skip to Main Content

Huyện đảo Cô Tô

Nhắc đến Cô Tô, ta lại nghĩ ngay đến một tác phẩm văn học viết về làng chài ở Cô Tô của Phạm Tuân “Mũi Ngọc. Trên chỏm nó là một cái đồn. Dưới chân nó là một tí phố cụt của cây số cuối cùng thuộc đường số 4. Mười căn nhà ngói, mái thâm giòn, hòn ngói đực xoắn xuýt lấy hòn ngói cái. Chỉ có cái trạm hàng giang là còn cái màu ngói của một trụ sở mới. Nước thủy triều vẫn rút xuống. Tìm cái tàu thủy đón đoàn ra Cô Tô thì chưa thấy nó đâu cả. Cát ở đây vàng rộm hoàn toàn khác hẳn cát bãi Trà Cổ xam xám sền sệt” (Trích Cô Tô- Phạm Tuân).

1. Vị trí địa lý huyện đảo Cô Tô

Cô Tô là một huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh: bao gồm những hòn đảo chơi vơi ngoài tuyến khơi xa bờ nhất, huyện trẻ nhất (mới thành lập), diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất, nhưng lại giữ vị trí tiền đồn hết sức quan trọng trước vùng biển đông bắc của Tổ Quốc, có tiềm năng kinh tế đa dạng, từng chịu những biến động quyết liệt nơi đầu sóng ngọn gió và hiện đang phát triển nhanh về kinh tế, xã hội.

Cô Tô là một huyện đảo gồm 30 hòn đảo nhỏ
Cô Tô là một huyện đảo gồm 30 hòn đảo nhỏ

Cô Tô cách đất liền 60 hải lý. Toàn huỵên gồm 30 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó 29 hòn đảo quây quần thành quần đảo Cô Tô mà trung tâm là đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân. Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (còn gọi là đảo Trần hoặc Chàng Tây) đứng riêng về phía đông bắc. Vùng biển phía bắc.
Cô Tô giáp vùng biển Vĩnh Thực TP Móng Cái và vùng biển Cái Chiên huỵên Quảng Hà; phía tây giáp vùng biển Vân Hải (Minh Châu – Quan Lạn) huyện Vân Đồn; phía nam giáp vùng biển Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng; phía đông giáp hải phận quốc tế và xa hơn là vùng biển đảo Hải Nam, Trung quốc.

2. Lịch sử hình thành huyện đảo Cô Tô

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Quốc quấy phá. Đầu thời Nguyễn, một số ngư dân Trung Quốc bắt được những toán cướp biển và xin được nhập cư sinh sống.
Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dương – An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Dân cư đông dần, tất cả đều là người gốc nhiều dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam phiêu bạt đến.

Huyện Đảo Cô Tô được thành lập năm 1994
Huyện Đảo Cô Tô được thành lập năm 1994

Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Sau ngày Nhật đảo chính, Pháp quay lại chiếm đóng Cô Tô. Từ Cô Tô và cảng Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu, tàu chiến Pháp vào quấy rối vùng biển Hòn Gai và cảng Hải Phòng. Tháng 11 năm 1946, Đại đội Ký Con giải phóng quân từ Hòn Gai dùng tàu chiến Le Créyac mới chiếm được của Hải quân Pháp tiến ra giải phóng Cô Tô nhưng không thành công. Cho đến cuối năm 1955, thực hiện Hiệp định Genève, quân Pháp mới rút khỏi.

Tượng đài Bác Hồ ở huyện đảo Cô Tô
Tượng đài Bác Hồ ở huyện đảo Cô Tô

Đầu năm 1954, Cô Tô là xã thuộc huyện Móng Cái, sau đó là hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Từ 1964, hai xã đã sát nhập vào huyện Cẩm Phả.
Ngày 23 tháng 3 năm 1994, chính phủ đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô.

3.Danh lam thắng cảnh huyện đảo Cô Tô

Là một huyện thuộc vùng biển đảo, Cô Tô có nhiều bãi biển đẹp, hấp dẫn du khách. Trong sự phát triển chung của du lịch Việt Nam. Cô Tô cũng bắt đầu những bước phát triển đầu tiên về du lịch với khởi đầu là khách sạn Coto Gardens. Cho đến nay, đảo đã có thêm nhiều khách sạn và khu nghỉ biển tại trung tâm thị trấn Cô Tô. Đặc biệt, trong buổi ban đầu phát triển du lịch, lực lượng nhà dân (homestay) đã trở thành một đặc trưng tại Cô Tô với hàng trăm phòng ngủ đáp ứng được phần nào nhu cầu lưu trú tại đảo.

