“Nức nở” cá kho làng Vũ Đại ngày tết
Hà Nam – vùng đất của những món ngon dân dã nhưng hấp dẫn vô cùng, có những món ăn trở thành đặc sản mang thương hiệu Hà Nam. Một trong những ăn chỉ cần nhắc đến chúng ta nghĩ ngay đến Chí Phèo và Thị Nở, hai con người có số phận oan nghiêt, bị xã hội ruồng bỏ. Đó chính là cá kho làng Vũ Đại.
Xem thêm: Những món ngon đặc sản Hà Nam
Dường như, những dòng sông chảy qua Hà Nam mang phù sang tưới mát ruộng đồng, tưới những tâm hồn và mang lại nét hấp dẫn trong món cá. Món cá kho cổ truyền của làng Vũ Đại có từ rất lâu đời, theo như sử sách ghi chép lại rằng ngày trước người dân trong làng nghèo khổ, làm ăn theo mô hình hợp tác xã, cứ đến tết mỗi nhà được phát mấy cân cá nên người dân thường kho cá theo phương pháp riêng, có thể bảo quản rất lâu, trong suốt tháng giêng mà hương vị vẫn ngon như thường. Nhưng với cách thức đó đã tạo nên một thương hiệu cá kho làng Vũ Đại vang danh khắp cả nước, trở thành món ăn đắt đỏ có giá lên cả triệu đồng.
Người dân làng Vũ Đại bắt đầu đưa món cá kho vào kinh doanh từ năm 1981, tuy nhiên món đặc sản này vẫn chưa thực sự biết đến rộng rãi vì khách hàng chỉ biết thông qua truyền miệng và muốn mua một nồi cá phải đặt trước cả tuần và về tận làng để lấy.
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, vào mỗi dịp tết về, cả làng Vũ Đại lại nhộn khịp với những mẻ cá với bếp lửa cháy suốt đêm. Bắt đầu từ tháng 12 âm lịch, cả làng Đại Hoàng xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam (vốn quen được gọi với tên làng Vũ Đại) đã bắt đầu kho cá để bán Tết, tất cả gia đình trong làng Vũ Đại phải thức trắng đêm để làm cá.
Theo các hộ gia đình ở đây, phải là cá trắm đen, to và nặng từ 3kg trở lên mới kho ngon. Trước khi cho vào kho, cá được cân lên theo yêu cầu của khách hàng. Thông thường, phải 2-3 con cá tươi mới kho được một niêu. để kho được một niêu cá kho ngon theo đúng cách truyền thống mà người dân làng Vũ Đại vẫn làm không phải dễ, các công đoạn khá cầu kỳ. Đơn cử, nguyên liệu để kho phải là cá trắm đen có trọng lượng từ trên 3kg trở lên, được đánh sạch vảy, mổ sạch, cắt khúc bỏ phần đuôi, đầu,… để ráo nước rồi đem tẩm ướp với các loại gia vị truyền thống. Niêu dùng để xếp cá vào kho phải là loại niêu đất được đặt riêng từ Nghệ An. Trước khi bỏ cá vào kho, niêu phải được luộc qua nước sôi để khử mùi. Không giống như những món cá khác, cá kho làng Vũ Đại phải tiến hành cân vì như vậy mới đủ được vị, đúng tiêu chuẩn. Gia vị kho cá gồm riềng, sườn lợn, kẹo đắng, ớt, nước cốt chanh… đều là “cây nhà lá vườn” của các khu vực quanh làng.
Thế nhưng, theo những hộ dân ở đây cho biết, món cá kho đang xuất hiện tại khá nhiều địa phương, song cá kho của làng Vũ Đại có vị rất riêng, thịt cá thơm ngon bậc nhất so với các loại cá kho ở nhiều địa phương khác nhau. Đó là do 10 loại gia vị được nêm nếm trong nồi cá kho. Để nồi cá kho đúng vị cá phải được nêm đủ các loại gia vị gồm: gừng, giềng, ớt, hành khô, nước dừa, nước cốt cua đồng, nước mắm, mì chính, hạt tiêu, chanh. Khi kho chỉ cần thiếu một trong những loại gia vị trên là niêu cá kho ra đã khác hẳn luôn.
Cá được xếp vào niêu rồi đem kho liên tục trong vòng 16 tiếng đồng hồ, củi dùng kho cá phải là loại củi nhãn. Tất cả những điều đó tạo nên niêu cá kho ngon nức tiếng.
Bà Trần Thị Thìn, một nghệ nhân kho cá cho biết thêm, việc nêm nếm gia vị kho cá đều phải theo một quy chuẩn nhất định. Đặc biệt, niêu kho cá phải là niêu đất, loại to, tròn vành. Theo Bác Luận cho biết: “Mỗi ngày gia đình bán được khoảng 100 niêu cá, xuất chủ yếu lên Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, còn nhiều đơn đặt hàng vào tận Sài Gòn, Bình Dương… Những ngày giáp Tết vừa qua, trung bình mỗi ngày gia đình phải xuất đi hơn 200 niêu cá. Mỗi niêu có giá từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng, tùy thuộc vào khối lượng cá”.
Bác Luận cho biết: “Nghề cá kho gia truyền đã có từ rất lâu rồi, lâu như thế nào thì cũng không ai còn nhớ nữa, chỉ biết từ đời này đến đời khác sinh ra đã biết đến nghề làm cá. Từ thời Nam Cao và cho đến giờ con cháu của Nam Cao cũng đã có và lưu giữ cái nghề này”.
Trước đây, nghề kho cá đã một thời bị nhiều người lãng quên vì nó không đem lại thu nhập hiệu quả cho người dân trong làng. Từ đầu những năm 2000, khi mọi người đã có đủ cái để ăn no, thì người ta bắt đầu nghĩ đến ăn ngon. Người làng Vũ Đại bắt đầu nghĩ đến chuyện chế biến món cá trở nên mới lạ hơn, không còn kho mặn như ngày xưa, nhưng vẫn giữ được mùi vị và cách kho gia truyền. Nghề kho cá vì thế được “hồi sinh”.
Có thể nói, làng Vũ Đại ngày nay nổi tiếng không chỉ có chuối ngự làng Đại Hoàng, hình ảnh lò gạch ngày xưa mà món ăn cá kho trở thành thương hiệu, mang lại gía trị kinh tế cao cho người dân trong vùng. Du lịch Hà Nam, đừng quên thưởng thức món ăn ngon trứ danh làng Vũ Đại này nhé.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam