skip to Main Content

Lễ hội Lồng Tồng ở Định Hóa

Lẽ hội là một phàn không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần người dân Việt, tại vùng ATK Định Hóa, có nhiều lễ hội diễn ra vô cùng sôi nổi với các hoạt động đặc sắc, trong đó nổi bật nhất là lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng). Lễ hội thu hút nhiều du khách du lịch Tuyên Quang về tham quan, vui chơi.
Ngày mồng 10 tháng giêng hàng năm, nhân dân 8 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Kinh và Mông) sinh sống trên vùng chiến khu xưa ATK Định Hóa lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Lồng Tồng tại xã Phú Đình (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).

 

Lễ hội Lồng Tồng ở Định Hóa
Lễ hội Lồng Tồng ở Định Hóa

Đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc của bà con vùng cao, được tổ chức sau một năm vất vả với công việc đồng áng, để mừng thành quả lao động đã đạt được của mình, đồng thời tạ ơn trời đất, thần linh, tổ tiên và cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc.
Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là Lồng tổng, theo tiếng Tày – Nùng và Lồng tộng theo tiếng Dao đều mang nghĩa là “xuống đồng”.
Cho đến bây giờ chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định Lễ hội Lồng Tồng có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng. Song đáng tiếc đã có thời gian lễ hội bị mai một. Tuy nhiên, nhận thấy đây là một lễ hội đầy ý nghĩa của người Tày, nên vào năm 2002, UBND tỉnh Thái Nguyên và Tổng cục Du lịch (Bộ VH, TT & DL) đã quyết định tổ chức Lễ hội Lồng Tồng tại Tỉn Keo, xã Phú Ðình, huyện Ðịnh Hóa, với ý tưởng khôi phục lễ hội truyền thống.

Một nghi lễ của lễ hội Lồng Tồng
Một nghi lễ của lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân mới hằng năm ở những đám ruộng to nhất, đẹp nhất do dân bản chọn nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Trong ngày diễn ra lễ hội, phần lễ và phần hội đều diễn ra trang trọng, vui tươi. Phần lễ là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Ðể chuẩn bị lễ ở ngoài đồng, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng, có nhiều nhà làm từ vài chục đến một trăm món. Việc làm cỗ còn mang hàm ý phô bày một cách kín đáo sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng… Có những gia đình dâng mâm cao đến 5 tầng lễ vật, ngoài các loại bánh kẹo còn có các món ăn được chế biến công phu, trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều mầu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải mầu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều mầu sắc sặc sỡ.

Lễ hội có nhiều trò chơi hấp dẫn
Lễ hội có nhiều trò chơi hấp dẫn

Khi cỗ được bày xong, người đựơc dân làng tín nhiệm tiến cử thực hiện nghi lễ cầu cúng cầu mong đất trời, thần linh phù hộ cho bản làng. Phần cúng lễ cũng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, còn dành thời gian cho phần hội.
Mở đầu là hội tung còn. Ðây là hoạt đông vui nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất. Ðể chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn đựơc chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30cm làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 – 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật- Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khoẻ và sự khéo léo. Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hoà. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau.
Ngoài ra còn có các hoạt động múa sư tử, múa võ, kéo co… Ðặc biệt, đêm về, nam nữ thanh niên thi hát lượn đối đáp suốt canh dài…

Ném còn là một trò chơi quan trọng trong lễ hội
Ném còn là một trò chơi quan trọng trong lễ hội

Có thể nói, lễ hội Lồng tồng – lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức nhằm gửi gắm những mong ước của con người, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây lúa dưới ruộng, củ sắn trên nương luôn luôn tốt tươi, mang lại thật nhiều no ấm, là một biểu hiện sinh động của nền văn hóa phong phú, đa dạng và giàu bản sắc.
Theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, những ai đã một lần được tham dự lễ hội Lồng Tồng, khi trở về đều mang theo nỗi nhớ khó quên và tự hẹn lòng, mùa xuân năm sau lại tìm về dự hội.

Nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra trong lễ hội Lồng Tồng
Nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra trong lễ hội Lồng Tồng

Việc tổ chức Lễ hội Lồng tồng ATK (Định Hóa) không chỉ góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy những các giá trị truyền của lễ hội mà còn giới thiệu, quảng bá hình ảnh tiềm năng kinh tế, du lịch ATK Định Hóa, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng căn cứ địa cách mạng. Đặc biệt đây chính là dịp dể du khách thập phương hiểu thêm về thủ đô kháng chiến năm xưa.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen quang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855