skip to Main Content

Kinh nghiệm du lịch Hưng Yên từ A đến Z cho các phượt thủ

Hưng Yên vùng đất văn hiến, nơi chúa đựng nhiều giá trị văn hóa nổi bật “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Du lịch Hưng Yên, du khách được khám phá nhưng ngôi làng cổ kinh, khu phố Hiến tấp nập nhộn nhịp một thời, những ngồi đền, chùa linh thiêng.
Đối với những bạn trẻ mong muốn khám phá nơi này nhưng còn lo lắng, không biết đi thế nào, ăn uống ra sao?  Alltours. vn sẽ đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hưng Yên với bạn.

1. Đi du lịch Hưng Yên bằng phương tiện nào

Máy bay :Hưng Yên cách thành phố Hà Nội 60km, bởi vậy những du khách ở miền Trung và Nam có thể mua vé máy bay đi Hà Nội, rồi từ Hà Nội đi xe bus, xe khách, xe máy về quê hương xứ nhãn lồng.

Nếu đã có kế hoạch ngày du lịch Hưng Yên cụ thể, các bạn nên đặt vé trước để đảm bảo giá vé hợp lý.
Để biết thêm thông tin về chuyến bay đi Hà Nội vui lòng truy cập: Alltours.vn hoặc liên hệ Hotline: 19001812 để được tư vấn và đặt vé.

Sân bay Nội Bài
Sân bay Nội Bài

Di chuyển bằng xe khách: từ các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam đều có xe khách đi Hưng Yên hoặc Hà Nội. Thông thường nếu xe khách không chạy qua Hưng Yên sẽ dừng tại các bến xe Gíap Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình, sau đó bạn mua vé xe khách đi tiếp về Hưng Yên. Các bạn có thể ra bên xe tỉnh để mua vé đi Hưng Yên. Một số nhà xe chạy tuyến Sài Gòn- Hưng Yên mà bạn có thể tham khảo như: Trọng Hiền, Phượng Hoàng, Nhẫn Việt, Anh Tâm….có chất lượng dịch vụ tốt, giá rẻ, giường nằm to và phục vụ thoải mái. Thời gian di chuyển bằng ô tô là tùy thuộc vào chiều dài quãng đường.

Xe buýt Hà Nội- hưng Yên
Xe buýt Hà Nội- hưng Yên

Để được tư vấn đặt chỗ xe khách đi Hưng Yên của tất cả các nhà xe, các bạn có thể liên hệ tới tổng đài hỗ trợ đặt vé xe khách 1900 636 212
Hoặc xem tại website: xe khách đi Hưng Yên
Phương tiện cá nhân và xe máy: Phượt là đam mê của những bạn trẻ, những bạn ở không quá xa Sài Gòn thì chuyến đi là một trải nghiệm tuyệt vời. Xe máy là phương tiện dễ dàng và thuân tiện nhất, các bạn có thể đi theo nhóm bạn để hỗ trợ nhau sẽ tốt hơn. Chỉ cần mang đầy đủ đồ bảo hộ, xăng đầy bình, chuyến đi của bạn sẽ vô cùng thú vị. Riêng những du khách thích nghỉ ngơi thong thả thường chọn di chuyển bằng ô tô cá nhân. Nếu đi theo gia đình, các bạn có thể thuê xe tự lái.
Nếu như bạn đi xe máy thì từ Hà Nội đến Hưng Yên thì đầu tiên bạn qua đường Giải Phóng rẽ trái và đường vành đai 3 sau đó đi qua Cầu Thanh Trì, qua Ecopark đi tiếp đến đường mới liên tỉnh và chạy thẳng là đến Hưng Yên. Từ Hà Nội đến thành phố Hưng Yên bạn chỉ đi mất khoảng hơn 2 tiếng đi xe máy, đường đi cũng rất thoáng và khá là an toàn. Nếu như bạn chỉ xuống các tỉnh như Văn Giang hay Khoái Châu thì đường đi còn rút ngắn hơn. Bạn chỉ mất hơn 1 tiếng để về đến đây.

