Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
Điện Biên phủ- chiến trường đổ lửa năm xưa, nơi được xem là lô cốt cuối cùng của thực dân pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Khi xây dựng Điện Biên Phủ thành cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 60 năm trước, thực dân Pháp tin chắc lòng chảo này sẽ nghiền nát Việt Minh. Nhưng quân đội Việt Minh, từ thế yếu đánh thế mạnh, giành chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đem lại nguồn động lự lớn cho những dân tộc đang bị áp bức. Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây. Và ngày Nay Điện Biên Phủ là một thành phố lịch sử với nhiều di tích gắn liền với một thời máu lửa nhưng hừng hục khí thế quyết tâm và là điểm hấp dẫn khi đi du lịch Điện Biên.

Từ Hà Nội, Nhiều đoàn tham quan khắp cả nước tiếp tục những con đường đèo cheo leo, những cánh rừng hùng vĩ để đến với vùng núi rừng tây bắc hoa ban nở, thăm lại dấu tích chiến tranh năm xưa của cha ông ta. Nhiều người lại họ cho mình những vé máy bay giá rẻ đi Điện Biên Phủ, rồi theo những chiếc xe đưa đón sân bay Điện Biên, trở về nơi đã từng có những trận đánh mà dư âm của nó còn vang vọng cho đến ngày hôm nay và mai sau.
Tại sao thực dân pháp lại chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược?
Từ rất lâu, vùng Điện Biên còn có tên gọi là Mường Then (Mường Trời) hoặc Mường Theng – vẫn quen gọi là Mường Thanh. Trung tâm Điện Biên là cánh đồng Mường Thanh, nằm trên trục đường từ Thượng Lào qua Lai Châu, xuống Sơn La, về Hà Nội… và từ Tây Nam Trung Quốc xuống miền Trung Việt Nam, Trung Lào.Với địa thế đó, Điện Biên đã được xem là vùng đất mà một tiếng gà gáy, người dân ba nước (Việt Nam, Lào, Trung Quốc) đều nghe. Cũng vì thế mà Điện Biên là điểm gặp, nơi hội tụ của nhiều dân tộc, tiếng nói, văn hóa tộc người, phong tục tập quán khác nhau.Nơi đây có hệ thống núi non trùng điệp, đồng thời là cửa ngõ biên giới.Những dãy núi ôm lấy, bao bọc cánh đồng Mường Thanh trù phú .Cuối cánh đồng Mường Thanh – về phía nam, con sông Nậm Núa tỏa ra một nhánh sông có “tính khí” thất thường. Mùa nước cạn, sông chảy hững hờ, hiền lành. Khi mưa lũ, sông trở nên hung dữ, như ngựa tụt dây cương, nên được nhân dân đặt tên là Nậm Rốm.

Chính những yếu tố đó mà Thực dân pháp mở trận đánh lớn, với chiến dịch này, Pháp quyết tâm đè bẹp Việt Minh, chúng đầu tư nhiều cơ sở vật chất, đạn pháo… và cả sân bay Điện Biên Phủ để có những chi viện kịp thời.
Đến với thành phố Điện Biên Phủ du khách có thể tham quan hầm chỉ huy tướng DeCastries, sân bay Mường Thanh, cứ điểm Bản Kéo, đồi Độc Lập, đồi A1, C1, C2, D1, bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, cụm tượng đài kéo pháo vào Điện Biên phác họa hình ảnh 29 chiến sĩ lực lượng pháo binh kéo khẩu pháo 105 ly xuyên rừng, vượt dốc vào trận địa; tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng; bức phù điêu đại cảnh bằng đá xanh Thanh Hóa khắc họa, diễn tả hình ảnh toàn bộ diễn biến Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ…
1.Hầm chỉ huy tướng DeCastries
Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi làm việc và nghỉ ngơi của tướng Đờ Cát (De Castries) cũng như Bộ chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc. Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm ngày nay vẫn còn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Nơi đây vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 Tạ Quốc Luật đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc, lá cờ Việt Nam bay phất phới trên nóc hầm..
2.Đồi A1
Đồi A1 thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, trong lịch sử đây là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Đồi A1 có 2 đỉnh Tây Bắc và Đông Nam, Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Minh đặt cho quả đồi. Sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.
Hiện nay, trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 được xây dựng đài kỷ niệm theo kiểu “Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đao. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ, xung quanh là vòng tương hoa.

Bên cạnh đài kỷ niệm là xác của một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên Quan Pháp Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Minh. Một di tích quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái “ao đình” cạn. Đó là dấu tích trận nổ khối bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi “đào hầm để trị hầm”, trị cả hầm, cả lô cốt cố thủ của giặc.
3.Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm tại khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía đông. Đây là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, trưởng đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh… Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, là nơi có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về phía đông.

Đến tham quan sở chỉ huy gồm có:
-Chòi canh gác số 1
-Hầm thông tin liên lạc-
– Đài quan sát
– Nhà hội trường
-Hầm ban chính trị
– Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp-
– Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái-
– Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái
– Hầm của ban cố vấn Trung Quốc
4.Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ từ lúc đưa vào hoạt động là địa chỉ quen thuộc với mỗi người khi có dịp về du lịch Điện Biên, thăm lại chiến trường xưa. Đây là không gian sống động ghi dấu chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm xưa với nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày phong phú.
Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1,thuộc trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Nhà bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ anh bộ đội, gồm 1 tầng hầm và 1 tầng nổi.

sau này vào cuối năm 2013, bảo tàng Điện Biên Phủ đã được nâng cấp và chỉnh lý lại khu trung bày.Đến nay bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề sau:
-Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ
– Điện Biên Phủ ngày nay
-Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ
-Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ
-Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ
Với những chứng tích hào hùng của dân tộc, ngày nay có rất nhiều đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu về một thời hào hùng của dân tộc ta,với sức mạnh đoàn kết và ý chí quật cường đã đánh thắng một đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.. Và đây là nơi để những người con , những thế hệ tương lai của đất nước trở về cội nguồn, ghi nhớ, biết ơn công lao của những anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì độc lập tự do của đất nước.
Không chỉ người Việt Nam mà nơi đây còn đón hàng nghìn lượt du khách quốc tế trở về, nhất là các cựu chiến binh các nước tham gia vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam.