Phượt Y Tý- những kinh nghiệm cần thiết cho mỗi chuyến đi
Tổng quan về xã Y Tý
Y Tí được xem như một nốt nhạc ở vùng cao du lịch Lào Cai.Nơi đây là một kho tàng độc đáo không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên, con người mà còn cả cơ tầng văn hóa, danh lam thắng cảnh.Với khung cảnh tuyệt đẹp của những thửa ruộng bậc thang,quanh năm mây phủ cùng bản sắc văn hóa tuyệt vời.
- Thuê xe máy phượt Sa Pa
- Kinh nghiệm du lịch Sa Pa cần biết nhất
- Khách sạn, nhà nghỉ,homestay ở Sa Pa
- Nhà thờ đá Sa Pa-điểm nhấn thị trấn sương mù
Y Tý nằm trên độ cao 2.000m ,lưng tựa vào dãy núi Nhìu Cồ San mà đỉnh của nó cao tới 2.660m, gần như quanh năm mây phủ.Mặt trời chốn ấy có ít có ngày tỏa sáng cả 12 tiếng.Xã Y Tý nằm ở phía tây của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 100 km.
Nơi được mệnh danh là “vùng đất sương mù” có những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp và những ngôi nhà trình tường đẹp nhất tỉnh Lào Cai.Đường lên Y Tý là con đường mòn ngoằn ngoèo rồi chỉm nghỏm trong đám lá rừng, những ngôi nhà thấp thoáng trong mây.Có phải vì thế mà đi tới Y Tý , nhiều người cảm thấy như mình đang bước vào một thế giới khác, tách biệt trần gian.Đường lên Y Tý hiện giờ đã được nâng cấp, không còn sạt đường, lầy lội như một vài năm trước.
Đến Y Tý, chúng ta cần những thông tin cơ bản sau đây.
Thời gian tuyệt vời để phượt Y Tý
Y Tý có 3 khoảng thời gian khá đẹp được bạn trẻ yêu thích đó là mùa lúa chín từ khoảng tuần thứ 3 của tháng 8 đếm giữa tháng 9 , mùa săn mây vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 hằng năm vào mùa nước đổ vào tháng 5 đến tháng 6.Ngoài ram vào những năm thời tiết lạnh, Y Tý cũng là một điểm có khả năng có tuyết rơi cùng với Sa Pa và Mẫu Sơn.
Đi phượt Y Tý bằng phương tiện gì
Từ Hà Nội bạn có thể mua vé lên tàu đi Lào Cai hoặc bắt xe khách giường nằm lên Lào Cai (hoặc Sa Pa).Từ Lào Cai (Sa Pa) để di chuyển vào Y Tý phải sử dụng phương tiện xe máy.Bạn có thể lựa chọn mang xe máy theo từ Hà Nội hoặc thuê xe máy tại Sa Pa.
Đường vào Y Tý hiện nay cơ bản đã khá đẹp, tuận tiện khi trời khô, nếu trời mua thì đoạn Ngải Thầu-Y Tý hơi khó đi.Đường lên Y Tý chia theo 2 ngả, đường nào cũng phải vượt một quãng hơn 100km mới tới. Theo ngả Lào Cai đi Trịnh Tường vòng lên Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, vòng qua A Mú Sung rồi đến Y Tý. Đường xuyên trong những cánh rừng già, chạy qua những cánh rừng thảo quả thưa vắng người, những bản làng nép mình bên sườn núi. Con đường thử thách và không dễ đi dành cho những tay lái xe máy vững tay lái.
Ngả Lào Cai – Sapa đến Mường Hum, Dền Thàng, Dền Sáng, A Lù đến Y Tý đường đẹp và dễ đi hơn. Con đường này bạn có thể chạy xe máy và ôtô nhưng chú ý vì đường cũng có nhiều đoạn cua tay áo và trơn trượt đầy thử thách.
Từ Sapa và Lào Cai, bạn có thể thuê xe máy để chạy lên Y Tý. Hãy chọn những chiếc xe máy khỏe, phanh tốt cùng một bộ sửa để sẵn sàng với những tình huống bất ngờ xảy ra trên suốt dọc đường đi.
Nhà nghỉ ở Y Tý
Tại Y Tý dịch vụ nghỉ dưỡng vẫn chưa phát triển nên các bạn sẽ không không có nhiều lựa chọn vì các nhà nghỉ đều là nhà sàn của dân mở ra phục vụ khách. Các nhà nghỉ đều chỉ là những căn phòng đơn giản, điện nước hạn chế. Nên liên hệ trước để có chỗ ngủ nếu đi đoàn đông với hai nhà nghỉ của chị Hầu Thu Mỷ và cô Si.