Một cảnh đẹp ở Hưng Yên
Một cảnh đẹp ở Hưng Yên

Tàu Hỏa: Sài Gòn là điểm ga trung tâm của tuyến đường sắt miền Nam. Nếu đi du lịch Hưng Yên, các bạn có thể đi tàu thống nhất, tàu SE. Gía cả phụ thuộc vào quãng đường, chất lượng tàu…Chuyến tàu đi nhanh nhất khoảng 30 tiếng nếu đi từ Sài Gòn đi Hà Nội, hoặc tàu Lào Cai Hà Nội….Để biết thêm thông tin về giờ tàu chạy, vui lòng truy cập duongsatvietnam.vn
Xe Buýt: Nếu từ Hà Nội đi Hưng Yên, các bạn có thể đu xe buýt tuyến (205) Lương Yên- Hưng Yên hoặc ,tuyến (209) Gíap Bát- Hưng Yên, (209) Gíap Bát- Văn Giang.
Ngoài ra còn tuyến xe Thái Đăng Long chạy từ Hà Đông sang thành phố Hưng Yên. Bạn bắt xe Thái Đăng Long ở đối diện Big C Thăng Long, vé xe khoảng 50k/ người, xe này chạy lên đường cao tốc trên cao nên đi rất nhanh. Nếu bạn muốn chuyến đi của mình thuận lợi bạn nên chọn Thái Đăng Long vì nó vừa nhanh và vừa dễ bắt.

Di chuyển tại Hưng Yên

Để di chuyển giữa các điểm du lịch ở Hưng Yên có rất nhiều phương tiện khác nhau như: xe máy, xe ô tô cá nhân hoặc xe taxi cho các bạn lựa chọn tùy vào số lượng thành viên, mục đích, nhu cầu và tài chính. Đặc biệt, di chuyển trong khu phố cổ, các bạn có thể đi xe đạp hoặc đi bộ là thú vị nhất

Các bạn hãy truy cập những phương tiện giao thông đi Hưng Yên để biết thêm chi tiết nhé.

2. Đi du lịch Hưng Yên vào mùa nào?

Hưng Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm mua nhiều, mùa đông khô ráo. Tuy nhiên bạn có thể đi du lịch Hưng Yên vào bất cứ thời gian nào trong năm, trừ tháng mưa bão vào tháng 5 tháng 6. Có hai thời điểm mà bạn nên đi du lịch Hưng Yên đó vào những tháng đầu năm tháng 2, 3 âm lịch. Đây là những tháng mà Hưng yên tổ chức rất nhiều những lễ hội lớn như: lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung – Khoái Châu vào ngày 10-2 âm lịch, lễ hội ở đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan – Như Quỳnh, đền Mẫu – thành phố Hưng Yên,…

tham dự Lễ hội Chử Đồng Tử khi du lịch Hưng Yên
tham dự Lễ hội Chử Đồng Tử khi du lịch Hưng Yên

Bạn có thể đến Hưng Yên vào tháng 7 đúng vào vụ nhãn chín. Cây nhãn là linh hồn của người Hưng Yên bất cứ nhà nào cũng phải có 2,3 cây trong vườn. Đi du lịch Hưng Yên vào thời điểm này bạn có thể tha hồ được thưởng thức những trái nhãn chín mọng, ngọt. Không chỉ có nhãn mà Hưng Yên còn nổi tiếng với những đầm sen rộng mênh mông. Tháng 7 là tháng hoa sen nở ngào ngạt cả một vùng, hương thơm bay lan tỏa là nao nức lòng người. Bạn còn được thưởng món ăn được coi là đặc sản, mang đậm phong vị và tính cách của con người nơi đây đó là món chè hạt sen long nhãn.

3. Những điểm du lịch Hưng Yên hấp dẫn du khách

Không được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn, Hưng Yên bình lặng và đi vào chiều sâu tâm linh của mỗi con người. Nếu bạn nào muốn tìm lại những giá trị cổ xưa, tìm những giá trị về tâm lình thì Hưng Yên là một địa chỉ bạn không thể bỏ qua.

