Kinh nghiệm du lịch Gia Lai khám phá mảnh đất Tây Nguyên
Gia Lai là một tỉnh nổi tiếng ở Tây Nguyên với những cánh đồng cà phê và hương vị cà phê truyền thống. Không chỉ vậy, Gia Lai còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi những cánh đồng “hoa tuyết” đẹp say lòng vào tháng 3. Hay du lịch Gia Lai các bạn sẽ được ngắm Biển Hồ Gia Lai đẹp với câu hát “em đẹp lắm Pleyku ơi”, thác Chín tầng, và nhiều lễ hội mang đậm chất văn hóa Tây Nguyên như : Lễ Hội Đâm Trâu, Lễ Bỏ Mạ. Và cả thành phố Pleyku xinh đẹp, hiện đại khiến du du khách đắm say.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ và hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm du lịch Gia Lai, các món ăn đặc sắc không thể bỏ qua khi tới Gia Lai và Pleiku.

1. Đi du lịch Gia Lai bằng phương tiện nào
Gia Lai thuộc vùng Tây Nguyên dài gần 640 km, bạn dễ dàng lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển khác nhau: máy bay,xe khách, ô tô cá nhân thậm chí là xe máy cho các phượt thủ.
Máy bay: Từ thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng có các hãng hàng không khai thác các chuyến bay đến Sân bay Pleiku mỗi ngày có 1 chuyến. Các bạn nên đặt trước để biết được giờ bay, không ảnh hưởng đến chuyến d lịch Gia Lai của mình.

Để biết thêm thông tin về chuyến bay đi PleiKu vui lòng truy cập: Alltours.vn hoặc liên hệ Hotline: 19001812 để được tư vấn và đặt vé.
Xe Khách : Khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh tại bến xe Miền Đông có rất nhiều chuyến xe chất lượng cao ghế ngồi, giường nằm giá vé dao động từ 200-300 nghìn đồng mất khoảng 8 tiếng bạn sẽ đến Gia Lai. Lưu ý các xe giường nằm như xe Hồng Hà, Mai Linh tuyến Sài Gòn- Gia Lai thường chạy vào buổi tối, bạn chú ý mua vé để không lỡ mất lộ trình.

Phương tiện cá nhân và xe máy: Phượt là đam mê của những bạn trẻ. Xe máy là phương tiện dễ dàng và thuân tiện nhất, các bạn có thể đi theo nhóm bạn để hỗ trợ nhau sẽ tốt hơn. Chỉ cần mang đầy đủ đồ bảo hộ, xăng đầy bình, chuyến đi của bạn sẽ vô cùng thú vị. Riêng những du khách thích nghỉ ngơi thong thả thường chọn di chuyển bằng ô tô cá nhân. Nếu đi theo gia đình, các bạn có thể thuê xe tự lái. Sài Gòn đi Gia Lai sẽ có 2 hướng di chuyển cho bạn lựa chọn.
Tuyến thứ nhất với quảng đường chỉ khoảng 635km và dành cho cả người đi xe máy lẫn ô tô: Từ nội thành TP.HCM bạn xuất phát theo hướng cầu Sài Gòn rồi đi vào xa lộ Hà Nội đi thẳng theo đường Võ Nguyên Giáp. Bạn đi hết đường Võ Nguyên Giáp khoảng đến ngã ba Dầu Giây rồi rẽ trái vào quốc lộ 20. Tiếp đó bạn chạy thẳng theo hướng đường quốc lộ 20 đến địa phận tỉnh Lâm Đồng. Từ Lâm Đồng, bạn tiếp tục đi theo hướng quốc lộ 27 đến Buôn Ma Thuột. Từ thành phố Buôn Ma Thuột, bạn hành trình tiếp theo hướng quốc lộ 14 khoảng 110km nữa là đến địa phận tỉnh Gia Lai.
Tuyến thứ hai dài khoảng 645 km và chỉ dành cho ô tô:: Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh bạn đi theo hướng hầm Thủ Thiêm, sau đó tiến vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đi hết đường cao tốc, bạn rẽ trái đi vào quốc lộ 1 rồi rẽ phải vào quốc lộ 20 đến địa phận tỉnh Lâm Đồng. Từ đây bạn tiếp tục đi theo hướng chỉ dẫn như của tuyến đường thứ nhất đến Gia Lai.
Lưu ý: đường ở các tỉnh vùng Tây Nguyên khá hẹp, nhiều đèo, lắm dốc, nên chú ý tốc độ, tầm nhìn và cẩn thận với các xe khách ngược chiều chạy ẩu.

