Khám phá chùa một cột Hà Nội
Trong cái nghìn tuổi của thủ đô, những vẻ đẹp uy nghi cổ kính, những công trình,những di tích lịch sử gắn liền với chiều dài lịch sử dân tộc tạo nên một Hà Nội bình yên mà dịu nhẹ. Hà Nội – vùng đất nghìn năm văn hiến còn hiện hữu đó những nét đẹp văn hóa trường tồn mãi với thời gian.Một trong những hình ảnh gắn liền với thủ đô nghìn năm tuổi, là biểu tưởng của Hà Nội từ trước tới nay chính là chùa Một Cột – điểm du lịch Hà Nội độc đáo thu hút nhiều du khách ghé thăm.Để về thăm xứ kinh đô, du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác như xe khách đường dài, xe buýt, tàu hỏa hay đường hàng không với vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội. khi đặt chân xuống sân ga, với sự thuận tiện,nếu bạn xuống cảng hàng không, hãy gọi xe đưa đón sân bay Nội Bài hay taxi, xe buýt để khám phá phố phường Hà Nội, trong đó có chùa Một Cột.
Chùa Một Cột như một đóa sen thiêng nở ra tỏa hương thơm ngát cho đời, là một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Chùa Một Cột có tên khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội (ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh).
Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Các triều đại phong kiến nước ta trước đây đều rất coi trọng phật pháp, triết lý nhà phật luôn được các vị vừa nói theo.Bởi vậy mà trong triều chính, các vị sư tài giỏi đều là trọng thần, cánh tay đắc lực giúp vua tị vì đất nước. Mỗi xóm làng đều ngân tiếng chuông vang, không gian văn hóa Việt chính vì thế mà đẹp hơn, giàu bản sắc.
Quay trở lại với chùa Một Cột, việc xây dựng khởi nguồn cảm hứng từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông (1028-1054): “Thấy Phật Bà Quan-Âm ngồi trên đài hoa sen, mời vua lên đài” . Khi tỉnh dậy, vua nói với triều thần, có người cho là điềm gở nhưng nhà sư Thiên Tuế thì khuyên vua nên xây chùa. Vua cho dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Bồ-Tát Quan-Thế-Âm ở trên, đúng như hình ảnh vua đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn chung quanh, tụng kinh cầu phúc lành cho vua sống lâu, nhân đó đặt tên chùa là Diên Hựu.
Hằng tháng, cứ đến ngày rằm, vua lại đến đây làm lễ cầu cho quốc thái dân an. Trong văn hóa truyền thống người Việt, hoa sen luôn thanh cao, tươi đẹp, vươn lên khỏi sự hôi tanh của bùn để vươn lên tỏa hương giữa ánh nắng mặt trời.Cũng chính là đài sen trú ngụ của quan thế âm.Chùa mà công trình kiến trúc sáng của người Việt gồm điêu khắc đá, chạm trổ rồng. Không chỉ thế,Chùa còn là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Không giống như bất kỳ ngôi tháp Phật giáo, chùa Một Cột mang triết lý nhân văn sâu sắc với các hình vuông bên ngoài đại diện cho âm, và các cột hình tròn đại diện cho dương. Vẻ đẹp của nó không chỉ có vẻ uy nghi cổ kính, nhưng cũng ẩn chứa phong thái thanh lịch và nhẹ nhàng thoát tục.Chùa đã bị hủy hoại trong bom đạn và chiến tranh. Sau khi miền bắc được giải phóng, chùa được xây dựng lại theo mô hình cũ và được tổ chức kỷ lục Châu Á xác lập ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á.
Vào các đời vua Lý, Trần chùa được trùng tu, tôn tạo khang trang hơn, cho đúc thêm chuông đồng để tăng sự uy nghi, linh thiêng và tầm quan trọng trong tín ngưỡng Phật giáo nước ta lúc bấy giờ.
Kiến trúc chùa độc đáo bởi nó được xây trên một trụ đá, phía trên là ngôi chùa nhỏ một gian mang biểu tượng văn hóa người Việt, luôn quan niệm trời đất là trung tâm của vũ trụ.Chùa có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.
Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ, trông tựa bông sen nở, lại có chức năng ăn liền với mộng 8 cột của chùa (4 cột lớn và 4 cột phụ). Các cột này đỡ lấy các đòn ngang của mái chùa. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu về mặt nguyệt. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm toạ lạc (có nhiều tay), sơn mầu vàng. Phía trên tượng Phật là hoành phi “Liên hoa đài” (đài hoa sen). Tượng Phật Quan Âm cũng ngồi trên 1 bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Chùa có 4 mái, 4 đầu đao cong được đắp hình đầu rồng.
Từ mặt sân chùa lên tới sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước lên 13 bậc, bậc rộng 1,4m, hai bên có thành tường xây gạch. Điểm đặc biệt là ở mặt tường bên trái có gắn bia đá rộng 30cm, dài 40cm. Đó là bia được viết vào đời Cảnh Trị III đời vua Lê Huyền Tông (1665) do Tỳ khưu Lê Tất Đạt ghi.
Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng, đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia sẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn như nhà sư Huyền Trang (1254-1334) dưới thời Trần đã viết:
Vạn duyên bất nhiễu thành giã tục
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.
Tạm dịch:
Mối duyên chẳng bợn, ngǎn lòng tục,
Phiền nhiễu khuấy lâng, rộng nhãn quang.
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn Hóa – Thương mại và Khách Sạn “Hà Nội – Matxcova”, là công trình lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài hiện nay.
Có thể nói, Chùa một cột là một phần không thể thiếu trong tổng thể các điểm du lịch Hà Nội, là một trong những điểm tham quan mà không ai có thể bỏ qua khi đến với thủ đô Hà Nội.Dù bất cứ ai đều muốn được ghé thăm ngôi chùa độc đáo này một lần, thắp một nén hương thơm cầu cho cuộc sống của mình và gia đình bình an hơn giữa cuộc sống đầy phức tạp ngoài kia.