nói là “độc nhất vô nhị”, khắp phủ Lý Nhân và các tỉnh khác khó mà bì kịp. Riêng 16 cột lim và lối kiến trúc thuộc kiểu nhà này là vô cùng hiếm có. Toàn bộ cột kèo của ngôi nhà Bá Kiến được chạm khắc hình rồng, phượng rất tinh xảo. Những hình này người xưa gọi là “chạm bong” vì nó được trạm thẳng vào thanh bảy, làm nổi lên từng múi, từng hình khối vừa tinh xảo lại mất nhiều công.
Ngôi nhà từng dùng để gạt nợ qua những canh bạc thâu đêm
Khi cụ Hanh mất đi đã để lại ngôi nhà này cho người con trai là Trần Duy Xầm. Cụ Xầm mất đi để lại cho con cả là cụ Cựu Cát. Cụ Cựu Cát là người chơi bời nghiện ngập rượu chè, thường hay vay nợ, sau đó cụ Cựu Cát đã gạt nợ ngôi nhà về tay cụ Bá Bính (tên thật là Trần Bá Bính). Cụ Bá Bính chính là nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến được nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm “Chí Phèo”. Và cũng chính từ khi ngôi nhà vào tay cụ Bá Bính thì câu chuyện về ngôi nhà mới trở nên đặc biệt. Đây cũng là lý do giải thích tại sao ngôi nhà lại gắn liền với tên chủ nhân là nhà “Bá Kiến” được truyền tụng qua bao thế hệ nay.
Theo lời kể lại, cụ Bính trong một lần đánh bài tời đây đánh bạc cùng Cựu Cát đã gạt nợ được từ chính tay Cựu Cát. Trong canh bạc cuối, cụ Cựu Cát đã đem gia sản cuối cùng của mình ra đặt cược và bị thua. Tài sản về tay cụ Bá Bính. Cũng kể từ lúc này, căn nhà chính thức bị chuyển chủ, số phận cụ Cựu Cát cũng đi xuống và chết trong nghèo nàm, nghiệ rượu. Ngày đó, trong 5 gian nhà, cụ Bá Bính chia 4 gian còn lại cho các bà vợ ở. Riêng gian giữa cụ dành để thờ cúng và mở các sới bạc thâu đêm suốt sáng phục vụ những kẻ có chức sắc trong vùng. Cụ có 5 bà vợ nhưng chỉ ưu ái bà vợ 3, được phép lên hầu cụ đánh bạc. Cũng theo dân gian xưa, tài sản đến từ cờ bạc thường không bên, Và đúng như vậy, gia sản cụ bá sau này cũng lụi bại dần.
Đến thời các con cụ, phần lớn tài sản khăn gói ra đi theo những cuộc sát phạt đỏ đen. người dân đồn rằng, cái chết của cụ Bá Bính còn nhiều bí ẩn, người ta đoán, cụ tự tự chết vì buồn chán. Bới thế đám ma cụ cũng không rình rang kèn trống. Sau khi cụ qua đời, ngôi nhà được để lại cho con trai cụ là Trần Duy Tảo hay còn gọi à Binh Tảo. Khi Binh Tảo mất đi con cháu định bán ngôi nhà. Lúc đó cụ Trần Thế Lễ đã có ý đình mua ngôi nhà về xẻ lấy 16 cột gỗ lim để dựng nhà. Những may mắn căn nhà được cụ Cái Hậu, tên thật là Trần Hữu Hậu, một Việt Kiều ở Thái Lan mua lại để định cư.
Được biết, giá ngôi nhà lúc đó cụ Hậu mua là 4.500đ (tương đương với hàng chục cây vàng thời bấy giờ). Người dân trong làng vẫn còn đồn đại nhau về mức độ giàu có của cụ Cai Hậu, chỉ có điều, cụ có hành tung vô cùng bí ẩn. Đến cuối đời, cụ cũng không có con trai nối dõi. Ngôi nhà từ đó cũng chuyển sang cho một người cháu là ông Trần Hữu Hòa. Sau này Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Nam đã quyết định mua lại căn nhà để dựng khu di tích.
Ngôi nhà qua 7 đời chủ với những thăng trầm khó lý giải
Trải qua “thăng trầm” của chiến tranh cũng như, cũng như những câu chuyện “ba chìm bảy nổi” của 7 đời chủ nhà. Chính vì vậy, đến nay ngôi nhà được coi như “báu vật” của làng Vũ Đại. Ngôi nhà được coi “độc nhất vô nhị”, khắp phủ Lý Nhân và các tỉnh khác khó mà bì kịp thời bấy giờ.
Những vị cao niên trong làng đều cho biết, ngôi nhà đã trải qua 7 đời chủ nhân nhưng có một đặc điểm chung của 7 đời chủ nhân là tất cả đều rất giàu có nhưng đều lụi bại dần. Một số người còn chết trong bần hàn đau khổ dù chỉ trước đó không lâu là đại địa chủ khét tiếng của cả vùng. Riêng ông Trần Hữu Hòa, dù bỗng dưng được thừa kế lại ngôi nhà từ cụ Cai Hậu nhưng cũng có một số phận vô cùng bi thảm. Cũng chính từ sau cái chết của ông mà bà vợ đã phá bỏ 5 gian nhà dưới trong quần thể di tích này. Vào một ngày cuối năm 2007, người ta phát hiện ra ông Hòa chết trong tư thế treo cổ tại gian nhà dưới. Lúc đó, nhiều người đồn ra đoán vào, cho rằng chính vía ngôi nhà đã vật chết vị chủ nhân này. Bà vợ cũng quá sợ hãi cho đập đi toàn bộ phía gian nhà nơi ông tự tử. Cũng từ bấy giờ, chẳng ai còn dám ở ngôi nhà này nữa.
Câu kết
Đã hơn 1 thế kỷ đi qua, dù đã nhuộm màu “úa bạc” của thời gian, những “thăng trầm” của chiến tranh, cũng như những câu chuyện “ba chìm bảy nổi” của 7 đời chủ nhà. Nhưng ngôi nhà Bá Kiến vẫn giữ được nét cổ kính, mộc mạc cũng như những giá trị về văn hóa lịch sử mà nó mang lại. Chính vì vậy mà người dân xã Hòa Hậu mới truyền tục nhau đoạn thơ nói về sự vững chắc, trường tồn của ngôi nhà Bá Kiến:
“Đại Hoàng còn lại một ngôi nhà
Nếp cổ gỗ lim mái ngói ta
Bảy chủ thay nhau quyền sở hữu
Hơn trăm năm tuổi vượt phong ba..”
Ngày nay, theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, về với Làng Đại Hoàng, người dân luôn kể lại câu chuyện kỳ bí về ngôi làng, về những điều kỳ lạ mà không ai giải thích được. Chính điều đó kích thích trí tò mò của du khách gần xa. Và dư âm về làng Vũ Đại, về nhân vật Bá Kiến, Chí Phèo vẫn hiện hữu cho đến mai sau.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam Nguồn : Internet