Nhà chị Mỷ: 020 3501320
Nhà nghỉ A Hờ 01255751173
Nhà nghỉ Minh Thương (đối diện chợ Y Tý) 0916 729534 – 0948 840483
Đồn biên phòng Y Tý
Nhà nghỉ Anh Thắng 020 3501310
Nhà cô Si 0127 456667 (có nấu ăn luôn)
Những quán ăn tại Y Tý
Vùng cao hẻo lánh còn nhiều khó khăn trong cuộc sống nên không có nhiều món đặc sản để bạn thưởng thức, nhưng bù lại với một chuyến đi như thế này, bạn sẽ có dịp trổ tài với những món đồ mang theo đơn giản. Vào phiên chợ ngày thứ 7, đừng quên nếm thử món thắng cố trứ danh được làm từ nội tạng ngựa.
Những mảnh vải thổ cẩm được dệt bằng tay tại chợ phiên là món quà không thể bỏ qua. Đi qua Mường Hum, cũng đừng quên mua chút rượu Nậm Pung về nếm thử.
Quán ăn chị Lệ 01244413718
Quán Vọng Hằng (nhà thứ 2 từ cổng chợ) 020 3501299
Chú ý là trước khi đến Y Tý các bạn nên gọi điện đặt ăn cho quán từ hôm trước để sáng hôm sau để họ còn đi chợ và chuẩn bị đồ ăn.Cũng như các vùng cao Tây Bắc khác, đến Y Tý các bnaj có thể thưởng thức món lợn cắp nách, gà chạy bộ, rau cải mèo,…đây là những món ngon và dễ ăn cho mọi người.
Một số địa điểm du lịch ở Y Tý
Vùng đất Y Tý nằm sâu trong núi, có thể xem là bản làng “vùng sâu nước thẳm”, tứ bề là núi cao, quanh năm mây mù che phủ, thích hợp cho những chuyến phieu lưu khám phá.Thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, tươi đẹp, đặc biệt hơn là những nét văn hóa của đồng bào dân tộc dường như vẫn nguyên sơ như thửa ban đầu.
Trên độ cao 2.000 mét, lưng tựa vào dãy núi Nhìu Cồ San có đỉnh cao tới 2.660 mét, hiếm khi thấy được ánh mặt trời soi đủ cả ngày. Thị tứ nằm nép mình bên núi, trên những con đường đất ngoằn ngoèo. Vùng thung lũng yên bình, Y Tý đẹp bởi mây, bởi núi, bới màu sắc của rừng già, của những thửa ruộng bậc thang mùa vàng hay những ngôi nhà trình tường đẹp nhất Lào Cai của bà con dân tộc Hà Nhì tại hai bản Lao Chải 1 và Lao Chải 2.
Đến Y Tý, bạn sẽ rất thú vị khi gặp chợ Phiên ngày thứ Bảy, nơi sặc sỡ sắc màu bởi các chị các mẹ người Hà Nhì với cặp ba lá và mái tóc giả tết bằng len quanh đỉnh đầu, người Mông mang trang phục váy xòe hay những chiếc khăn chim công sặc sỡ trên đầu các mẹ các chị dân tộc Dao. Các sản vật mang theo trên gùi xuống chợ là những nông sản của nhà trồng được cùng những mảnh thổ cẩm được làm bằng tay.
Đặc biệt hơn, hãy đến để khám phá những ngôi nhà trình tường được xem là đẹp nhất Lào Cai của hai bản Lao Chải 1 và Lao Chải 2.
Mốc 92- Nghã 3 Lũng Lô
Đây là ngã 3 nơi sông Nguyên Giang, Trung Quốc gặp dòng Lũng Lô trên đất Việt Nam.Hòa mình vào nhua, và chảy vào đất Việ với têm gọi Sông Hồng.Đây cũng là nơi có cột mốc 92 (gồm 3 cột mốc 92(1),92(2) và 92(3) bên biên giới Việt Nam, Trung Quốc.Mốc đặt phía iên giới Việt Nam là 92(1) 2 mốc còn lại thuộc biên giới Trung Quốc.
Đầu năm 2011, huyện Bát Xát đặt một tấm bia ở Lũng Lô , nơi dòng suối Lũng Lô hòa vào dòng sông Hồng chảy vào đất Việt, trên tấm bia khắc 2 chữ “Lũng Pô”và câu thơ của Dương Soái” Nơi con sông Hồng chảy vào đát Việt”
Cột mốc biên giới Việt Nam- Trung QuốcDọc tuyến đường từ Bát Xát đến Y Tý bạn có thể gặp khá nhiều mốc trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc qua đoạn Lào Cai.Nó đánh dấu phần lãnh thổ dna tộc, là một trong những điểm qun trọng trong tuyến biên giới.
