skip to Main Content

Khu di tích lán và hầm an toàn đồng chí Tôn Đức Thắng

Trung Yên là một trong các xã ATK có nhiều cơ quan đến ở và làm việc trong cuộc khắng chiến chống thực dân pháp như cơ quan Bô Nội vụ, Bệnh xá 303 ,Mặt trận Liên Việt và Thường trực Quốc hội …Cả hai cơ quan Mặt trận Liên Việt và Thường trực Quốc hội đều do đồng chí Tôn Đức Thắng lãnh đạo.
Những năm đầu của cuộc kháng chiến đồng chí Tôn Đức Thắng đã ở và làm việc tại một số địa điểm như Lũng Tẩu (Tân Trào), ngòi khoác Trung Yên ,làng Hương ( thị trấn Vĩnh Lộc, Kim Bình – Chiêm Hóa ).

Khu di tích lán và hầm an toàn  đồng chí Tôn Đức Thắng nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương.
Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến, đồng chí Tôn Đức Thắng cùng 2 cơ quan chuyển đến thôn Chi Liền( nay là thôn Đồng Mà ) xã Trung Yên, huyện Sơn Dương ở và làm việc từ cuối năm 1952 đến tháng 7 năm 1954.
Hàng ngày, đồng chí Tôn Đức Thắng ở và làm việc tại ngôi nhà được dựng theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào miền núi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài là nơi Bác Tôn làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi. Ngôi nhà được làm sát với dòng sông Phó Đáy, dưới những tán cây cổ thụ rậm rạp ( như cây thàn mát , mí, sẹt …) đảm bảo bí mật cũng như thuận tiện cho việc giao thông liên lạc giữa các nơi trong vùng. Từ đây ngược sông Phó Đáy 5km là đến Kim Quan – nơi đặt đại bản doanh của các cơ quan Trung ương, Chính phủ và Chủ Tịch Hồ Chí Minh ,thời kỳ 1953 – 1954, xuôi sông Phó Đáy 5km là đến Tân Trào, vượt đèo De – núi hồng sang ATK Định Hóa, Thái Nguyên; qua sông Phó Đáy đến xã Minh Thanh nơi có nhiêu cơ quan, ban ngành ở và làm việc như: Nha công an Trung ương, Bộ ngoại giao, Bô lao động, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp…

Lán nằm trong rừng cây khá rậm rạp kiểu nhà sàn người dân tộc
Lán nằm trong rừng cây khá rậm rạp kiểu nhà sàn người dân tộc

Sát nhà ở của Bác Tôn là hầm an toàn. Hầm được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10 mét, đào sang ngang 10 mét, hình chữ L, có hai cửa thông hai đầu. Hầm được ốp gỗ 3 mặt tẩm hắc ín chống mối mọt và được câu móc với nhau bằng đinh đỉa chắc chắn.
theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang tìm hiểu, cách nhà ở, làm việc và hầm an toàn của Bác Tôn khoảng 100 mét về hướng đông là cơ quan Mặt trân liên việt, cách 150m về hướng đông nam là cơ quan Thường trực Quốc hội.
Cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng, ở hai cơ quan Mặt trận Liên việt Thường trực Quốc hội còn các đồng chí: Hoàng Quốc Việt, Đặng Thị Mai, Nguyễn Cảnh, Bùi Bằng Đoàn, linh mục Phạm Bá Trực…

Hầm làm việc của đồng chí Tôn Đức Thắng
Hầm làm việc của đồng chí Tôn Đức Thắng

Trong những tháng năm ở và làm việc tại đây, đồng chí Tôn Đức Thắng – lãnh tụ xuất sắc của phong trào công nhân Việt Nam và phong trào công nhân Quốc tế đã đón tiếp và làm việc với 2 đoàn đại biểu Trung Quốc và Liên Xô trao đổi về công tác mặt trận, chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng của Quốc hội và mặt trận.
Tại đây, vào tháng 2/1953, đồng chí Tôn Đức Thắng chủ trì hội nghị liên tịch giữa Ủy ban Thường trực Quốc hội với Ủy ban Liên Việt toàn quốc.

Hầm được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10 mét, đào sang ngang 10 mét, hình chữ L, có hai cửa thông hai đầu.
Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10 mét, đào sang ngang 10 mét, hình chữ L, có hai cửa thông hai đầu.

Cũng ở Chi Liền, đồng chí Tôn Đức Thắng đã chuẩn bị nội dung chủ trì phiên họp Đại biểu Quốc hội khóa I, kì họp thứ 3 từ ngày 1 đến ngày 4/12/1953 tại thác Dẫng, thôn Lập Binh, xã Bình Yên bàn về cải cách ruộng đất.
Tháng 7/1954, bác Tôn đã tổ chức và chủ trì cuộc họp khối mặt trân Liên Việt để chuẩn bị cho việc tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nội dung bàn về việc đẩy mạnh các p-hong trào tăng gia sản xuất và sự nghiệp giáo dục cho nhân dân sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc
Cuối tháng 7/1954, Bác Tôn cùng hai cơ quan Mặt trận Quốc hội và Thường trức Quốc hội đã rời Chi Liền xuôi theo dòng sông Phó Đáy ra huyện Sơn Dương qua đèo Khế sang Vai Cày – Đại Từ – Thái Nguyên về tiếp quản thủ đô Hà Nội.
Trên đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Di tích này được công nhận cấp quốc gia năm 2000.
Có thể nói, cùng với các di tích khách trong khi di tích Tân Trào như lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán và hầm an toàn đồng chí Tôn Đức Thắng là một di tích quan trọng, là điểm du lịch Tuyên Quang không thể bỏ qua.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen quang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855