Phố Hiến

Địa chỉ: thành phố Hưng Yên
Hướng dẫn đường đi: từ Hà Nội bạn đi theo đường 5 đến phố Nối, sau đó đi theo đường 39A để đến Phố Hiến.
một địa chỉ bạn không nên bỏ lỡ. Bạn nên một lần đến thăm phố Hiến mảnh đất văn hiến của vùng đồng bằng sông Hồng. Nhắc đến phố Hiến chắc chắn ai cũng sẽ biết đến, nó nổi tiếng với những giá trị tinh thần bền vững. Vào thế kỉ 13 đây là một khu thương cảng sầm uất chính vì thế mới có câu: “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì phố Hiến” , sau đó sông Hồng lùi ra xa dần, phố Hiến không còn là thương cảng sầm uất nhưng nó vẫn còn giữ nguyên những giá trị truyền thống đậm nét văn hóa.

 

Một cảnh đẹp phố Hiến khi du lịch Hưng Yên
Một cảnh đẹp phố Hiến khi du lịch Hưng Yên

Đến với phố Hiến bạn có cơ hội được đến thăm những địa chỉ cổ kính, mang đậm nét văn hóa tinh thần như: văn miếu Xích Đằng, chùa Chuông, hồ Bán Nguyệt, đền Trần, đền Mẫu,… đây là những địa chỉ du lịch nổi tiếng của phố Hiến.
Hàng năm vào tháng 3 âm lịch, lễ hội văn hóa dân gian ở Phố Hiến sẽ dược tổ chức với sự tham gia của nhân dân 12 xã phường của thành phố Hưng Yên.

Đền Chử Đồng Tử

Đền Chử Đồng Tử tại huyện Khoái Châu bao gồm 2 ngôi đền là đền Đa Hòa (thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu) và đền Dạ Trạch (thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu). Cả 2 ngôi đền này đều thờ Chử Đồng Tử, chàng trai nghèo đánh cá năm xưa và Tiên Dung công chúa, 2 người yêu mến nhau, bất chấp sự phản đối của nhiều người.

Đền Chứ Đồng Tử ở Hưng Yên
Đền Chứ Đồng Tử ở Hưng Yên

Nếu có cơ hội bạn nên đến tham dự lễ hội này vào ngày 10/2 âm lịch hàng năm bạn sẽ được tham dự nghi lễ rước nước tâm linh, xem múa ” con đĩ đánh bồng“. Đây là điệu múa rất đặc biệt nó không thực hiện bởi các cô gái mà bởi các chàng trai ăn mặc như con gái, trang điểm. Các chàng trai này múa dẻo không kém các cô gái và phải luôn luôn tươi cười. Mới đầu các bạn xem thì chắc sẽ rất buồn cười nhưng đây là điệu múa lạ nhất, hay nhất mà mình đã được xem đấy. Các bạn cũng nên thử một lần nhá. Ngoài ra còn được tham dự rất nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, bịt mắt bắt dê, lội sông bắt vịt,… Bạn có thể tham dự lễ hội ở đền Hóa – Dạ Trạch hay đền Đa Hòa – Bình Minh đều được hết.

Đền Dạ Trạch

Đền Dạ Trạch: từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn đi theo tỉnh lộ 195 và cầu Bắc Hưng Hải để đến Văn Giang, sau đó lái xe tới xã Dạ Trạch.
Hàng năm vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 âm lịch ở cả 2 đền này sẽ tổ chức lễ hội lớn.

Khuôn viên rộng lớn đền Dạ Trạch
Khuôn viên rộng lớn đền Dạ Trạch

Điểm đặc biệt của Dạ Trạch chính là các sắc phong, hoành phi câu đối, đại tự được lưu giữ đến nay đều thuộc loại cổ quý. Trong đó chiếc nón và cây gậy phép tương truyền của Chử Đồng Tử được cho là có sức mạnh cứu nhân độ thế.
Hàng năm từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch ở hai ngôi đền thờ đức thánh Chử Đồng Tử đều có lễ hội lớn thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách tham dự.

Đền Phượng Hoàng

Đền Phượng Hoàng là nơi thờ nàng Cúc Hoa, người con gái xinh đẹp, giàu có nhưng có tấm lòng nhân ái bao la. Đền được xây theo lối chữ tam. Các hàng vì, kèo đều có chạm khắc hình hoa dây rất mềm mại và uyển chuyển. Hiện, trong đền còn lưu giữ một quả chuông lớn đúc thời Bảo Đại.

