Huyện Bảo Lạc
1.Vị trí địa lý huyện Bảo Lạc
Huyện bảo Lạc nằm ở phía Tây tỉnh Cao Bằng , phía Bắc giáp với Quảng Tât, Trung Quốc, phía Nam giáp Pắc nặm (Bắc Kan) , phía Tây giáp Bảo Lâm, phía Đông giáp với Thông Nông và phía Đông Nam giáp với Nguyên Bình.
Huyện có thị trấn Bảo Lạc là thị trấn huyện lị và 16 xã.
2.Lịch sử hình thành huyện Bảo Lạc
Sau năm 1975,huyện Bảo Lạc có 1 thị trấn Bảo Lạc và 23 xã:Bảo Toàn, Cô Ba, Huy Giáp, Khánh Xuân, Lý Bôn, Mông Ân, Nam Quang, Cốc Pàng, Đình Phùng, Đức Hạnh, Hồng An, Hồng Trị, Hưng Đạo,Phan Thanh, Quảng Lâm, Sơn Lộ, Tân Việt, Thái Học, Xuân Trường,Thượng Hà, Vĩnh Phong, Vĩnh Quang, Yên Thổ.
Từ ngày 25 tháng 9 năm 2000, tách 10 xã : Vĩnh Phong, Vĩnh Quang, Yên Thổ Đức Hạnh, Lý Bôn, Mông Ân, Nam Quang, Quảng Lâm, Tân Việt, Thái Học để thành lập huyện Bảo Lâm. Huyện Bảo Lạc còn lại 13 xã: Cốc Pàng, Đình Phùng, Huy Giáp, Khánh Xuân, Phan Thanh, Sơn Lộ,Bảo Toàn, Cô Ba,Hồng An, Hồng Trị, Hưng Đạo, Thượng Hà, Xuân Trường.
Ngày 13 tháng 12 năm 2007, thành lapạ thị xã Kim Cúc trên cơ sở điều chỉnh 4.414 ha diện tích tự nhiên và 2.649 nhân khẩu của xã Hồng Trị, mở rộng thị trấn Bảo Lạc trên cơ sở điều chỉnh 304 ha diện tích tự nhiên và 498 nhân khẩu xã Hồng Trị,215 ha diện tích tự nhiên và 162 nhân khẩu của xã Thượng Hà , thành lập xã Hưng Thịnh trên cơ sở điều chỉnh 4.424 ha diện tích tự nhiên và 2270 nhân khẩu của xã Hương Dạo, thành lập thị xã Sơn Lập trên cơ sở điều chỉnh 4.369 ha diện tích tự nhiên và 2.014 nhân khẩu của xã Sơn Lộ.
3.Danh Lam thắng cảnh huyện Bảo Lạc
Du lịch Cao Bằng về huyện Bảo Lạc ,một huyện biên cương của Cao Bằng, giáp Quảng Tây, Trung Quốc,có lịch sử hình thành lâu đời, nhiều dân tộc, nhiều lối sống khác nhau, những nét văn hóa của các tộc người đã mang lại cái phong phú đa dạng cho nền văn hóa sinh hoạt cộng đồng.
Trên địa bàn huyện Bảo Lạc có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có một bản sắc văn hóa riêng.Dân tộc H’Mông có nghề dệt truyền thống, người H’Mông sống thành từng bản làng vài ba chục nóc nhà ở trên đồi núi, cao.Dân tộc Dao sống ở vùng cao và các thung lũng, nơi có khí hậu mát mẻ, họ sống bằng nghề trồng trọt, ở nhà sàn.Dân tộc Nùng sống quần tụ thành các làng bản, mỗi bản thường có từ 40-50 nhà, nghề chủ yếu là trồng lúa trên nương, ruộng, nhà ở là nhà sàn hoặc nhà đất 3 gian.
Xem thêm: những điểm du lịch Cao Bằng hấp dẫn
Du khách còn có thể tham quan nhà cổ Thổ ty dòng họ Nông tại Tổ dân phố 1, thị trấn Bảo Lạc. Một trong những ngôi nhà thể hiện đậm nét kiến trúc đồng bào dân tộc miền núi.
Bảo Lạc có chợ phiên rất độc đáo, chợ cứ năm ngày lại họp một lần vào ngày 5 và 10 âm lịch và hàng năm có 2 phiên chợ hội (Háng Toán) diễn ra tương tự như “Chợ tình” ở Khau Vai (Mèo Vạc- Hà Giang) là ngày 30 tháng 3 và 15 tháng 8 âm lịch. Vì địa hình và lối sống khác nhau nên hoạt động lớn nhất, có lẽ quan trọng nhất của Bảo Lạc là các phiên chợ.Chợ ở Bảo Lạc họp 5 ngày một phiên, sảm phẩm trong chợ là những sản vật của người dân tự làm ra được, nó bình dị,nhưng được nhiều người thích thú.Chỉ là những củ khoai, con gà, to hơn là con lợn, con trâu, con bò đều được trao đổi.Không chỉ là nơi buôn bán, chợ còn là nơi để những đôi bạn trẻ hò hẹn, những người thân gặp nhau uống chén rượu nồng, khi say vắt vẻo trên lưng ngựa đi về.
