skip to Main Content

Kinh nghiệm du lịch Hải Dương cho các mùa trong năm

Hải Dương níu chân du khách bởi những di tích lịch sử , danh lam thăng cảnh nổi tiếng. Đến với vùng đất giàu truyền thống này, các bạn sẽ được phám phá nền văn hóa độc đáo , thưởng thức những món ăn ngon. Du lịch Hải Dương, chúng ta còn được nghe kể những câu chuyện về danh nhân văn hóa lừng lẫy nhưng Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh,… Toàn Cầu Travel xin gửi đến các bạn những kinh nghiệm du lịch Hải Dương bổ ích nhất.

Cảnh đẹp ở Yên Sơn
Cảnh đẹp ở Yên Sơn

1. Đi du lịch Hải Dương bằng phương tiện nào

Hải Phòng cách Hà Nội 51 km, các bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau từ xe khách, ô tô hay phương tiện cá nhân khác. Với khoảng cách không xa, đây là điểm đến lý tưởng cho du khách về tham quan và khám phá.
Nếu bằng phương tiện công cộng: Bạn có thể bắt xe bus từ bến xe Lương Yên để đến Hải Dương, lượt xe với tần suất 15 phút/chuyến. Giá vé dao động từ 35.000-40.000 đồng. Sau khi đã có mặt ở Hải Dương bạn có thuê xe ôm, taxi đến địa điểm mình muốn đến.

Xe khách Hà Nội- Hải Dương
Xe khách Hà Nội- Hải Dương

Xe Khách : Các xe tới Hải Dương thường tập trung tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát với giá vé giao động từ 60-80k/ người. Tuy nhiên, vì có nhiều tuyến xe buýt nên số lượng xe khách khai thác chuyến Hà Nội- Hải Dương còn ít.
Các bạn có thể đi xe của các nhà xe như : Phúc Duyên, Dung Thùy…
Xe ô tô cá nhân và xe máy: Đây là phương tiện dễ dàng và thuân tiện nhất, Chỉ mất khoảng gần chưa đầy 1 tiếng, bạn đã đến được Hải Dương , nhất là đi cũng nhóm bạn. Chỉ cần mang đầy đủ đồ bảo hộ, xăng đầy bình, chuyến đi của bạn sẽ vô cùng thú vị. Đến với Hải Dương là một hành trình đầy trải nghiệm và thú vị bởi bạn có thể rông ruỗi trên con đường mang cảm giác mới lạ. Với những du khách thích khám phá, những chuyến đi có tính chất mạo hiểm, cung đường lạ thường chọn “phượt” Hải Dương bằng xe máy. Riêng những du khách thích nghỉ ngơi thong thả thường chọn di chuyển bằng ô tô.

Xe buýt Hà Nội - Hải Dương
Xe buýt Hà Nội – Hải Dương

Để được tư vấn đặt chỗ xe khách đi Hải Dương của tất cả các nhà xe, các bạn có thể liên hệ tới tổng đài hỗ trợ đặt vé xe khách 1900 636 212
Hoặc xem tại website: xekhachlientinh.com
Từ Sài Gòn và các tỉnh miền Trung, các bạn có thể đi máy bay hoặc tàu hỏa ,xe khách đến Hà Nội. Từ đây, bạn đi xe buýt, xe khách hoặc thuê xe máy về du lịch các điểm ở Hải Dương.
Để biết thêm thông tin về chuyến bay đi Nội Bài- Hà Nội vui lòng truy cập: Alltours.vn hoặc liên hệ Hotline: 19001812 để được tư vấn và đặt vé.
Khi đến thành phố Hải Dương, các bạn có thể lựa chọn đi taxi, xe buýt, tiện nhất là thuê xe máy.
Các bạn hãy truy cập những phương tiện giao thông đi Hải Dương để biết thêm chi tiết nhé.

2. Đi du lịch Hải Dương vào mùa nào?

Theo kinh nghiệm du lịch Hải Dương, bạn có thể đi bất cứ thời điểm nào trong năm, trừ thời gian mưa bão. Bởi Hải Dương có nhiều di tích lịch sử văn hóa để bạn khám phá. Mỗi Mùa, Hải Dương lại để lại những ấn tượng khác nhau cho du khách. Mùa xuân ấm áp, gió nhẹ, những cành đào rực nở. Đây cũng là mùa của lễ hội. Mùa hạ tiết trời đẹp cho chuyến đi khám phá. Tuy nhiên, có những thời điểm trời nhiều mưa, hoặc nắng nóng trên diện rộng song bù lại bạn sẽ được vin cành, bẻ và thưởng thức những trái vải tươi ngon nhất.. Mùa thu tiết trời heo may đặc trưng, quang cảnh trở nên đẹp hơn, lãng mạn vô cùng. Và mùa đông, cái lạnh miền Bắc cũng lang lại trải nghiệm thú vị.

