skip to Main Content

Kinh nghiệm du lịch Thái Bình cho dân phượt

Thái Bình – vựa lúa lớn nhất niền bắc, gắn liền với với bài ca năm tấn. Quê lúa thanh bình ấy làm xao xuyến bao trái tim, là chất liệu cho cảm hứng sáng tác.

Anh đến quê em một chiều nắng ấm,
Tiếng hát quê hương du dài theo sóng
Thái Bình ơi Thái Bình,
Ai đặt tên cho đất, Thái Bình tự bao giờ

Du lịch Thái Bình, các bạn sẽ có cơ hội khám phá những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ngụp lặn trong làn nước biển và thưởng thức những món ăn dân dã, đậm tình quê. Toàn Cầu Travel xin gửi đến với các bạn những kinh nghiệm du lịch Thái Bình cho các bạn tham khảo.

Cảnh đẹp quê lúa Thái Bình
Cảnh đẹp quê lúa Thái Bình

1. Đi du lịch Thái Bình bằng phương tiện nào

Thái Bình cách Hà Nội 105 km, các bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau xe khách, ô tô hay phương tiện cá nhân khác. Với khoảng cách không xa, chỉ khoảng gần 2 giờ đi, du khách đã đặt chân đến vùng đất thành Nam vang bóng một thời.
Nếu bằng phương tiện công cộng: Theo kinh nghiệm du lịch Thái Bình, chúng tôi khuyên bạn nên đi xe khách hàng ngày bởi có rất nhiều chuyến xe Hà Nội – Thái Bình xuất bến từ Bến Xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát chỉ với từ 100.000đ đến 140.000đ là bạn đã đến Thái Bình. Vừa nhanh, thuận tiện , về với trung tâm thành phố. Các bạn có thể đe xe Phúc Lộc Thọ, XE Việt Nam Phúc Hoàng, Thiên Trường, Mai Tuyến…Tùy vào chất lượng xe và dịch vụ mà giá vé thay đổi ít hay nhiều.

Xe khách Hà Nội- Thái Bình
Xe khách Hà Nội- Thái Bình

Xe ô tô cá nhân và xe máy: Đây là phương tiện dễ dàng và thuân tiện nhất, Chỉ mất khoảng gần chưa đầy 2 tiếng, bạn đã đến được Thái Bình, nhất là đi cũng nhóm bạn. Chỉ cần mang đầy đủ đồ bảo hộ, xăng đầy bình, chuyến đi của bạn sẽ vô cùng thú vị. Đến với Hà Nam là một hành trình đầy trải nghiệm và thú vị bởi bạn có thể rông ruỗi trên con đường mang cảm giác mới lạ. Với những du khách thích khám phá, những chuyến đi có tính chất mạo hiểm, cung đường lạ thường chọn “phượt” Thái Bình bằng xe máy. Riêng những du khách thích nghỉ ngơi thong thả thường chọn di chuyển bằng ô tô.

Phượt Thái Bình bằng xe máy
Phượt Thái Bình bằng xe máy

Nếu bạn muốn thực hiện chuyến du lịch “phượt” hành trình này rất thú vị cho những tín đồ thích tốc độ chinh phục những cung đường. Chúng tôi gợi ý cho bạn 2 tuyến đường để bạn lựa chọn:
Tuyến đường thứ nhất : là tuyến đường có chiều dài địa lý 101km và đi qua hướng quốc lộ 5- tỉnh lộ 200 – tỉnh ộ 39A- tỉnh lộ 266- tỉnh lộ 454 để đến thành phố Thái Bình.
Tuyến đường thứ hai: Đây là tuyến đường dành cho xe ô trong đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ nên bạn hết sức chú ý về phương tiện đi lại. Đi khoảng 30km thì chạy theo hướng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và đi vào nút giao Đại Xuyên, qua điểm này bạn tới nút giao Liên Tuyền, sau đó rẽ trái đi theo quốc lộ 21A và tới thành phố Nam Định, đi qua cầu vượt Nam Định, tiến thẳng vào quốc lộ 10, đi qua khu vực đền Trần, đi qua Cầu Đá rồi đến cầu Tân Đệ, qua cầu Tân Đệ bạn đi thẳng đến đường Hùng Vương là có thể vào được trung thâm thành phố Thái Bình.

