Cam Xã Đoài- Cam tiến vua
Người ta ca tụng cam Xã Đoài, yêu mến cam Xã Đoài, đưa vào thơ ca cam Xã Đoài bởi cũng có cái lí do riêng của nó. Vì thế mà nhiều người tò mò, muốn khám phá du lịch nghệ an để đến chiêm ngưỡng và thưởng thức cam Xã Đoài.Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng ca tụng:
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài Cửa trước
Hương bay vào cửa sau
Những câu thơ đó đã chứng minh cho sự nổi tiếng của cam Xã Đoài.
Cam Xã Đoài được trồng ở xã Nghi Diên huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An. đây là loại cam ngày xưa được dùng để tiến vua ngày xưa. Theo cha ông kể lại ,cam Xã Đoài theo chân một vị cố sĩ người Pháp đến đây nên duyên bén rễ, hợp nước vùng đất này mà cho ra sản phẩm cam ngon nức tiếng. Và chỉ có thể trồng ở Xã Đoài mới có vị thơm ngon đặc trưng.
Vùng đất Nghi Lộc là vùng đất cằn của Nghệ An nhưng không hiểu sao mà nó lại thích hợp với đất trồng cam và là quê hương của cam Xã Đoài. Mỗi vườn cam của gia đình có ít nhất cũng trăm gốc. Vườn cam nào cũng thoáng đẹp và mát mắt. Đẹp không chỉ vì cây cam đứng ngay thẳng hàng thẳng lối, cành cam trĩu quả, dáng cây duyên dáng mà cái đẹp còn vì mặt đất được dọn dẹp sạch sẽ phong quang. cam Xã Đoài có 2 laoij. một laoij dài giống quả nhót là một loại cam tròn.
Cam thường ra hoa vào mùa xuân. Vườn cam vốn dĩ màu xanh thẫm lại được điểm tô thêm màu trắng của hoa cam với hương thơm dìu dịu. Rồi những giọt mưa phùn đầu xuân rơi xuống, đọng lại như long lanh như sắc trời trên lá trên hoa lung linh lấp lánh. Ong bướm từ đâu đi về dập dìu nhảy múa mua vui. Tất cảnh đẹp như trong truyện cổ tích vậy. Hương hoa cam thơm ngát một vùng xa. Đêm đến hương cam tràn vào giấc ngủ, len lỏi vào từng góc nhà,bay khắp không gian .
Đến mùa quả, vào vườn cam ai trông cũng thích. Quả đu đưa đầy cành. Có chùm chí chít hàng vài ba chục quả trĩu nặng la đà trên mặt đất. Cành nào nhỏ nhất cũng trên chục quả. cái thân gầy mong manh nhưng có sức dẻo dai đến lạ kỳ.Đến ngày quả chín, cây cam như thấp hẳn xuống vì không mang nổi quả quá nặng trên cành.Đặc điểm của cam xã đoài là vỏ dày, có thể bóc bằng tay bởi nó có độ giòn và có mùi hương thơm thoang thoảng. Cam Xã Đoài từ lúc hái xuống đến khi rụng cuống chỉ có vài ngày, cam để càng lâu càng ngọt, vỏ bị héo đi nhưng phía trong mọng nước và nước cam đặc sánh, để lại vị ngọt đậm ở trong miệng. Cam chín rộ vào khoảng những tháng cuối năm dương lịch. Vào độ ấy, ở Nghệ An đi đến đâu cũng thấy cam. Cam còn ở vườn, cam ra chợ, cam trên các nẻo đường, các cửa hàng rau quả của Hợp tác xã, trong quầy hàng mậu dịch…người mua mua bán bán vui như trẩy hội
Cam Xã Đoài không to nhưng đều quả mọng nước, ít hạt ngọt đậm. Bổ cam phải dùng dao mỏng thật sắc và bổ nhanh mới không dập tép , nước múi cam vàng óng. Đi thăm nhau, thăm người ốm có dăm quả cam biếu là rất quý,những lúc mệt mỏi chia nhau múi cam mà thấy khỏe hẳn. Ngày Tết chỉ cần ít trái cam bày cùng mâm ngũ quả, trước là cúng lễ sau là đẹp nhà. Họ nhà cam cũng lắm loại nhưng cam Xã Đoài là quí nhất. Sau Cam Xã Đoài là Cam Bổ Hạ cũng nhiều nước hương vị thơm ngon. Có thể nói: Cam Xã Đoài là thủ lĩnh miền Trung còn Cam Bổ Hạ làm vua xứ Bắc, cả hai đều ngon thơm, cả hai đều lừng danh nổi tiếng.
Không những vậy cam Xã Đoài trước đây được lựa chọn làm cam tiến vua. Cam được lựa chọn những quả to nhất, đẹp nhất, mọng nước nhất đưa vào kinh thành để dâng lên vua chúa.Người dân nơi đây tự hào về đặc sản quê mình đi vào tận chốn kinh đô.
Đi du lịch Nghệ An về với Nghi Lộc, ngoài thăm quan giáo xứ Xã Đoài, giáo xứ lớn nhất vùng thì thưởng thức cam là một may mắn cho lữ khách nếu mà cam về. và hơn thế nữa mua được mấy cân cam về làm quà thì quý biết bao.
ngày nay, cam Xã Đoài không còn được nhiều nhà trồng như ngày xưa.Nhưng vẫn là một đặc trưng của vùng Nghi Diên ,Nghi Lộc. Bởi sự cố thủ ở một vùng đất như bà chúa kiêu sa khiến cho giống cam này đang ngày càng suy thoái. Chính quyền các cấp đang cố gắng để giữ và phát triển loại cam quý này.Tuy nhiên hiện nay cam Xã Đoài được nhân giống và trồng ở một số vùng như Quỳ Qợp,Nghĩa Đàn… mà người ta quen gọi là cam Vinh cũng là những giống cam ngon không kém Xã Đoài.