Cứ mỗi lần tết đến xuân về cả cánh rừng như thay áo mới, khắp bản làng các lễ hội thi nhau rộn ràng, giục gã. Lễ hội Cấp sắc của người Dao, Sán Chỉ, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, người Nùng ngày thêm ý nghĩa.
Bảo Lạc không chỉ có sông Neo, sông Gâm lắm thác, nhiều ghềnh mà không ít những khúc hiền hòa phẳng lặng nên thơ quyến rũ; nhiều dự án du lịch đã có ý tưởng từ đây, Huyện đang đầu tư đường vào khu du lịch mạo hiểm xuyên quốc gia “Khe Hổ nhảy”, hiện nay phía Trung Quốc đã khai thác dịch vụ du lịch tại địa điểm này. Cách thị trấn Bảo Lạc 65 km đến xã Sơn Lập có đỉnh Phia Dạ cao gần 2000 mét, quanh năm mây phủ, khí hậu mát mẻ trong lành nhiều cảnh quan kỳ thú, hoang sơ cũng hứa hẹn điểm sinh thái nghỉ dưỡng tuyệt vời cho cả vùng.
Trên địa bàn huyện hiện có 2 điểm du lịch cộng đồng hoạt động theo mô hình Homestay là làng văn hóa dân tộc Lô Lô, xóm Khổi Khon xã Kim Cúc và Làng Văn hóa dân tộc Tày tại xóm Bản Chuồng, xã Xuân Trường. những bản làng này được nhiều du khách ghé thăm khi về Cao Bằng.
4.Đặc Sản huyện Bảo Lạc
Cùng đồng hành với sự đa dạng về văn hóa,ẩm thực nơi đây thực sự là một điều đáng nhớ.Gạo nếp ở vùng cao thung lũng xã Xuân Trường không chê vào đâu được, loại gạo này khi đồ xôi ngũ sắc là sản vật độc đáo, hiếm có.Gạo nếp Xuân Trường thơm như nếp cái hoa vàng ở dưới xuôi, nhưng khi ăn vào cái đậm đà, ngầy ngậy, bùi bùi như đọng lại nơi đầu lưỡi, nhất là ăn với thịt gà đen của người Mông hay với thịt lợn đen rang vừa cháy cạnh, cái mặn mà nồng ấm thơm đậm như tăng lên gấp bội.
Thung lũng Xuân Trường có một loại thực phẩm mà không có nó người ta sẽ cho là cỗ không to, không sang trọng, đó là Khau nhục, từng tảng thịt ba chỉ to dày để nguyên miếng được tẩm ướp rồi hấp cho đến khi ăn vào tan ngay trong miệng. Khau nhục béo mà không ngấy, mát thơm mùi gia vị, ăn no vẫn thấy thèm.
Ngoài ra Bảo Lạc còn có lạp sườn hun khói, thịt trâu gác bếp là thứ ẩm thực khoái khẩu, tiện lợi, nó cũng là quà mang đi cho, biếu và là vị mặn nồng quyến rũ cho những người xa
Bảo Lạc còn có thứ cây củ mà các nhà Dược học xếp vào loại thần dược, đó là củ Hoàng Tinh, nó gần như chữa được bách bệnh sống ở núi cao và rất hiếm gặp bởi vậy người ta có câu ví von: “Còn nghe tiếng gà gáy thì không thể tìm thấy củ Hoàng Tinh”, nó được người dân ở đây quý như trầm hương của người miền Trung vậy.
5.Phương tiện giao thông huyện Bảo Lạc
Huyện Bảo Lạc có quốc lộ 34 chạy qua, cách thành phố Cao Bằng khoảng 100km về hướng Tây Bắc và tỉnh lộ 217 theo hướng Tây Bắc đi huyện Mèo Vạc.
Đi du lịch về huyện Bảo Lạc, du khách có thể đi xe ôtô về thành phố Cao bằng rồi từ Cao bằng đi xe khách, xe buýt, taxi hay xe ôm.
Nếu là người đam mê phượt, bạn có thể thuê xe máy ở thành phó, vừa có thời gian ngắm cảnh lại chủ động trong chuyến đi.
6.Đơn vị hành chính sự nghiệp huyện Bảo Lạc
Huyện bảo Lạc có huyện lỵ đặt tại thị trấn Bảo Lạc.Nơi đây là trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước cấp huyện, cùng nhiều ngân hàng,bưu điện, bệnh viện, trường học,các công ty, các dịch vụ cao cấp.Đảm bảo mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của người dân cùng như du khách tham quan.
Một số cây ATM được lắp đặt tại thị trấn mang đến một hình thưc giao dịch mới cho người dân, thuanạ tiện cho du khách.
7.Cảm nghĩ về huyện Bảo Lạc
Là một huyện giàu tiềm năng trong phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa cộng đồng.Về với Bảo Lạc, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống người dân, ngắm cảnh non nước và đặc biệt là những món ăn ngon hấp dẫn.
Tags: phuong tien giao thong cao bang, diem du lịch cao bang, khach san cao bang, dac san cao bang