Thái Bình Lâu
Thái Bình Lâu

Để được tư vấn đặt chỗ xe khách đi Thái Bình của tất cả các nhà xe, các bạn có thể liên hệ tới tổng đài hỗ trợ đặt vé xe khách 1900 636 212
Hoặc xem tại website: xekhachlientinh.com
Từ Sài Gòn và các tỉnh miền Trung: các bạn có thể đi máy bay hoặc tàu hỏa ,xe khách đến Hà Nội. Từ đây, bạn đi xe buýt, xe khách hoặc thuê xe máy về du lịch các điểm ở Thái Bình bằng các phương tiện đã kể trên.
Để biết thêm thông tin về chuyến bay đi Nội Bài- Hà Nội vui lòng truy cập: Alltours.vn hoặc liên hệ Hotline: 19001812 để được tư vấn và đặt vé.
Khi đến thành phố Thái Bình, các bạn có thể lựa chọn đi taxi, xe buýt, tiện nhất là thuê xe máy tùy vào số lượng thành viên và tài chính.
Các bạn hãy truy cập những phương tiện giao thông đi Thái Bình để biết thêm chi tiết nhé.

2. Đi du lịch Thái Bình vào mùa nào?

Theo kinh nghiệm du lịch Thái Bình của Toàn Cầu travel, bạn có thể đi bất cứ thời điểm nào trong năm, trừ thời gian mưa bão. Bởi Thái Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh để bạn khám phá. Mỗi Mùa, Thái Bình lại có một vẻ đẹp đặc trưng của miền bắc. Mùa xuân ấm áp, gió nhẹ, những cành đào rực nở. Đây cũng là mùa của lễ hội cho các bạn tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng địa phương được dông đảo du khách gần xa về tham quan. Mùa hạ tiết trời đẹp cho chuyến đi khám phá, nhất là du lịch biển. Tuy nhiên, có những thời điểm trời nhiều mưa, hoặc nắng nóng trên diện rộng . Mùa thu tiết trời heo may đặc trưng, quang cảnh trở nên đẹp hơn, lãng mạn vô cùng, mùa này, bạn có thể đi bất cứ nơi nào. Và mùa đông, cái lạnh miền Bắc cũng lang lại trải nghiệm thú vị.

Cây đa, mái chùa ở chùa Keo
Cây đa, mái chùa ở chùa Keo

3. Những điểm du lịch Thái Bình hấp dẫn du khách

Đến Thái Bình quê lúa, ta lại nhớ những khúc ca huyền thoại gắn liền với một thời đổi mới cảu cả nước như ” Thái Bình mồ hôi rơi, bài ca năm tấn, anh hãy về quê em… Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá vùng đất anh hùng này nhé.
Bãi biển Đồng Châu
“Anh đi tắm mát giữa bãi biển Đồng Châu”, Đồng Châu là một bãi biển được du khách về tham quan và khám phá. Cách Tp.Thái Bình khoảng 35km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương – Tiền Hải là bãi biển Đồng Châu nằm trên địa phận xã Đông Minh – huyện Tiền Hải. Biển Đồng Châu tuy không đẹp lắm nhưng lại sở hữu khí hậu cực kì trong lành, thích hợp cho việc dưỡng bệnh, nghỉ ngơi và đặc biệt, hải sản ở đây rất rẻ và ngon. Đặc biệt, Du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cánh đồng vạng (ngao) với vô vàn chòi canh, góp phần không nhỏ tạo nên sự đặc biệt cho Đồng Châu.

