skip to Main Content

Lễ hội Hang Bua – Qùy Châu

Hang Bua – tiếng Thái gọi là thẳm Bua là một trong những thắng cảnh đẹp của miền Tây Nghệ An, trên dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc bản Na Nhàng (Hồng tiến), xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách TP Vinh 170 km về phía Tây Bắc. Tên hang được gọi theo tên bản nên có tên là hang Bua. Xưa kia, nơi đây là vùng đất trù phú, người dân được thần núi che chở nên cuộc sống yên bình, no ấm, hạnh phúc.Đây là di tích danh thắng có nguồn gốc lâu đời, gắn liền với quá trình hình thành bản mường của đồng bào Thái vùng Chiềng Ngam. Gắn liền với sự tích giao tranh giữa thần núi và thần nước, thần núi đã chiến thắng và che chở cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của thần núi, hàng năm cứ vào mỗi độ xuân về, người dân quanh vùng và du khách du lịch Nghệ An lại tụ hội về đây để tổ chức lễ tế, các hoạt động vui chơi như ném còn, nhảy sạp, bắn nỏ, đi cà kheo, hát nhuôn xuối, cũng như nấu nướng và thưởng thức các món ăn truyền thống của vùng quê Phủ Quỳ. Đến với Hang Bua, du khách không chỉ được thưởng ngoạn những cảnh đẹp thơ mộng mà còn thực sự được hòa mình vào những thuần phong mỹ tục, những giá trị văn hóa độc đáo của cư dân đã và đang sinh sống ở vùng đất này.

hang-bua-quy-chau-2018
                                              Thạch nhũ Hang Bua hùng vĩ

 

Đến hang Bua, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của chốn phong cảnh sơn thủy hữu tình với núi sông, cỏ cây xanh ngát một màu.Hang Bua có 3 cửa: Cửa chính, cửa phụ và cửa sau. Cửa chính hang Bua quay mặt về hướng Nam, phía trước là thung lũng Chiềng Ngam rộng lớn, với những bản làng của người Thái sầm uất, yên vui. Đây cũng là nơi gặp nhau của 3 con sông: Sông Quàng, sông Việt và sông Hạt rồi hợp lưu thành sông Hiếu thơ mộng uốn mình chảy qua các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn  rồi đổ về sông Lam cùng xuôi ra biển Đông. Khí hậu Qùy Châu mát mẻ, không khí trong lành,cây cối tốt tươi muôn sắc,muôn loài muông thú tụ họp về đây.

Cửa chính và cửa phụ có hình bông hoa sen nên còn được gọi là “ Boọc Bua ”. Diện tích hang rộng lớn, có thể chứa được hàng trăm người nhảy múa, hát hò vui chơi. Càng vào sâu trong hang, ta sẽ được chiêm ngưỡng sự kiến tạo tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho vùng đất sơn thủy này. Những hình thù kỳ lạ, những mô đá hình người và những dụng cụ sinh hoạt thời xưa của cư dân Thái như bó lúa, cái liềm…được kiến tạo vô cùng sinh động và sắc nét.

images932451_tc0
                                                      Lễ hội Hang Bua

Người xưa kể lại rằng, trong một trận đại hồng thủy con người phải vào hang trú ngụ, họ cùng nhau ca hát, nhảy múa, đánh cồng chiêng, thổi sáo để không ngủ gật, như thế sẽ không bị hóa đá theo lời nguyền. Nhưng sức người có hạn, tất cả đều đã hóa đá, vì thế mà trong hang có những hình thù giống những sinh hoạt của người xưa như ông già thổi sáo, bộ cồng chiêng, cây cổ thụ bằng đá tỏa bóng, thửa ruộng hình bậc thang, v.v… Trong hang còn có “giếng tiên” với nguồn nước mát lạnh, mùa hè khi trời nóng bức, uống một ngụm nước trong hang ta sẽ cảm thấy vô cùng khoan khoái, dễ chịu, cơn khát từ đâu biến mất.

Trước giờ khai hội Hang Bua,đông đảo du khách du lịch Nghệ An và đồng bào các dân tộc huyện miền núi sẽ được tham gia lễ cúng thành hoàng Mường Chiêng Ngam, nơi thờ 3 vị thần đã có công dựng bản lập mường là: Siêu Bọ, Siêu Ké và Siêu Luông.

images1268545_lh_hang_bua_3
                                                                   Hội thi ẩm thực

Lễ hội hang Bua đã có từ lâu đời, tuy nhiên đến nay chưa thấy có tài liệu nào cho biết chính xác thời gian ra đời của lễ hội. Nhưng chắc chắn rằng, những nghi thức tín ngưỡng dân gian mà người dân địa phương tiến hành trước hang Bua tạo nên “Hồn cốt” của các lễ nghi sau này, cũng như tục trai gái đầu xuân rủ nhau đi chơi và tình tự trong hang là gốc gác của phần hội. Theo các cụ già kể lại, ” trước mặt hang Bua có bãi đất bằng phẳng, có cây thị cổ thụ và ngôi đền lớn tên là Tẻn Bò”. Hàng năm, vào tháng 1 (lịch Thái), dân bản chọn ngày tốt để cúng tế thần linh, như Thần núi, những người có công khai bản lập mường, những linh hồn người chết trận và hai anh em Cầm Lư, Cầm Lạn là người có công dẫn dắt người Thái đến đây định cư ổn định cuộc sống. Năm 1937, vua Bảo Đại đến thăm hang Bua, hội xuân năm đó rất to, rất nhộn nhịp.

tro-ve-coi-nguon-van-hoa-dan-gian-o-le-hoi-hang-bua
                                                                 Cuộc thi giã gạo

 

 

Để tưởng nhớ công ơn của thần núi, hàng năm cứ mỗi độ xuân về, người dân quanh vùng lại tụ hội về đây để tổ chức lễ tế, các hoạt động vui chơi như nhảy sạp, bắn nỏ, ném còn,đi cà kheo, hát nhuôn xuối, cũng như nấu nướng và thưởng thức các món ăn truyền thống của vùng quê Phủ Quỳ. Đến với Hang Bua, du khách không chỉ được thưởng ngoạn những cảnh đẹp thơ mộng như tranh vẽ với những bản làng, những cọn nước mà còn thực sự được sống cùng những thuần phong mỹ tục, những giá trị văn hóa độc đáo của cư dân đã và đang sinh sống ở vùng đất này. Thue xe Nghe An – Thue xe Cua Lo

Lễ hội Hang Bua được tổ chức với mục tiêu phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đẹp đẽ của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung và đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu nói riêng.Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, một kiệt tác của núi rừng mà hang Bua còn nổi tiếng với hoạt động văn hóa lễ hội sôi động vào đầu xuân.

Trải qua nhiều năm, đến nay lễ hội Hang Bua từng bước được khẳng định, phần lễ được duy trì hàng năm đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân về một lễ hội truyền thống của đất mường Chiêng Ngam và du khách thập phương.

 

 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855