skip to Main Content

Tổng quan về huyện Yên Sơn

1. Vị trí địa lý huyện Yên Sơn

Yên Sơn là huyện cửa ngõ của thành phố Tuyên Quang với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Huyện nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên), và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Thị xã Tuyên Quang nằm trong lòng huyện cách thành phố Tuyên Quang 5km.
Yên Sơn là địa bàn sinh sống của các các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, La Chí, Sán Dìu, Tống, Cao Lan…

Phát triển kinh tế ở huyện Yên Sơn
Phát triển kinh tế ở huyện Yên Sơn

2. Lịch sử hình thành huyện Yên Sơn

Trước đây, Yên Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang, năm 1976, Hà Giang và Tuyên Quang sáp nhập thành Hà Tuyên, Yên Sơn thuộc tỉnh Hà Tuyên.
Năm 1991, tỉnh Hà Giang tách khỏi Hà Tuyên, Yên Sơn trở thành huyện của tỉnh Tuyên Quang.
Trước năm 2008, Yên Sơn có diện tích 210 km2, dân số 167.200 người và 36 đơn vị hành chính.
Ngày 03/09/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang. Cắt 7.523,33 ha diện tích tự nhiên và 31.933 nhân khẩu của huyện Yên Sơn (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long và Đội Cấn) cho thị xã Tuyên Quang.

Đồi chè ở huyện Yên Sơn trải dài trên những ngọn đồi
Đồi chè ở huyện Yên Sơn trải dài trên những ngọn đồi

3. Danh lam thắng cảnh huyện Yên Sơn

Yên Sơn là một trong những huyện có tiềm năng du lịch phát triển. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, mà còn nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 108 di tích lịch sử, trong đó có 14 di tích cấp quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh.

Suối khoáng Mỹ Lân huyện Yên Sơn
Suối khoáng Mỹ Lân huyện Yên Sơn

Tiêu biểu như chùa Phật Lâm, di tích cách mạng Lào, lễ hội chọi trâu, khu di tích lịch sử Làng Ngòi, Đá Bàn ở Mỹ Bằng, di tích lịch sử Trường Nguyễn Ái Quốc, địa điểm Khe Lau, Km 7, hội trường Đại hội Ítxala, di tích CayXỏn –PhômViHản, di tích XuPhaNuVong….hay hồ Ngòi Là ở Chân Sơn; núi Là ở Lang Quán; suối khoáng Mỹ Lâm phát triển du lịch sinh thái.
Huyện đã chú trọng khôi phục các lễ hội như: Lễ hội đình Giếng Tanh, xã Kim Phú; lễ hội chùa Hang, xã An Khang; lễ hội đình Minh Cầm, xã Đội Bình; lễ hội Đầm Mây, lễ hội đền Minh Lương, xã Lang Quán…

Trò chơi kéo co trong lễ hội ở Yên Sơn
Trò chơi kéo co trong lễ hội ở Yên Sơn

Cùng với các hoạt động văn hoá, lễ hội, các giá trị văn hoá phi vật thể cũng được duy trì, phát triển. Các làn điệu hát then, hát cọi của dân tộc Tày; hát páo dung của dân tộc Dao; hát sình ca, múa Cầu mùa, múa Trống sành, múa Chim Gâu của dân tộc Cao Lan… đang dần được khôi phục và phát huy giá trị văn hóa.

4. Đặc sản huyện Yên Sơn

Khách du lịch đến với Yên Sơn còn được thưởng thức những món ăn truyền thống của các đồng bào dân tộc như đặc sản rượu ngô, măng rừng luộc chấm mẻ, cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt bò khô nướng, cá nấu măng chua, thịt gà xào mẻ, thịt chua om tỏi, rau ngót rừng, rau bồ khai, canh đắng, bánh. Đặc biệt nhất của huyện Yên Sơn là tinh bột dong giềng Lực Hành, thịt mỡ muối, thịt bò khô, thịt trâu khô, cá thính của người Sán Dìu… … Những món ăn này được các mẹ, các chị chế biến tạo thành món ăn ngon, đặc trưng của dân tộc mình. Ngoài ra, Yên Sơn còn nổi tiếng với những đồi chè xanh mát, ngọt ngào.

Cá thính người Sán Dìu
Cá thính người Sán Dìu

Du khách đi du lịch Tuyên Quang có thể mua về làm quà. Đó không chỉ là đặc sản mà còn chính tình cảm người xứ Tuyên gửi đến du khách gần xa.

5. Phương tiện giao thông huyện Yên Sơn

Ngày nay, phương tiện giao thông lên huyện Yên Sơn khá thuận lợi. Những con đường được mở rộng, làm mới khang trang. Du khách muốn đến Yên Sơn có thể theo quốc lộ 2 theo tuyến Hà Nội lên Phú Thọ tới Tuyên Quang hoặc theo tuyến quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương tới Yên Sơn.
Theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, du khách có thể đến thành huyện Yên Sơn này bằng đường bộ như xe máy, ô tô tùy, xe ôm, taxi theo điều kiện cá nhân.

Du lịch Tuyên Quang, phượt về huyện Yên Sơn
Du lịch Tuyên Quang, phượt về huyện Yên Sơn

6. Các đơn vị hành chính huyện Yên Sơn

Huyện Yên Sơn có trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Yên Sơn. Mặc dù là huyện miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nhưng đến nay huyện vẫn đảm bảo các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ người dân. Không những thế, nhiều ngân hàng, bệnh viện, trường học lớn được đầu tư, xây dựng khang trang hơn. Tuy nhiên tại các làng xã ở xa, nhiều điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhất là giao thông, tiếp cận khoa học kỹ thuật, các dịch vụ Internet, bưu phẩm, chuyển hàng khá thông dụng.

7. Cảm nghĩ về huyện Yên Sơn

Huyện Yên Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Từ những cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, miếu mạo đến những lễ hội, văn hóa dân tộc đặc sắc làm rung động bao con tim yêu du lịch. Đến Tuyên Quang, đừng quên về với mảnh đất Yên Sơn đầy tiềm năng này nhé.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen quang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855