Cầu Thiên Sinh
Cầu Thiên Sinh nằm ở cuối thôn Lao Chải, cách trung tâm xã Y Tý gần chục km.Theo tiếng dân tộc Hà Nhì cầu có tên là Thiên Sân Shù, dịch ra nghĩ là “trời sinh”.Sở dĩn gọi vậy vì đây là cây cầu đặc biệt.Cầu chỉ ngắn chừng 1km, trước đây là một tảng đá tự nhiên bắc qua khe sâu hun hút dưới là dòng suối Lũng Pô gầm gào bọt tung trắng xóa.Từ hàng trăm năm, hàng nghìn năm trước, sự vận động kiens tọa địa chất , khối đá khổng lồ đã bị nứt ra, tọa thành khe đá này.
Đây là cột mốc biên giới giữa 2 nước Việt Nam-Trung Quốc.Theo thời gian, hòn đá bắc qua khe sâu cứ lõm dần đi.Người dân đi qua đây phải bắc những thanh gỗ làm cầu rồi mới xây cầu bê tông như bấy giờ.Đứng trên cầu nhìn xuống,người thần kinh vững mấy cũng có cảm giác chóng mặt, bởi nước dưới vực đá sâu là dòng suối Lũng Pô ngày đêm gầm vang gào thét, tiêng sóng nước xô vào ghềnh đá.Từ sưới nhìn lên thấy vách đá dựng đứng hàng trăm mét, giữa khe sâu dòng nước như con ngựa bất khám hí vang, tung vó, muốn nhảy cẫng lên phi từng nước.Những tảng đá lớn , nhỏ được dòng nước mài nhằn xbongs đủ hình tầng tầng, lớp lớp.Có lẽ, chính sự hùng vĩ này mà dòng suối còn có tên là Lũng Pô,tức là Rồng bố, rồng thiêng trên thượng nguồn cửa thác Bát Xát.
Đường ALù-Ngải Thầu và Y Tý-Mường Hum
Đây là những cảnh sắc tuyệt vời của Y Tý, nơi đây, những ruộng bậc thang tô lên bức tranh tuyệt mỹ và hoàn hảo, nằm thấp thoán giữa những lớp mây hay những ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa núi rừng gợi lên cảnh sắc bình yên, mê đắm.
Thôn Phan Cán Sử
Phan Cán Sử là một trong 2 thôn cao nhất của vùng biên Y Tý, cách trung tâm xã khoảng 6km với đường vào phải vượt qua khá nhiều con dốc.Từ Phan Cán Sử có thể bao quát hết cảnh đẹp Y Tý.
Thôn Hồng Ngài
Thôn Hồng Ngài là thôn xa nhất ở xã Y Tý, nằm sát biên giới Việt-Trung.Nhiều người vẫn hiểu lầm bản Hồng Ngài này là bản Hồng Ngài trong “Vợ chồng A Phủ” ở huyện Bắc Yên-Sơn La.Tuy là thôn xa nhất nhưng người dân Hồng Ngài có cuộc sống tương đối ổn bởi trong thôn trồng nhiều thảo quả, một loại nông sản cho giá trị kinh tế cao.
Thôn Lao Chải, Sim San
Từ trung tâm xã , để đến được Hồng Ngài sẽ đi qua các thôn Lao Chải 1, Lao Chải 2, Sim San 1, Sim San 2.Các bản Lao Chải là bản của người Hà Nhì, các bản Sim San là bản của người Dao đỏ.Những tập tục của người dân tộc nơi đây cuốn hút và hấp dẫn vô cùng.
Những lưu ý khi đi phượt A Tý
Đường vào Y Tý khá xấu với nhiều đoạn đường trơn trượt do đó khi đi bạn nên sẵn sàng găng tay và bọc gối, vừa tránh bị lạnh vừa bảo đảm tay và đầu gối không bị xây xước khi gặp nguy hiểm.
Bạn nên mang theo xăng dự trữ đi đường, đồ ăn uống, mì tôm và nếu được có thể mang theo một bộ cồn khô, nồi đun nhỏ để nấu bếp dọc đường. Tách café nóng dọc đường luôn là một trải nghiệm không thể nào quên.
Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân.
Thời tiết vùng núi chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm, nên mang đủ khăn, mũ len, găng tay, áo khoác ấm, túi ngủ, chăn mỏng.
Tags:phuong tien giao thong, khach san lao cai, diem du lich lao cai,dac san lao cai