Phương tiện đi lại ở Gia Lai
Để đi lại các điểm du lịch ở Gia Lai bạn có thể di chuyển bằng taxi hoặc thuê xe máy để rong ruổi khám phá mọi nẻo đường của núi rừng.
Để được tư vấn đặt chỗ xe khách đi Gia Lai của tất cả các nhà xe, các bạn có thể liên hệ tới tổng đài hỗ trợ đặt vé xe khách 1900 636 212
Hoặc xem tại website: xe khách đi Gia Lai
Các bạn hãy truy cập những phương tiện giao thông đi Gia Lai để biết thêm chi tiết nhé.
2. Đi du lịch Gia Lai vào mùa nào?
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa nên có độ ẩm cao, lượng mưa lớn, thời tiết không có bão và không có sương muối. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa thường có mưa lớn vào buổi sáng hoặc cả ngày nên sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển, đi lại. Ngoài ra, du lịch Gia Lai – Pleiku nhiều khi các bạn sẽ đi vào các khu vực rừng núi, thác nước, các bản làng nên việc di chuyển trong thời tiết nhiều mưa, đường xá ẩm ướt, lầy lội sẽ không phải là thuận lợi.

Vì vậy, các bạn nên đi du lịch Gia Lai – Pleiku vào mùa khô, đặc biệt là những tháng cuối năm như tháng 11, 12. Bởi vì lúc này lúa chín vàng trên các nương đồi, hoa dã quỳ nở vàng rực các nẻo đường cũng làm cho núi rừng Tây Nguyên rực rỡ hơn. Đây cũng là thời điểm các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc diễn ra như:
Lễ Mừng lúa mới: sau khi đồng bào Gia Rai thu hoạch xong vụ mùa, tổ chức lễ hội này để tạ ơn thần Lúa, thần Nông Nghiệp.
Lễ ăn cơm mới
Liên hoan cồng chiêng
Lễ hội cúng làng cuối năm
Lễ hội đâm trâu : (người Ba Na gọi là x’trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.
Lễ bỏ mả : là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền tổng hợp đặc sắc của các tộc người Tây Nguyên (tây nam Trung bộ Việt Nam), bao gồm nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa, trò rối và mặt nạ, ẩm thực cộng đồng…

Những lễ hội này thường kéo dài từ cuối năm trước cho đến tháng ba năm sau tùy vào từng làng, từng khu vực trong tỉnh. Ngoài ra còn nhiều các lễ hội khác nữa như Lễ hội dúi, Lễ đâm trâu, Hội đua voi… Tuy nhiên, những lễ hội này hiện nay đang dần bị mai một đi, không phải buôn làng nào cũng tổ chức hay năm nào cũng tổ chức một cách thường xuyên mà hiện nay thường được tái hiện lại trong các sự kiện liên quan đến Văn hóa được Sở/ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức.
Tháng 3 cũng là một thời điểm khác nữa mà bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của Gia Lai. Đây là thời điểm hoa cà phê nở và sâu bướm nở nên bướm vàng bay đầy trời.
3. Những điểm du lịch Gia Lai hấp dẫn du khách
Biển Hồ
Nằm ở phía Tây bắc thành phố Pleiku. Biển Hồ còn có nhiều tên gọi khác như hồ Ea Nueng, hồ Tơ Nưng, hồ Tơ Nueng. Hồ nước ngọt rộng lớn này xưa kia là một miệng núi lửa, nhưng đã dừng hoạt động mấy triệu năm. Hồ rất rộng, diện tích lên tới 228ha, do đó được gọi là Biển Hồ. Một ngày ở đây có 4 mùa, bạn phải lưu ý mặc ấm đầy đủ trước khi đi. Khi tới đây, bạn có thể thuê một chiếc thuyền mộc, chèo ra ngắm cảnh hồ.

Biển hồ chè
Đây thực chất là một phần của biển Hồ, tuy nhiên nơi đây trồng chè nên được gọi là biển hồ chè. Nằm trên đường đi Kontum, bạn nên ghé qua đường Hàn Quốc. Đường Hàn Quốc do người dân tự đặt tên, bên đường có 2 hàng cây, xung quanh là đồi chè, khung cảnh thơ mộng như ở Hàn Quốc nên rất nhiều bạn trẻ tới đây chụp ảnh. Ở biển hồ chè có một ngôi chùa rất đẹp, bạn đi hết đường Hàn Quốc là tới.