Chùa Hương Lãng

Chùa Hương Lãng được xây dựng với quy mô lớn theo kiểu kiến trúc “nội công, ngoại quốc”. Hiện nay, trong chùa vẫn còn khá nhiều di vật thời Lý có giá trị. Tiêu biểu trong số đó là tượng đá sư tử (2,8m x 1,5m x 0,9m) được đẽo khắc vô cùng tinh xảo. Cùng với đó là các tác phẩm thời Lý vô giá khác như: mười đôi tay vịn bằng đá, chạm phượng, chồn và hoa cúc dây; 4 cột đá vuông góc đỡ các xà đá của công trình…

Chùa Hương Lãng ở Hưng Yên
Chùa Hương Lãng ở Hưng Yên

Làng Nôm Hưng Yên

Làng Nôm Hưng Yên được rất nhiều người biết đến là một làng quê vẫn lưu giữ được những nét cổ kính của vùng quê Bắc Bộ. Ai đã từng đến làng Nôm thì đã biết ở trong làng từng ngôi nhà, con đường đường như vẫn giữ được nguyên nét cũ kĩ của nó. Mặc dù nằm tiếp giáp với thành phố Hà Nội cách thành phố khoảng 31 cây nhưng những nét hiện đại nằm ngoài làng này. Đến với làng Nôm bạn sẽ được ngắm cây cầu đá bắc qua sông, tham dự những phiên chợ phiên của người Bắc Bộ. Bước chân vào làng các bạn sẽ có ngay cảm giác bình yên đến giản dị những cảnh vật như cây đa, bến nước, sân đình vẫn còn được giữ gìn ở nơi đây.

Phố xá làng Nôm
Phố xá làng Nôm

Chùa Thái Lạc

Chùa Thái Lạc được xây dựng từ đời Trần (1225 – 1400). Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay kiến trúc chùa vẫn theo lối “nội công, ngoại quốc”, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian thượng điện, 2 dãy hành lang mỗi bên 9 gian, nhà tổ 7 gian. Bộ vì gỗ thời Trần ở gian giữa toà thượng điện là một trong những vật báu của chùa. Ngoài ra, nơi đây còn bảo tồn nguyên vẹn được 16 bức chạm nổi tinh xảo với các đề tài khác nhau. Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng năm 1964.

Đền Đậu An

Đền Đậu An thờ các đấng có công khai hoang vùng đất, diệt trừ hổ dữ và bảo vệ sự bình yên của xóm làng bao gồm Ngũ Lão tiên ông và đấng Thiên Tiên, Địa Tiên. Trong chùa, đến nay vẫn còn lưu giữ nhang án đất nung thời Trần và tháp đất nung có niên đại thế kỷ XVII. Hàng năm, từ ngày mùng 6 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch nơi đây đều mở hội với rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.

Cổ kính đền Đậu An
Cổ kính đền Đậu An

Chùa Chuông

Chùa Chuông có từ thời Lê. Cảnh đẹp của chùa được ví như một “danh lam cổ tích” của phố Hiến. Ngoài sự hài hòa trong tổng thể kiến trúc gồm tam qua, chồng diêm 2 tầng, 8 mái, nhà tiền đường, thiên hương, thượng điện, lầu chuông, lầu khánh, nhà tổ, chùa Chuông còn là nơi lưu giữ những bộ tượng quý giá như bộ Tam thế, Di Đà tam tôn, tượng Cửu Long,… Trong đó, đặc biệt nhất là bộ 8 tượng kim cương, 18 vị la hán, 4 tượng bồ tát. Ngoài ra, các bức hoành phi, câu đối, đồ thờ, bia đá,… trong chùa đều có giá trị nghệ thuật và lịch sử quý giá.

Chùa Phố

Chùa Phố được xây dựng từ thế kỷ thứ XVIII. Đến nay chùa đã trở thành trụ sở của Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Hưng Yên. Chùa tự của chùa Phố là Bắc Hoà Nhân Dân tự bởi chùa được xây bởi những người Hoa và người bản địa. Kiến trúc chùa theo kiểu “trùng thềm điệp mái”gồm 6 gian nối liền nhau theo chiều dọc tạo ra một không gian thoáng đãng giữa chốn thâm nghiêm.