Một thoáng biển Đồng Châu
Một thoáng biển Đồng Châu

Cồn Vành
Không phải là một bãi biển nổi bật những Cồn Vành lại rất thu hút du khách và người dân Thái Bình nhờ bãi cát trải dài và sóng không quá lớn. So với các bãi biển ở miền Bắc, Cồn Vành có vẻ đẹp nguyên sơ với bờ cát dài khoảng 6 km. Du khách đến đây ngoài tắm biển, còn có thể nghỉ ngơi ngay trên bờ cát và đón những cơn gió mát lành từ biển thổi vào. Vào những ngày nóng bức, cồn Vành trở thành điểm nghỉ ngơi, hóng mát cho du khách trở về. Bạn có thể mua rất nhiều món đồ làm từ vỏ sò, ốc như chuông gió, móc chìa khóa, vòng… để làm quà sau chuyến đi biển.

Biển Cồn Vành
Biển Cồn Vành

Đền Tiên La
Ðền Tiên La từng được coi là một thắng cảnh giữa đồng bằng, là một trong số ít ngôi đền có kiến trúc đá đồ sộ bậc nhất vùng châu thổ sông Hồng. Sự độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và thế đất thiêng huyền bí của gò Kim Quy, nơi tọa lạc của ngôi đền đã tạo ra sự cộng hưởng diệu huyền, có sức hút khôn lường du khách muôn phương tìm về như một sự hội tụ các giá trị nhân văn trong tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu của người Việt.

Cổng đền Tiên La rất đẹp
Cổng đền Tiên La rất đẹp

Là một di tích lịch sử tâm linh thờ Bát Nạn Tướng Quân Vũ Thị Thục – một nữ danh tướng có công đánh Tô Định trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đền Tiên La tọa lạc giữa thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà. Đền gồm có nhiều công trình như hệ thống cổng đền, thượng điện, tòa Trung Tế, tòa Tiền Tế cùng hệ thống giếng ngọc, sân đền… Toàn bộ ngôi đền này được xây dựng theo cấu trúc “Tiền nhất – Hậu đinh” với dáng vóc kiểu cổ từ kèo, cột đến đao mái được uốn cong theo hình dáng con rồng bay lên hoặc “lưỡng long chầu nguyệt”.
Chùa keo- ngôi chùa cổ kính bậc nhất nước ta
Chùa Keo, xưa có tên là “Thần Quang Tự”, là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm hai cụm kiến trúc: Khu Chùa là nơi thờ phật và khu Đền thánh thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa. Chùa thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trải gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tôn tạo, Chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ độc đáo của ngôi chùa Việt, có từ thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII).

Chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ ở miền Bắc nước ta
Chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ ở miền Bắc nước ta

Toàn cảnh chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000 m2. Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa Keo còn 17 công trình kiến trúc chính như: tam quan, chùa phật, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá, vườn tháp…Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ 17, 18 đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát…Khu đền thánh thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý được kết nối với khu thờ Phật gồm tòa giá roi, tòa thiêu hương, tòa phụ quốc và thượng điện. Những công trình này nối tiếp với nhau tạo thành một kết cấu kiểu chữ cônHằng năm, Hội xuân chùa Keo diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng.
Đền Đồng Xâm và làng chạm bạc Đồng Xâm
Đền Đồng Xâm thờ vua Triệu Vũ Đế, Trình thị Hoàng Hậu (vợ của vua) cùng với Nguyễn Kim Lâu – vị tổ nghề chạm bạc của làng. Đền này được xây dựng từ trước công nguyên, trải qua bao thăng trầm, hiện nay đền là công trình nổi trên sông, gồm 6 cửa vòng quanh 6 hướng. Nơi đây còn là làng nghề chạm khắc bạc nổi tiếng, các sản phẩm được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Hàng năm, vào ngày 1,2,3 tháng 4 âm lịch, ở đây lại tổ chức lễ hội Đồng Xâm, bao gồm nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn hóa.
Làng vườn Bách Thuận
Làng vườn Bách Thuận hay còn gọi là Thuận Vi trang, ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, có tuổi đời hơn 100 năm. Làng là một vùng đất phù sa màu mỡ do sông Hồng bồi đắp. Đây cũng là làng vườn duy nhất của Thái Bình còn lưu giữ nhiều nếp nhà Việt cổ và có nghề làm cây cảnh lâu đời.

