Huyện Ngọc Lặc
1.vị trí địa lý huyện Ngọc Lặc
Ngọc Lặc là huyện miền núi nằm ở giữa tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ, phía tây giáp huyện Lang Chánh, phía nam giáp huyện Thường Xuân và phía đông giáp huyện Thọ Xuân. Huyện có đồng bằng phía đông xen nhiều đồi gò, có sông Cầu Chày, sông Âm,sông Hép chảy qua bồi đắp phù sa. Đây nơi cư trú chủ yếu của người Mường, người Thái. Khi nói về huyện Ngọc Lặc, nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên rằng:
Ðẹp sao Tráp Ngọc chốn này
Xanh xanh đồi trẩu đổi thay đồi luồng
Cao su thẳng tắp nông trường
Trâu đàn, bò mộng trên đường nhởn nhơ
2. Lịch sử hình thành huyện Ngọc Lặc
Thời thuộc Hán Ngọc Lặc là miền đất thuộc huyện Võ Biền. Thời Tuỳ thuộc huyện Di Phong.Đến thời Ðường thuộc huyện Trường Lâm. Sang thời phong kiến Việt Nam Ðinh – Lê – Lý vẫn giữ tên gọi như thời Ðường. Thời Trần – Hồ thành lập đơn vị hành chính đặt tên là huyện Nga Lặc thuộc châu Thanh Hoá. Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Nga Lặc đổi tên thành huyện Ngọc Lặc nhập vào huyện Thường Xuân. Năm 1977, nhập hai huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh thành huyện Lương Ngọc .Ðến năm 1982, lại tách thành ra hai huyện như trước, lấy lại tên cũ là huyện Ngọc Lặc và huyện Lang Chánh. Năm 1989, quyết định lấy phố Cống thuộc xã Ngọc Khê để lập ra thị trấn Ngọc Lặc.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Ngọc Lặc
Rừng núi là đặc trưng của huyện ngọc lặc với những rừng cao su thẳng tắp, những đàn trâu, đàn bò ung dung gặm cỏ trên những cánh đồng, những ngọn đồi xanh biêng biếc tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên đẹp như tranh vẽ.
4. Ẩm thực huyện Ngọc Lặc
Đến với Ngọc Lặc, thưởng thức những sản vật chỉ có ở vùng cao, những món ăn này chỉ được thưởng thức khi bạn vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.
Sâu măng xào:Vào mùa mưa lạnh, người Mường ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa thường vào rừng tìm những cây măng héo ngọn để bắt sâu về làm thức ăn. Sâu măng to như cọng rau muống, màu trắng sữa, dài độ 2 đốt ngón tay, thường xuất hiện vào những tháng mưa lạnh cuối năm được chế biến thành món sâu om măng, chiên giòn, luộc…
Nòng nọc om:Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ ra vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay, được chế biến thành nhiều món khác nhau như chả, chiên, xào, nấu, nướng, kho… nhưng được yêu thích nhất phải kể đến nòng nọc om măng.
Canh lá đắng: Nấu canh lá đắng rất đơn giản với các loại lá có sẵn trong vườn nhà, nguyên liệu được chọn để nấu cùng có thể là thịt gà, lòng gà rừng, cá rô, thịt lợn
5.Phương tiện giao thông huyện Ngọc Lặc
Huyện Ngọc Lặc có nhiều tuyến đường giao thông lớn chạy qua : quốc lộ 15A(Từ phố Lê Duẩn TT Ngọc Lặc tới giáp huyện Lang Chánh), tỉnh lộ 519 (Chỉ còn đoạn gần 2 km qua Phố 1) và đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 516B chạy qua. là huyện miền núi nhưng nơi đây giao thông thuận lợi. Nhiều phương tiện qua lại. xe khách, taxi, xe bus…đi liên huyện và trong huyện.Nhiều tuyến xe từ Ngọc Lặc vào Nam ra Bắc.
Ngoài ra, hiện nay tỉnh Thanh Hóa có sân bay, thuận tiện cho những người con Ngọc Lặc xa quê về thăm nhà dễ dàng hơn với vé máy bay giá rẻ đi Thanh Hóa và dịch vụ xe đưa đón sân bay Thọ Xuân. Vì thế, về với ngọc Lặc hôm nay dễ dàng, nhanh chóng, nhiều sự lựa chọn, phù hợp cho từng đối tượng khách.
6.Đơn vị Hành chính sự nghiệp huyện Ngọc Lặc
Huyện có thị trấn Ngọc Lạc phát triển , là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện. đây là nơi tập trung các trường học, các cơ quan chính quyền cấp huyện, các ngân hàng… đảm bảo giao dịch cho người dân về hành chính. ngoài ra còn có các quỹ tín dụng tại địa bàn cấp xã. đáp ứng mọi nhu cầu của người dân và du khách gần xa khi đi du lịch Thanh Hóa qua huyện.
7. cảm nghĩ về huyện Ngọc Lặc
Ngọc Lặc là một huyện miền núi, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với núi rừng, đan xen những bản làng dân tộc, toàn cảnh là một không gian yên bình , lãng mạn, bồng bềnh trong sương sớm khiến bao con tim bồi hồi xao xuyến và quay trở lại.