Cổng chùa phố ấn tượng du khách
Cổng chùa Phố ấn tượng du khách

Hồ Bán Nguyệt

Đi dọc theo đường Bãi Sậy, đối diện đền Mẫu, thuộc địa bàn phường Quang Trung, cách trung tâm thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên chừng 1km về phía Nam là bạn đến được chùa.

Đây là dấu tích đổi dòng của sông Hồng xưa, gắn với truyền thuyết về mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi. Song dù là gì chăng nữa thì đây luôn là mảng xanh quý giá của thành phố Hưng Yên và là cảnh đẹp nức lòng các tao nhân mặc khách đến thưởng lãm. Hồ có dáng vẻ cong cong như nửa vầng trăng khuyết nên được gọi là hồ Bán Nguyệt.

Những điểm du lịch hấp dẫn ở Hưng Yên

4. Đặc sản Hưng Yên quyến luyến hồn du khách

Hưng Yên nổi tiếng với những món ngon hấp dẫn, độc đáo, đến du lịch Hưng Yên, các bạn đừng quên những món ăn này nhé:
Gà Đông Tảo, nhã lồng và chè long nhãn Hưng Yên, tườn bần, bánh mướt, giò bì, chả gà Tiểu An, ếch om, bánh giàu làng Gìau, bún thang lươn, cánh bánh đa cá rô, cá ngát,…Đến đây, ngoài thưởng thức các món ăn ngon, đậm đà hương vị quê hương các bạn có thể mua nhãn lồng về làm quà. Đó là một trong những loại hoa quả ngon đặc sản Hưng Yên.

Nhãn Lồng Hưng Yên ăn ngọt , mát
Nhãn Lồng Hưng Yên ăn ngọt , mát

Đặc sản nổi tiếng ở Hưng Yên

5. Khách sạn nhà nghỉ ở Hưng Yên

Theo kinh nghiệm khi du lịch Hưng Yên của các bạn trẻ cho biết, khách sạn ở Đồng Nai rất phong phú và đa dạng dao động từ 150k- 500k tùy thuộc vào vị trí cũng chất lượng phòng. Do đó, tùy thuộc vào kinh phí cũng như mục đích của chuyến đi là nghỉ dưỡng hay khám phá mà các bạn hãy lựa chọn cho mình những khách sạn, nhà nghỉ phù hợp nhất. Nên chọn khách sạn gần trung tâm, các khu vui chơi giải trí để dễ dàng hơn tỏng việc đi lại.
Các bạn có thể ở khách sạn khách sạn Phố Hiến, Thái Dương, Hồng Ngọc, nhà nghỉ Trung Hiếu, Đức Tuấn, Liên Hiệp…

Khách sạn phố Hiến
Khách sạn phố Hiến

Đó chỉ là một vài gợi ý về khách sạn mà bạn nên dừng chân ở Hưng Yên, các bạn có thể tìm khách sạn ở Hưng Yên qua trang agoda.com để chọn cho mình một nơi ngủ nghỉ ưng ý hoặc ở bất kỳ khách sạn nào gần nơi bạn dừng chân nhé.
Nếu các bạn đi vào dịp nghỉ lễ, Tết cần đặt phòng sớm để tránh trường hợp hết phòng hoặc phải chịu mức giá cao.

Khách sạn, nhà nghỉ ở Hưng Yên

6.Lưu ý khi đi Du lịch Hưng Yên

Theo kinh nghiệm du lịch Hưng Yên của mình thì tỉnh cũng không có nhiều địa điểm du lịch, và không các quá xa Hà Nội do đó bạn hoàn toàn có thể đi về trong ngày.
Tới Hưng Yên, nếu muốn đông đúc thì bạn có thể tới vào các dịp lễ hội, còn nếu chỉ muốn đến để ngắm cảnh thì bạn có thể tới vào các ngày bình thường.
Một số đặc sản ở Hưng Yên: nhãn lồng, gà Đông Tảo, sen Nế Châu, tương Bần Hưng Yên, bánh dày làng Gàu, bánh cuốn nóng Sài Thị,..
Trên đây là kinh nghiệm du lịch Hưng Yên của mình, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến du lịch ở tỉnh này.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Hưng Yên mà Alltours muốn gửi đến các bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi đầy thú vị, tràn đầy năng lượng cho cuộc sống hiện tại.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855