Làng Vườn Bách Thuận
Làng Vườn Bách Thuận

Làng vườn Bách Thuận từ lâu đã nổi tiếng là một vùng quê trù phú, với điểm thăm quan du lịch tiêu biểu của các làng quê vùng đồng bằng bắc bộ. Thiên nhiên ưu ái đã cho Bách Thuận phát triển với nghề vườn truyền thống, với đủ loại hoa quả bốn mùa thơm ngon, người ta còn nói nơi đây là thiên đường của các loài cây ăn trái. Ghé thăm làng vườn Bách Thuận vào mùa hè – mùa thu hoạch hoa hòe, bởi thế chỉ đi dạo trên con đường đê dẫn vào làng bạn sẽ lạc vào một không gian xanh mướt xen lẫn những cành hoa trắng ly ti nhỏ xinh của loài cây dược liệu này.

Xem thêm: Những điểm du lịch hấp dẫn du khách ở Thái Bình

4. Đặc sản Thái Bình nổi tiếng nhất

Đến Thái Bình, ngoài khám phá cảnh đẹp non nước, tham quan đền chùa miếu mạo, du khách còn có thể thưởng thức vô số đặc sản lừng danh. Đừng bỏ qua những món ăn này nhé:

Bánh cáy Thái Bình- đặc sản quê lúa
Bánh cáy Thái Bình- đặc sản quê lúa
  • Bánh cáy làng Nguyễn
  • Gỏi Nhệch Thái Thủy
  • Nộm sứa Thái Thủy
  • Cánh cá Quỳnh Côi
Ôỉ Bo thơm ngon, giòn ngọt
Ôỉ Bo thơm ngon, giòn ngọt
  • Ổi Bo
  • Bún Bung hoa chuối
  • Nem chạo Vị Thủy
  • Bánh gai Đại Đồng
Bánh gai Đại Đồng
Bánh gai Đại Đồng
  • Bánh giò bến Hiệp
  • Bánh nghệ

Với hồn quê dân dã, những món ăn bình dị, đậm chất quê lúa, những món ăn này gây thương nhớ cho bất cứ ai đã từng thưởng thức.
Du khách có thể mua những món ngon này về làm quà, vừa bổ dưỡng, có ý nghĩa, đấy cũng là tình cảm người dân đất Cảng gửi gắm tới người phương xa.
Xem thêm: Đặc sản Thái Bình quyến luyến hồn du khách

Những nhà hàng nổi tiếng ở Thái Bình

  • Canh cá Phúc Tửu: Số 118 Hai Bà Trưng; 39 Phan Bội Châu; Lô 6 đô thị Kỳ Bá
  • Quán Vườn Tre: giữa đồng, ven sông ở huyện Đông Hưng
  • Quán vườn ở chân cầu Vũ Ninh: Đi từ thành phố hướng xuống Kiến Xương, tới chân cầu Vũ Ninh tiếp giáp Vũ Quí.
  • Nhà hàng Đức Hải: Số 7 Khuôn Viên Nhà Văn Hóa Lao Động, TP Thái Bình
  • Nhà Hàng Anh Anh: Số 10 phố Đốc Nhưỡng, TP Thái Bình
  • Nhà Hàng Tùng Tùng: Số 162 Tổ 5, Phố Trần Thánh Tông, TP Thái Bình
  • Cơm Tám, Gà Rang: Số 273 Quang Trung, TP Thái Bình
  • Đại Lộc: Số 422 Trần Thánh Tông, TP Thái Bình
  • Nhà Hàng 30/6: Số 16B Quang Trung, P Thái Bình
  • Nhà Hàng Thái Bình: Số 276A Trần Thánh Tông, TP Thái Bình

5. Khách sạn, nhà nghỉ ở Thái Bình

Thái Bình có nhiều cảnh đẹp hữu tình, được du khách ghé thăm. Để đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, nhiều khách sạn, nhà nghỉ mọc lên, chất lượng và giá cả đảm bảo. Từ khách sạn cao cấp đến nhà nghỉ bình dân nằm tập trung ở thành phố và khu vực trung tâm các huyện.

