skip to Main Content

Tổng quan về huyện Sơn Dương

1. Vị trí địa lý huyện Sơn Dương

Sơn Dương là một huyện miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam. Sơn Dương cách thành phố Tuyên Quang 30 km, cách thành phố Thái Nguyên 54 km. Phía Đông Sơn Dương giáp với tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp huyện Yên Sơn. Địa hình Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng, vùng phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.

Thị trấn Sơn Dương
Thị trấn Sơn Dương

2. Lịch sử hình thành huyện Sơn Dương

Ngày 29-8-1994, thành lập thị trấn Sơn Dương – thị trấn huyện lị huyện Sơn Dương, trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Tú Thịnh, Hợp Thành, Kháng Nhật.
Ngày 15-7-1999, giải thể thị trấn nông trường Tân Trào. Dân cư thuộc thị trấn nông trường hiện đang sinh sống trên địa bàn các xã Minh Thanh, Tú Thịnh, Phúc ứng, Bình Yên, Thượng ấm, Tân Trào và thị trấn Sơn Dương được giao về các xã và thị trấn nói trên quản lý.
Hiện nay, Sơn Dương có 33 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn Sơn Dương và 32 xã

3. Danh lam thắng cảnh huyện Sơn Dương

Sơn Dương là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch, có điều kiện tự nhiên phong phú với những thắng cảnh đẹp và thế mạnh về phát triển du lịch tâm linh với hệ thống các đền, chùa, nổi tiếng.

Lán Nà Lừa ở Tân Trào
Lán Nà Lừa ở Tân Trào

Tiêu biểu như :khu di tích lịch sử Tân Trào – ATK; cụm di tích Bác Tôn; Ban thường trực Quốc Hội; mặt trận liên Việt ở xã Trung Yên; đình Hồng Thái; lán Nà Lừa; làng Sảo; cụm 43 điểm di tích tại xã Tân Trào; cụm di tích phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên; cụm di tích Nha Công an và các bộ ngành ở xã Minh Thanh.

Mái đình Hồng Thái ở huyện Sơn Dương
Mái đình Hồng Thái ở huyện Sơn Dương

Ngoài những di tích lịch sử, Sơn Dương còn có những thắng cảnh đẹp như thác Đát (suối Tiên) xã Hợp Hoà, thác Cao Ngỗi xã Đông Lợi.

4. Đặc sản huyện Sơn Dương

Khách du lịch đến với Sơn Dương còn được thưởng thức những món ăn truyền thống của các đồng bào dân tộc như đặc sản rượu ngô, măng rừng luộc chấm mẻ, cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt bò khô nướng, cá nấu măng chua, thịt gà xào mẻ, thịt chua om tỏi, rau ngót rừng, rau bồ khai, canh đắng, bánh … Những món ăn này được các mẹ, các chị chế biến tạo thành món ăn ngon, đặc trưng của dân tộc mình.

Xôi ngũ sắc các đồng bào ở huyện Sơn Dương
Xôi ngũ sắc các đồng bào ở huyện Sơn Dương

Du khách đi du lịch Tuyên Quang có thể mua về làm quà. Đó không chỉ là đặc sản mà còn chính tình cảm người xứ Tuyên gửi đến du khách gần xa.

5. Phương tiện giao thông huyện Sơn Dương

Ngày nay, phương tiện giao thông lên huyện Sơn Dương khá thuận lợi. Những con đường được mở rộng, làm mới khang trang. Sơn Dương cách thành phố Tuyên Quang 30 km, cách thành phố Thái Nguyên 54 km. Có thể đến Sơn Dương bằng ba đường, đi từ Hà Nội theo quốc lộ 3 qua Thái Nguyên đến huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đi theo quốc lộ 37 là đến thị trấn Sơn Dương; hoặc có thể đi bằng đường quốc lộ 3 đến Thành phố Thái Nguyên rồi đi theo đường lẻ đến thị trấn Sơn Dương. Ngoài ra, từ Hà Nội đi theo quốc lộ 2 đến thành phố Vĩnh Yên, tới ngã ba Tam Dương rẽ phải, đi thẳng theo quốc lộ 2C là tới thị trấn Sơn Dương, cách này đường dễ đi và gần nhất.
Theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, du khách có thể đến thành huyện Sơn Dương này bằng đường bộ như xe máy, ô tô tùy, xe ôm, taxi theo điều kiện cá nhân.

Phượt Tuyên Quang bằng xe máy
Phượt Tuyên Quang bằng xe máy

6. Các đơn vị hành chính huyện Sơn Dương

Huyện Sơn Dương có trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Sơn Dương. Mặc dù là huyện miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nhưng đến nay huyện vẫn đảm bảo các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ người dân. Không những thế, nhiều ngân hàng, bệnh viện, trường học lớn được đầu tư, xây dựng khang trang hơn. Tuy nhiên tại các làng xã ở xa, nhiều điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhất là giao thông, tiếp cận khoa học kỹ thuật, các dịch vụ Internet, bưu phẩm, chuyển hàng khá thông dụng.

7. Cảm nghĩ về huyện Sơn Dương

Huyện Sơn Dương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Từ những cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, miếu mạo đến những lễ hội, văn hóa dân tộc đặc sắc làm rung động bao con tim yêu du lịch. Đến Tuyên Quang, đừng quên về với mảnh đất Sơn Dương đầy tiềm năng này nhé.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen quang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855