skip to Main Content

Mái đình Hồng Thái gắn liền với lịch sử dân tộc

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, là cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi thời kỳ lịch sử đi qua, Tố Hữu đều để lại dấu ấn riêng mang đậm hồn thơ trữ tình chính trị. Trong những năm kháng chiến, chiến khu Việt Bắc trở thành quê hương thứ hai đối với ông. Dường như những vẫn thơ về Việt Bắc Luôn chứ chan tình cảm. Về với mái đình Hồng Thái, TỐ Hữu có câu :

Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa

Đình Hồng Thái trước năm 1945 còn có tên là đình Kim Trận hay đình Cả thuộc thôn Hồng Thái, xã Tân Trào, đình được dựng lên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của cộng đồng và là nơi hội họp, bàn bạc những công việc chung của làng. Sau Cách mạng, thể theo nguyện vọng của nhân dân, đã lấy tên liệt sĩ Phạm Hồng Thái đặt tên cho đình và từ đó đình mang tên Hồng Thái.

Đình Hồng Thái trước kia có tên đình Kim Trận, nơi thờ tín ngưỡng của người dân đồng bào
Đình Hồng Thái trước kia có tên đình Kim Trận, nơi thờ tín ngưỡng của người dân đồng bào

Đình Hồng Thái được dựng theo thuật phong thuỷ từ ngàn xưa để lại, đó là thế: “đất tụ thuỷ, nước tụ hội”. Trên thực tế, đình được đặt theo hướng nam lấy núi Thia làm án đình, phía trước là dòng sông Phó Đáy, trước cửa đình có một khoảng sân rộng có nhiều cây cổ thụ như: cây đa, cây gạo… Làng ở phía sau đình, đầu làng có giếng Ngọc, nước trong suốt không bao giờ cạn. Trước đình là cánh đồng rộng chạy dài đến chân núi Bòng. Con đường từ Tân Trào ngược thượng nguồn sông Phó Đáy vượt qua đèo Chắn chạy qua một phía đầu đình.
Đình được cất dựng năm thứ 4 của triều Khải Định, tức năm 1919. Đình có kiến trúc thuần gỗ, mái lợp lá cọ. Nhìn về tổng thể, đình có dáng dấp một ngôi nhà sàn miền núi, gồm có ba gian, hai chái. Hai gian hai bên dùng làm nơi hội họp và ăn uống, 3 gian chính giữa dùng làm nơi cúng tế. Phía trên gian giữa có một sàn lửng, chia làm hai phần: phần thượng cung dùng để đồ cúng tế, phía trong là vọng cung là nơi để đồ tế khí.

Đình có kết cấu đơn giản hơn đình ở miền xuôi, được làm bằng gỗ
Đình có kết cấu đơn giản hơn đình ở miền xuôi, được làm bằng gỗ

Không giống như đình ở miền xuôi, đình Hồng Thái có kiến trúc rất đơn giản. Nổi bật lên là các chữ triện tô mực đen ở các đầu dư, một số câu Hán văn được ghi lại trên các xà và các câu đối, đáng chú ý là hai câu nói về địa thế của đình:

“Để giang tả bão linh nguyên hội
Ngọc tỉnh hữu triều thụy khí chung”

Tạm dịch:

“Sông Đáy vòng bên trái nguồn linh thiêng hội tụ lại.
Giếng ngọc chầu bên phải khí đẹp chung đúc về.”

Đình Hồng Thái thờ thành hoàng làng, các vị thần sông, thần núi xung quanh vùng và Ngọc Dung công chúa. Trong đình trang trí nhiều chữ triện tô mực đen và hoành phi, liễn đối đẹp mắt. Gian giữa của đình có hình tượng 6 con tắc kè được trạm trổ tinh xảo trên 6 cột, mô phỏng tín ngưỡng nông nghiệp của người dân địa phương. Hàng năm, dân làng tổ chức nhiều lễ hội ứng với mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là lễ cầu may, được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng Giêng, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nhiều trò chơi như ném còn, vật, câu ếch, cày bừa, hát then… Lễ hạ điền tổ chức vào ngày 4 tháng 5, lễ thượng điền được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. Dân làng tổ chức các ngày lễ với mong muốn tạ ơn trời đất đã cho một mùa vụ tốt tươi, dân làng no đủ…và cầu mong vụ mùa tiếp theo được mưa thuận gió hoà, cuộc sống an lành.

Bia đá tại đình Hồng Thái ghi dấu kỷ niệm bạc hồ về thăm
Bia đá tại đình Hồng Thái ghi dấu kỷ niệm bạc hồ về thăm

Đình được dựng năm 1919 bằng vật liệu thuần gỗ, theo kiểu kiến trúc nhà sàn miền núi, ba gian, hai chái, mái lợp lá cọ. Phía trên ba gian có một sàn lửng được chia làm hai phần: Thượng cung là nơi để đồ cúng tế, vọng cung để đồ tế khí.
Đình Hồng Thái (đình Kim Trận) mang một ý nghĩa lịch sử vô cùng có giá trị, gắn liền với quãng đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945. Sau hành trình 18 ngày đêm từ Pắc Bó (Cao Bằng), Bác Hồ về đến Tân Trào, đình Hồng Thái là nơi dừng chân đầu tiên của Người.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ và Trung ương Đảng chuyển về Hà Nội. Đất nước ta hòa bình chưa được bao lâu, thực dân Pháp bội ước quay trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, quê hương cách mạng Tân Trào lại được đón Bác, Trung ương, Chính phủ về đây để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ kháng chiến, đình Hồng Thái trở thành trụ sở của Ban bảo vệ an toàn khu. Đây được coi như một phòng thường trực của các cơ quan Trung ương đóng quanh vùng. Các cơ quan này lần lượt do các đồng chí: Hoàng Hữu Kháng, Trần Duy Kiên, Vi Văn Lệ phụ trách. Mọi người muốn vào các cơ quan Trung ương công tác đều phải qua đình Hồng Thái, xuất trình giấy tờ, có chữ ký của người phụ trách thì mới được vào an toàn khu.

Đình Hồng Thái trong lich sử là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả nước
Đình Hồng Thái trong lich sử là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả nước

Đầu năm 1951, trên đường đi công tác, Bác Hồ vào đình thăm hỏi bà con nông dân học chính sách thuế nông nghiệp. Bác chúc sức khỏe và động viên mọi người tích cực sản xuất, đóng góp sức người sức của cho cuộc kháng chiến.
Ngoài ra, đình Hồng Thái là nơi làm việc của bộ phận Tiếp tế ATK trong thời gian kháng chiến. Sau khi bộ phận này chuyển đi thì nhiều đơn vị bộ đội về đóng quân tại đình Hồng Thái để huấn luyện các đơn vị bộ đội.Đình Hồng Thái đã góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương cách mạng Tân Trào. Đình Hồng Thái không những được lịch sử ghi dấu mà đã đi vào thơ, văn, nhạc họa…của biết bao nghệ sỹ. Với tầm vóc đó, đình Hồng Thái đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia, là điểm du lịch Tuyên Quang được nhiều người biết đến…

Lễ hội cầu may của người dân địa phương tại đình Hồng Thái
Lễ hội cầu may của người dân địa phương tại đình Hồng Thái

Theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, đình Hồng Thái ngày nay là điểm đến tìm về lịch sử trong khu di tích Tân Trào, và hình ảnh mái đình ấy vẫn mãi hiện hữu trong trí nhớ bao người, trong áng thơ văn và cả trong những trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen quang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855