Khách sạn Kim Long Thái Bình
Khách sạn Kim Long Thái Bình

Nếu đi du lịch, bạn nên chọn những khách sạn ở trung tâm thành phố để dễ dàng đi chuyển và tham quan. Nơi đó vừa gần các trung tâm ăn uống, vui chơi, mua sắm… Lưu ý đặt phòng trước khi đến.
Một số nhà nghỉ, khách sạn có mức giá bình dân bạn có thể tham khảo như khách sạn Dream Thái Bình, Petro, White Plate Holtel, An Thái, Hoa Hồng, Hồng Công…cùng nhiều khách sạn khách các bạn có thể lưu trú tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính.

>>.Khách sạn nhà nghỉ tại Thái Bình

6. Lễ hội đặc sắc ở Thái Bình

Hội Chùa Keo
Lễ hội chùa Keo được tổ chức hằng năm vào 2 mùa xuân và mùa thu. Hội xuân tổ chức vào ngày 4/1 âm lịch hàng năm và hội thu tổ chức trong ba ngày từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Dân làng suy tôn Đức Thiền Sư Không Lộ là người rất giỏi phật pháp, giỏi cả pháp thuật. Trong lễ hội có nhiều trò vui, hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông, mang màu sắc văn hóa nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.

Lễ hội chùa Keo
Lễ hội chùa Keo

Lễ hội đền Hét
Đền Hét thuộc làng Bích Du, Thái Thụy, thờ tướng công Phạm Ngũ Lão. Tương truyền khi đóng quân tại đây, Phạm Ngũ Lão cho quân sĩ luyện tập sức khỏe bằng cách đá cầu. Lễ hội hằng năm tổ chức vào ngày 6 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch.
Hội làng An Cố
Đình làng An Cố thuộc xã Thụy An, huyện Thái Thụy, thờ Phạm Hải hiệu là Nam Hải Đại Vương. Phạm Hải được dân làng tôn vinh là Thành Hoàng làng vì đã có công khuyến khích dân sản xuất, bảo vệ mùa màng, trừ thiên tai dịch bệnh. Lễ hội hằng năm được mở vào ngày 10 tháng 2 âm lịch. Sau phần tế lễ và rước kiệu là các trò chơi vui như đánh cờ, đấu vật và hát chèo ở sân đình. Điều đặc biệt ở lễ hội này là phần tế lễ có 24 người chầu tế, mũ dạ, đi hia, áo giáp với những nghi lễ riêng.
Hội đền Đồng Bằng
Lễ hội được mở vào ngày 20 tháng 8 âm lịch và kéo dài 7 ngày tại thôn Đào Động, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ. Đền thờ Hưng Đạo Vương và hai vị tướng là những người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thế kỷ 13. Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn của ông. Phần hội có rước, đua trải, đấu vật, múa lân, hát chèo. Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình.

Lễ hội La Vân
Lễ hội La Vân

Hội La Vân
Chùa La Vân ở xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ. Làng La Vân là một làng có truyền thống ươm bèo dâu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Lễ hội diễn ra từ ngày 20 – 26 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày 20 có lễ rước nước, rước Thành Hoàng từ miếu, rước Thánh từ đền ra để khai hội. Trong hội còn có màn trình nghề cấy bèo dâu rất hấp dẫn, các trò đấu vật, múa lân, cờ tướng.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Thái Bình mà Toàn Cầu Travel chia sẻ với bạn.
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ, bổ ích và đầy trải nghiệm. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các bạn đến mọi miền tổ quốc.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855