Chùa Ba Vàng- Sơn môn Yên Tử
Nằm dựa lung vào núi, tạo nên khung cảnh đẹp đậm chất Phật giáo, chùa Ba Vàng ngày nay là một trong những điểm đến thu hút phật tử trong nước ghé thăm khi du lịch Quảng Ninh.
- Đảo Cô Tô hòn ngọc giữa biển và trời
- Đắm say cảnh đẹp mũi Sa Vĩ Quảng Ninh
- Phiêu lưu ngắm cảnh trên đảo Quan Lạn
Chùa Ba Vàng còn có tên là Bảo Quang Tự ( ánh sáng quý). Cho đến nay, để tìm hiểu xem chùa Ba Vàng được khai sơn vào lúc nào vẫn còn là một ẩn số, theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa thì chùa xưa được xây dựng vào năm ất dậu ( 1676) triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706) và ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi Ngài Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác (1659 – 1758). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13. Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340 km so với mực nước biểnl, là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử. Chùa có vị trí rất đẹp, theo phong thủy xưa nhận xét, chùa ở phía Tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau dựa lưng vào núi làm thế yểm trở, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng Yên (Yên Tử) với địa hình hạ đạo tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về về trái, bạch hổ hùng vĩ phục về bên phải, địa thế này được ví như cái ngai vàng.
Năm 1706, Đại Thiền sư Tuệ Bích đã xây dựng chùa Ba Vàng (tên chữ là Bảo Quang Tự) như thắp sáng niềm tin, nối lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau 300 năm gián đoạn. Nằm trong dãy núi Yên Tử, ngôi cổ tự Bảo Quang đã từng là phế tích của thời gian và các cuộc chiến tranh thời phong kiến tàn phá, quanh ngôi chùa chỉ còn lại rừng cây bao phủ. Từ khi được phát hiện vào năm 1987, ngôi chùa vẫn bình lặng chứng kiến những đổi thay của thời gian, không có vị trụ trì nào. Con đường dẫn lên núi ngày một rậm rạp, những trùng tu ngày nào của chính quyền dần dần xuống cấp. Bảo Quang Tự vẫn là một ngôi chùa hoang vắng, lạnh lẽo.
Đến năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh – đã được chính quyền và nhân dân địa phương tha thiết thỉnh cầu về làm trụ trì chùa Ba Vàng. Tháng 1 năm 2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni, Phật tử và hoằng dương Phật Pháp, ngôi chùa một lần nữa được khởi công xây dựng lần thứ tư với quy mô to lớn khang trang. Lần này, UBND tỉnh Quảng Ninh với thành ý muốn xây dựng nơi đây làm trung tâm hoằng pháp của tỉnh; là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa Phật giáo nói chung và văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng. Theo quy hoạch, công trình chùa được xây dựng trên diện tích khoảng 22.00ha, trong đó đất dành cho cây xanh cảnh quan chiếm hơn nửa. Tổng mức đầu tư của công trình khoảng 280 tỷ đồng. Nguồn vốn này có được nhờ quá trình huy động, đóng góp công đức của Tăng Ni, Phật tử, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm khắp nơi.
Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện (4500m2), Lầu Chuông (112 m2), Lầu Trống (112 m2), Hành Lang La Hán (200m2), Nhà Bảo Tàng (700 m2), Thư Viện (700 m2), Khu Nhà Tăng (1600 m2), Thiền Đường (960 m2), Cổng Đá, Cổng Tam Quan Trung, Cổng Tam Quan Nội, và một số công trình phụ.
Ngày 9/3/2014 (9/2/ Giáp Ngọ ) chùa Ba Vàng tổ chức Đại Lễ Khánh Thành và nhận bằng kỷ lục “Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương”.
Theo Đại Đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng hiện nay, “sau khi được nhân dân “thỉnh” ra khôi phục, tôn tạo lại chùa Ba Vàng, bản thân thầy đã cùng với các phật tử, chính quyền địa phương đầu tư rất nhiều tâm huyết, trí tuệ, công sức vào đây. Cùng nhờ tâm nguyện thiết tha đó, đã giao cảm, giác ngộ chư tăng phật tử và nhân dân hằng tâm, hằng sản chung tay góp sức xây dựng công trình chùa Ba Vàng hiện nay. Với quy mô hiện tại, chùa Ba Vàng có thể được coi là một công trình Phật giáo lớn của Việt Nam, một điểm đến của nhân dân trong nước và du khách quốc tế; đến để học Phật, hiểu Phật và tu Phật, đồng thời thấy được nét độc đáo của Phật giáo Việt Nam” .
Ngôi chùa Ba Vàng khang trang, có chính điện tráng lệ như ngày hôm nay du khách được chiêm bái đã trải qua 4 lần trùng tu, tôn tạo gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ, khá huyền bí mang cả yếu tố tâm linh. Cách ngày nay chỉ khoảng 20 năm, trải qua thời gian và các cuộc chiến tranh tàn phá, chùa Bảo Quang chỉ còn lại là phế tích với một số di vật, cổ vật bằng đá còn sót lại như một số bia đá, rùa, chân cột và cây hương bằng đá trên có khắc 4 chữa “thiên bảo thạch trụ”.
Chùa mới có đặc trưng các ngôi chùa Bắc Bộ nước ta gồm 3 gian bái đường, một gian hậu cung, gồm có bàn thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Tòa “Đại Hùng Bảo Điện”( chùa Chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng. Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam Bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hẹ thống tượng pháp với kiến trúc chùa làm bằng gỗ có kích thước lớn như tượng Tam Thế, Quan Âm, Ông Thiện, ông Ác…đều cao từ 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng phật bằng gỗ vào loại lớn nhất ở miền Bắc.
Kế tiếp chùa chính là công công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, gác chuông…được thiết kế hài hòa, liên hoàn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như các phật tử đến chiêm bái, lễ Phật.
Ngôi chùa trở nên đặc biệt hơn với sự mầu nhiệm của mảnh đất thiêng liêng này vẫn được người dân nơi đây nhắc đến đó là sự tích về giếng thần cổ. Mặc dù ở độ cao 340m so với mặt nước biển nhưng giếng ở đây không bao giờ hết nước và mạch nước này từ trong lòng núi chảy ra, quanh năm xanh mát. Tương truyền, vào đúng đêm giao thừa, nếu ai có duyên phúc uống được ngụm nước nơi đây thì sẽ tiêu trừ nhiều bệnh tật trong người. Các phong thuỷ gia nói rằng, giếng được đặt tại mắt rồng của linh địa này. Bởi vậy, nhiều Phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên.
Đến thời điểm này, tuy ngôi chùa mới được khánh thành chính điện và đang tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện tiếp một số hạng mục công trình nhưng đã toát lên vẻ thanh tịnh và bình yên nơi chốn Phật đài.
Theo kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh, du khách, Phật tử dù chỉ một lần chiêm bái chùa Ba Vàng sẽ được đắm chìm trong khung cảnh nên thơ, trữ tình mà vẫn cảm nhận được không khí linh thiêng của chốn đạo thiền nhà phật. Đây không chỉ là nơi để tu tập cho những người đến để học Phật, hiểu Phật và tu Phật, chùa Ba Vàng còn hội đủ các yếu tố của một điểm du lịch sinh thái, văn hoá -lịch sử và là điểm đến của tăng ni, phật tử, khách thập phương trong và ngoài nước.
Tags: khac san quang ninh, diem du lich quang ninh, am thuc quang ninh,, phuong tien giao thong quang ninh