Bảo tàng tỉnh Gia Lai
Bảo tàng này nằm ngay cạnh quảng trường, trưng bày các hiện vật về cuộc sống của người dân ở đây. Miễn phí vé vào cửa, nếu bạn tới quảng trường thì nên ghé vào thăm.
Núi Hàm Rồng: Xã Chư H’drông, thành phố Pleiku. Đường đi lên núi Hàm Rồng trồng hoa dã quỳ quanh đường, bạt ngàn lối đi. Nếu đi tới đây vào tầm cuối năm, mùa hoa dã quỳ nở thì cảnh ở đây tuyệt đẹp. Trên đỉnh núi Hàm Rồng có một đài quan sát. Đứng ở đấy, bạn có thể quan sát được toàn bộ thành phố Pleiku và các nơi xung quanh (muốn lên thì phải xin phép quân đội ở đây).
Thác Phú Cường (xã Dun, thị xã Chư Sê)
Từ thành phố Pleiku về đây mất khoảng 44km). Được coi là thác cao nhất Tây Nguyên. Thác cao khoảng 45m, nước đổ từ trên núi xuống suối La Peet ở dưới, nước chảy rất mạnh, bọt tung trắng xóa. Nếu thích thì bạn có thể tắm ở dưới suối, nhưng phải rất cẩn thận. Ở đây có dịch vụ thuê thuyền Thiên Nga với giá 40.000đ cho 20 phút. Cả thác chỉ có 5 thuyền nên nếu đông thì bạn phải đợi rất lâu.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Thuộc địa phận 3 huyện Mang Yang, Kbang, Đak Đoa của tỉnh Gia Lai (cách thành phố Pleiku khoảng 50 km). Trong rừng có rất nhiều kiểu cây khác nhau (lá rộng, lá kim), có nhiều loại cây vô cùng quý hiếm. Các loại động thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng. Ban quản lý vườn quốc gia hiện tổ chức các chuyến du lịch sau: du lịch sinh thái khám phá núi rừng kết hợp du lịch văn hóa tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc.
Hồ thủy điện Auyn Hạ
Đây cũng là một khu du lịch sinh thái hoang sơ mà nếu có thời gian thì bạn nên ghé. Hồ Ayun Hạ cách thác Phú Cường khoảng 25km nữa, có chiều dài đến 20km, chạy dọc theo nhiều buôn làng dân tộc thiểu số Ba Na và Gia Rai. Điểm rộng nhất đến 2km và điểm sâu nhất là hơn 20m. Phần lòng hồ thuộc địa phận huyện Chư Sê nhưng cổng vào hồ thì thuộc địa phận huyện Ayun Pa.
Nhà tù Pleiku (phường Diên Hồng, thành phố Pleiku)
Nhà tù này được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1925, thời kỳ đầu chỉ giam những người dân tộc. Đến năm 1940, nơi đây được dùng làm nhà giam tù chính trị. Ngày 15/3/1975, một số tù chính trị phá những song sắt và các bức tường kiên cố để thoát ra ngoài, cùng với một bộ phận vùng ven đón quân ta từ Trà Bá vào giải phóng thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku). Nơi đây vẫn còn nhiều di tích của nhà tù xưa.

Quảng trường Đại Đoàn Kết
Quảng trường này nằm ngay trong lòng thành phố, nơi đây có tượng bác Hồ lớn nhất Việt Nam.
Chùa Minh Thành (14A Nguyễn Viết Xuân, thành phố Pleiku): Chùa được xây theo kiến trúc Nhật – Trung rất đẹp và đặc trưng. Kiến trúc của chùa khác hẳn so với các chùa khác ở Việt Nam, rất đẹp, tới Pleiku bạn đừng quên ghé qua.
Hồ thủy điện YALY (HUYỆN CHƯ PUH)
Từ Biển Hồ, đi xa hơn về phía Kon Tum, các bạn có thể tham quan một địa danh nổi tiếng từ lâu đời, đó là Hồ Thủy điện Yaly, vé vào cửa là 30k/người. Thủy điện Yaly rộng lớn với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ. Yaly là công trình Thủy điện lớn thứ 2 ở nước ta, sau Thủy điện Hòa Bình. Các bạn đi xe máy thì không thể chạy vào trong đập được. Mà phải thuê xe ô tô 4 chỗ với giá 200k/xe ở gần đó để đi vào đập Thủy điện, ngắm nhìn từ trên cao hoặc vào tham quan khu vực tuabin. Gần khu vực thủy điện có một khu du lịch sinh thái Yaly nhưng do quá vắng khách nên hiện đã không còn phục vụ nữa. Đường vào Thủy điện đẹp, dễ đi nhưng nếu các bạn đi từ hướng Kon Tum sang Pleiku thì cần chú ý biển chỉ đường. Tốt nhân nên hỏi người dân xem đi đường đó đã đúng chưa.
Thác Lệ Kim (huyện Ia Grai), Thác Bàu Cạn (xã Gào, TP Pleiku) cũng là những thác nước nổi tiếng. Các bạn có thể tìm vị trí từng thác trên bản đồ trước để sắp xếp đường đi cho hợp lý.