Cảnh đẹp lãng mạn trên đảo Cô Tô
Cảnh đẹp lãng mạn trên đảo Cô Tô

Văn hoá miền biển tạo ra nét hào sảng đặc trưng cho cư dân nơi đây. Sự tách biệt với đất liền khiến Cô Tô nhẹ nhàng như một bức tranh vừa biển, vừa quê. Mang lại cho du khách các cung bậc cảm giác khác nhau vào từng mùa.
Các bãi đá tự nhiên như Châu Âu, làn nước trong xanh và từng đàn cá bơi lội là những điểm mà quý khách chắc chắn sẽ bắt gặp tại Cô Tô. Chỉ với một chiếc ống thở đơn giản, áo phao và thiết bị an toàn, quý khách có thể ngâm mình và tìm điểm cá, rong và san hô mình yêu thích.

Biển ở huyện đảo Cô Tô hoang sơ và trữ tình
Biển ở huyện đảo Cô Tô hoang sơ và trữ tình

Lang thang trên những con đường rợp bóng mát, tít tắp phi lao. Chứng kiến sự nhộn nhịp của cảng cá sớm, chiều. Ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của cả quần đảo từ điểm cao Hải Đăng. Hay trực tiếp tham gia vào ngư vụ… là những hoạt động tối thiểu mà bạn sẽ trải qua tại hòn đảo mến khách này.

4. Đặc sản huyện đảo Cô Tô

Là vùng biển trữ tình, đầy chất làng mạn, ngoài khám phá, thả mình giữa mênh mông, thì những món ngon xứ đảo làm du khách say mê. Theo kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh,  một trong số đó phải kể đến món bào ngư – ốc cửu khổng xứ đảo. Bào ngư thuộc loại hải sản quý, là một trong tám món ăn tuyệt phẩm gọi là “bát trân” thường xuất hiện trong các bữa ăn vương giả. Bào ngư thường được chế biến thành nhiều món như: nấu soup, hầm, xào, nấu cháo hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như: bào ngư hầm nấm đông cô, bào ngư bông cải sốt dầu hào, bào ngư hầm nấm và thịt nạc heo, bào ngư hầm cháo bồ câu…

Hải sản ở Cô Tô
Hải sản ở Cô Tô

– Đảo Cô Tô có nhiều loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như: cầu gai, cá hồng, cá song, cá mú, cá chim, ghẹ, tu hài, bề bề, tôm nõn, cá thu một nắng, cá ruội… đặc biệt mực một nắng Cô Tô. Ngoài ra phải kể đến món ốc móng tay xào rau răm, sốt me, xào rau muống; nộm sứa…

5. Các đơn vị hành chính huyện đảo Cô Tô

Huyện Cô Tô được chia thành 2 xã Đồng Tiến, Thanh Lân và thị trấn Cô Tô. Mới đây, lưới điện được kéo ra đảo, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và phục vụ du khách của người dân. Ngoài ra, một số nhà nghi nhỏ, các dịch vụ vận chuyển, ngân hàng, tín dụng cũng bắt đầu được quan tâm. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn chưa đa dạng.

6. Phương tiện giao thông huyện đảo Cô Tô

Du lịch Quảng Ninh, để đến huyện Đảo Cô Tô, các bạn có thể lựa chọn tàu Cao Tốc, bắt đầu từ bến cảng Cái Rồng – Vân Đồn, đi ra đảo Cô Tô hoặc đi tàu gỗ. Trên đảo có nhiều phương tiện đa dạng như xe điện, xe ô tô, xe máy, hay đi bộ, tùy vào nhu cầu và quãng đường bạn muốn khám phá.

Dạo chơi khám phá đảo Cô Tô
Dạo chơi khám phá đảo Cô Tô

Không chỉ vậy, đến Cô Tô bạn đừng quên vùng vẫy trong làn nước trong xanh, đẹp ngỡ chốn thần tiên. Hay chèo thuyền khám phá những hòn đảo nhỏ.

7.Cảm nghĩ về huyện đảo Cô Tô

Là một huyện đảo khá đặc biệt. Cô Tô mang lại một không gian thoáng đãng, trong lành và đầy hấp dẫn. Những bãi cát mịn vàng, nước biển trong xanh, những con đường ngỡ như trời Tây và cả ẩm thực phong phú khiến du khách say mê. Bạn đừng quên gié thăm Cô Tô nếu có dịp về Quảng Ninh nhé.

Tags: khac san quang ninh, diem du lich quang ninh, am thuc quang ninh,, phuong tien giao thong quang ninh 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855