Mùa sen ở Hải Dương
Mùa sen ở Hải Dương

3. Những điểm du lịch Hải Dương hấp dẫn du khách

Đến Hải Dương bạn có dịp được khám phá vùng đất sinh ra nhiều danh lam thắng cảnh, những danh nhân văn hóa, y học, quân sự của dân tộc.

Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc
Khu di tích danh thắng Côn Sơn gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử, đây cũng là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần, có vị trí nằm ở xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh.

Côn Sơn là điểm đến hấp dẫn du khách
Côn Sơn là điểm đến hấp dẫn du khách

Khu di tích nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân gồm có núi non, chùa, tháp, với rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Nguyễn Trãi có bài thơ miêu tả cảnh đẹp nơi đây :

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn sơn có đá rêt phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.

Chùa Côn Sơn
Côn Sơn Nằm dưới chân núi Kỳ Lân, thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa có tên chứ là Côn Sơn Thuên Tư Phúc Tự, tục gọi là chùa Hun, được xây dựng vào thế kỷ X. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ. Kiến trúc chùa được xây theo kiểu chữ công bao gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện, nhà thờ Tổ.

Côn Sơn Tự
Côn Sơn Tự

Thượng điện là nối là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông – Pháp Loa – Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Đây là một trong những trung tâm phật giáo miền bắc nước ta trước đây.

“Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm
Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa đành”.

Giếng Ngọc
Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền, vào một đêm trăng rằm tháng bảy, thiền sư Huyền Quang mơ thấy một viên ngọc sáng lấp lánh nằm trên sườn núi Kỳ Lân. Trời sáng, thiền sư cùng các tăng ni lên sườn núi xem xét, khi phát quang bụi rậm, thấy một giếng nước trong vắt, uống thử thấy nước ngọt, mát, người khoan khoái. Khiveef chùa, thiền sư làm lễ tạ thần linh vì ban cho chùa nguồn nước quý và xin được khơi sâu, kè bờ. Từ đó, giếng được được gọi là giếng Ngọc và các sư trong chùa thường được lấy nước giếng để làm lễ. Đã có thời gian giếng bị cỏ cây che lấp. Năm 1995, giếng nước được đầu tư khơi lại, kè đá, xây bờ , lát sân để tạo cảnh quan chung cho khu du lịch và cũng là để du khách khi thăm Côn Sơn có dịp uống ngụm nước giếng thiêng.

Giếng Ngọc trong khu di tích Côn Sơn
Giếng Ngọc trong khu di tích Côn Sơn

Bàn cờ Tiên
Từ chùa Côn Sơn du khách leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m), đây là một khu đất bằng phẳng, nơi đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay nơi Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình với hai tầng cổ các tám mái. Ðứng từ đây du khách có thể nhìn bao quát được cả một vùng rộng lớn.
Đền Cao An Phụ
Đền Cao An Thụ nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hải Dương. Đây được xem như một dải lụa điểm xuyết cho bức tranh đồng bằng bắc bộ. Nơi đây khung cảnh hữu tình thơ mông với trời mây non nước, dòng sông uốn ượn như dải lụa đào, cánh đồng bạt ngàn thăng cánh cò bà.Xa xa là những ngôi làng nhỏ phân chia khu vực. Tất cả tạo nên một bức tranh muôn màu.
Đảo Cò Chi Lăng Nam
Là vương quốc của nhiều loài cò di cư phương bắc. Đảo Cò Chi Lăng Nam nằm ở giữa lòng hồ An Dương, thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, cách trung tâm Thành phố Hải Dương khoảng 30 km về phía Nam, theo hướng Quốc lộ 39B.

Đảo Cò Lăng Nam quy tụ nhiều loài cò vạc về sinh sống
Đảo Cò Lăng Nam quy tụ nhiều loài cò vạc về sinh sống

Hàng vạn chú cò vạc từ khắp nơi bay về tổ đậu san sát trên các ngọn tre, nhìn từ xa giống như những cành hoa điểm đầy bông trắng là cảnh tượng ngoạn mục ở Đảo Cò tỉnh Hải Dương. Có chín loại cò khác nhau là cò lửa, cò đen, cò ruồi, cò bợ, cò nghênh, cò ngang, cò diệc, cò trắng, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới. Điều đặc biệt là người dân nơi đây không bao giờ bắt cò hay ăn thịt cò, vạc.
Chùa Cao và động Kính Chủ
Nằm trên một ngọn núi cao trên 500 m, Chùa Cao (Kinh Môn) đã trở thành điểm du lịch tâm linh khá nhộn nhịp. Đền Cao thờ An sinh vương Trần Liễu, là thân phụ Trần Quốc Tuấn do vậy xã dưới chân núi có tên là xã An Sinh.