Đồi thông Hà Tam (HUYỆN ĐAK PƠ)
Nếu các bạn là một nhóm lớn và thích các không gian có thể cắm trại được, các bạn có thể khám phá Đồi thông Hà Tam, thuộc huyện Đăk Pơ, cách đường 19 khoảng 5km. Ở đây có những cây thông cổ thụ có đường kính từ 1m đến 1,5m, phải 5 người mới có thể ôm được. Cũng có những cây thông không có hình dáng như bình thường mà rất đặc biệt khiến các bạn cảm thấy ngạc nhiên. Khu vực này hiện đang được đầu tư thành khu du lịch sinh thái nên một vài năm nữa có thể sẽ có rất nhiều resort mọc lên ở đây, còn hiện nay thì không có dịch vụ nào đáng nói cả.
Cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng Chiêng có một vị trí vững vàng và quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện của nhân loại mà còn được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Gắn chặt với đời sống cộng đồng, được cộng đồng tiếp nhận và nuôi dưỡng, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của tài sản văn hóa, là linh hồn của đời sống văn hóa mỗi tộc người bản địa trên vùng đất cao nguyên này.

Đồng bào tin rằng trong mỗi chiếc cồng chiêng cổ đều có một vị thần trú ngụ. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ở đâu có lễ hội, ở đó có nhạc chiêng, từ lễ cúng bến nước, lễ bỏ mả, lễ trưởng thành, lễ chúc phúc, lễ mừng cơm mới, lễ rước kpal… Bên bếp lửa trong ngôi nhà dài của đồng bào Êđê hay dưới mái nhà rông của đồng bào Bana, J’rai…, mỗi khi nhạc chiêng vang lên là lúc các thành viên trong buôn làng, cùng về sum họp, mọi người xích lại gần nhau hơn.
Không gian văn hóa cồng chiêng gắn với không gian sinh sống của đồng bào Tây Nguyên. Chính vì thế mà các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực để sưu tầm, bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa cồng, chiêng Tây Nguyên.
>>>Những điểm du lịch hấp dẫn ở Gia Lai
4. Đặc sản Gia Lai quyến luyến hồn du khách
Đi du lịch Gia Lai các bạn phải thưởng thức những món ngon sau đây:
Phở khô: là món đặc sản ở đây. Bạn có thể ăn ở quán phở Hồng đường Nguyễn Văn Trỗi, quán Tàu Lý đường Trần Phú, quán Ngọc Linh đường Sư Vạn Hạnh, quán Ngọc Sơn đường Hùng Vương.
Cá chua: Đây là một món cá được làm để có thể để lâu được, để càng lâu thì món này càng ngon.
Canh lá bép: Những người dân nơi đây tìm thấy trong rừng của mình có hàng trăm các loại lá khác nhau mà không nơi nào có được, và lá bép là một trong những loại có nhiều nhất. Lá này có vị ngọt nên người dân gọi là lá mỳ chính.

Bò một nắng chấm Muối kiến vàng: Đây là món ngon cực kỳ hấp dẫn bạn cần thử khi du lịch Gia Lai. Bò một nắng hay ở Gia Lai còn gọi là bò một nắng hai sương, cái tên nghe khá lạ tai và ăn cũng rất ngon. Điểm đặc biệt của món này là ở chỗ nó được chấm với muối kiến vàng. Đây thực sự là loại muối độc nhất vô nhị, được làm từ kiến của rừng Ayun Pa, Krong Pa. Chỉ khi bạn ăn nó mới cảm nhận được sự thơm ngon khách lạ mà món đặc sản này mang lại.
Bún mắm cua: Bún mắm cua có mặt ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng nhiều người cho rằng nó có nguồn gốc là của những người Bình Định khi di cư tới Gia Lai thì đã làm ra món ăn này.
Với hồn quê dân dã, đậm bản sắc vùng cao nguyên, những món ăn bình dị , hấp dẫn này gây thương nhớ cho bất cứ ai đã từng thưởng thức.