Động Kính Chủ là một hang động lắm nằm trên núi Dương Nhan
Động Kính Chủ là một hang động lắm nằm trên núi Dương Nhan

Động Kính Chủ có của động quay về hướng Nam, có độ cao 20 mét so với triền ruộng chân núi, ánh sáng tốt, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, nơi cư trú thuận lợi của những con người tiền sử. Ở đây còn thấy hình động vật được khắc trên vách đá và công cụ lao động của người xưa. Trong động Kính Chủ có chùa thờ Phật, thờ Minh Không thiền sư, Lý Thần Tông, Huyền Quang tôn giả và có nhiều tượng tạc bằng đá mô tả những sự kiện điển hình trong kinh Phật. Ngoài Kính Chủ, núi Dương Nhan còn có nhiều hang động kỳ thú như hang Vang, hang Luồn, hang Trâu, hang Tiên Sư…
Làng múa rối nước Thanh Hải
Rối nước Thanh Hải Thanh Hà Hải Dương là một loại hình nghệ thuật được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012. Nơi đây có 3 phường múa rồi nước, thường đi biểu diễn ở nhiều nơi.

Múa rối nước Thanh Hải là loại hình nghệ thuật cổ truyền dân tộc
Múa rối nước Thanh Hải là loại hình nghệ thuật cổ truyền dân tộc

Con rối thường được làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ, dễ nổi trên mặt nước, được tạc chau chuốt theo hình thù các nhân vật trong câu chuyện.Nghệ thuật rối nước dùng mặt nước, nhà rối hay thủy đình làm sân khấu. Thủy đình thường được dựng lên ở giữa ao, với kiến trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò, để điều khiển con rối. Đây là một loại hành nghệ thuật dân tộc đặc sắc và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Câu lạc bộ golf Ngôi sao Chí Linh
Câu lạc bộ golf Ngôi sao Chí Linh nằm ở thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh. Với vị trí ngay tại trung tâm tam giác phát triển kinh tế du lịch của phía Bắc, sân golf Chí Linh không chỉ được đánh giá là một sân golf hàng đầu tại Việt Nam mà còn cả vùng Đông Nam Á. Đây là một điểm du lịch, trung tâm thể thao, khu vui chơi, nghỉ dưỡng, xúc tiến đầu tư… cao cấp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Sân Goft Hải Dương
Sân Goft Hải Dương

Tốp 10 điểm đến hấp dẫn du khách ở hải Dương

4. Đặc sản Hải Dương nổi tiếng nhất

Đến Hải Dương, ngoài khám phá cảnh đẹp non nươc, du khách còn có thể thưởng thức vô số đặc sản lừng danh. Nhắc đến Hải Dương, người ta không thể không nhắc đến những món ngon của vùng đất này như:

Bánh giày Gia Lôc
Bánh giày Gia Lôc
  • Vải thiều Thanh Hà
  • Bánh đậu xanh
  • Gà Mạnh Hoạch
  • Bánh đa gấc
  • Bánh giày Gia Lộc
Bánh đậu xanh Hải Dương
Bánh đậu xanh Hải Dương
  • Bánh Lòng Kinh Môn
  • Bánh cuốn Hải Dương
  • Banh Gai Ninh Giang
  • Bún cá rô đồng
  • Rượu Tư Kỳ
Bánh đa gấc kẻ Sặt
Bánh đa gấc kẻ Sặt
  • Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Du khách có thể mua những món ngon này về làm quà, vừa bổ dưỡng, có ý nghĩa, đấy cũng là tình cảm người dân đất Cảng gửi gắm tới người phương xa.
Xem thêm: Đặc sản Hải Dương

5. Khách sạn, nhà nghỉ ở Hải Dương

Ngày nay, Hải Dương là điểm đến “hot” cho nhiều du khách ghé thăm. Dể phục vụ du khách, nhiều khách sạn lớn mọc lên, khang trang, chất lượng phục vụ tốt.
Nếu đi du lịch, bạn nên chọn những khách sạn ở trung tâm để dễ dàng đi chuyển và tham quan. Nó vừa gần các trung tâm ăn uống, vui chơi, mua sắm… Khu vực trung tâm Hải Dương gồm các tuyến đường sau Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Thị Duệ, Điện Biên Phủ,… Các bạn căn cứ vào các tuyến đường này để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.

Khách sạn Kim Sơn
Khách sạn Kim Sơn

Một số nhà nghỉ, khách sạn có mức giá bình dân bạn có thể tham khảo như khách sạn Hữu Nghị, Nhà khách hồ Côn Sơn, Công Đoàn Côn Sơn, nhà khách Quân khu 3…cùng nhiều khách sạn khách các bạn có thể lưu trú tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Hải Dương mà Toàn Cầu Travel chia sẻ với bạn.
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ, bổ ích và đầy trải nghiệm. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các bạn đến mọi miền tổ quốc.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855