Đặc biệt, các bạn đừng quên cà phê Gia Lai nhé, một trong những điểm trồng cà phê lớn ở nước ta.
Du khách có thể mua những món ngon này về làm quà, vừa bổ dưỡng, có ý nghĩa, đấy cũng là tình cảm người dân Đăk Nông gửi gắm tới người phương xa.
Xem thêm: Đặc sản Gia Lai quyến luyến hồn du khách
5. Khách sạn, nhà nghỉ ở Gia Lai
Hầu hết các địa điểm tham quan đều ở thành phố Pleiku, hoặc không quá xa thành phố. Do đó, bạn có thể đi trong ngày rồi về thành phố Pleiku để nghỉ ngơi. Dưới đây là một số nhà nghỉ cho bạn :
Một số nhà nghỉ, khách sạn có mức giá bình dân bạn có thể tham khảo như các khách sạn Pleiku, Ialy, Công Đoàn, Hùng Vương, Tây Đô, Thuận Hải…cùng nhiều khách sạn khách các bạn có thể lưu trú tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính.

6.Lưu ý khi đi Du lịch Gia Lai
Khi đi lại bằng xe máy hoặc ô tô tự lái tại khu vực này các bạn cần tuân thủ theo các luật lệ giao thông, đặc biệt là quy định về tốc độ. Ở các khu vực đầu vào thành phố hay trung tâm huyện thường có cảnh sát giao thông bắn tốc độ.

Hệ thống biển chỉ đường ở Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung nhiều khi gây nhầm lẫn cho mọi người nên khi rẽ vào đường ngang các bạn cứ hỏi thêm người dân cho chắc ăn.
Người dân ỏ Gia Lai thân thiện, nhiệt tình, nếu bạn hỏi đường, họ sẽ tận tình chỉ giúp nhưng trước khi đi, các bạn nên tham khảo các cung đường trên Google Map hoặc bản đồ.
Nếu đi Gia Lai vào mùa mưa, các bạn nên chuẩn bị kỹ càng áo mưa, giày dép thuận tiện và tránh đi vào những khu vực suối, thác vì thời điểm này thác nước chảy xiết, đá trơn, đường mòn bùn đất, lầy lội, rất nguy hiểm cho việc di chuyển.
Nên đi giàu có đội ma sát cao, thoải mái, êm chân.
Vì chủ yếu là đồi núi nên các bạn cần mang theo thuốc xịt muỗi, côn trùng.
Mang thêm thức ăn nhẹ và nước uống đi đường
Các bạn cũng nên mang theo áo khoác mỏng vì sáng sớm và tối muộn ở đây cũng lạnh hơn so với ban ngày.
7. Lịch trình gợi ý đi Gia Lai, Pleiku
Ngày 1: Trung tâm thành phố
– Đón bình minh trên núi Hàm Rồng
– Thăm quan chùa Bửu Nghiêm, chùa Minh Thành và nhà thờ Đức An
– Ăn trưa ở Phở khô Tàu Lý
– Chiều dạo chơi đồi thông Hà Tam hoặc chụp ảnh ở bãi cỏ xã Gào
– Tối dạo chơi, ăn vặt khu vực trung tâm
Ngày 2: Pleiku – Thác Phú Cường – Hồ Ayun Hạ – Pleiku
– Ăn trưa cá nướng ở hồ Ayun Hạ
– Mua bò một nắng và muối kiến vàng về làm quà
Ngày 3: Pleiku – Biển Hồ – Thủy điện Yaly – Pleiku
Nếu còn thời gian các bạn có thể ghé thăm thêm một vài điểm đến nữa để thưởng thức hết vẻ đẹp hoang dã của Gia Lai.
Du lịch Gia Lai , bạn sẽ tận hưởng những giây phút tuyệt vời không phải nơi nào cũng có.
Với những kinh nghiệm trên, chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ, bổ ích và đầy trải nghiệm. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các bạn đến mọi miền tổ quốc.