Kinh nghiệm du lịch Huế với nhiều điểm đến hấp dẫn
Xứ Huế là một trong những trung tâm du lịch ở Việt Nam , là cố đô- nơi kết thúc của chế độ phong kiến. Dường như vẻ đẹp mộng mơ, nhẹ hàng của Huế gắn liền với cô gái trong tà áo tím khiến trái tìm bao người bị thôi thúc mà tìm về. Du lịch Huế dể nhẹ nhàng trở về với một nền văn hóa truyền thồng, để được nghe khúc “Nam ai, nam bằng”, nghe ca Huế ngọt ngào trên dòng sông Hương. Để hiểu thêm về vùng đất cố đô, Toàn Cầu travel xin gửi đến các bạn kinh nghiệm du lịch Huế.
1. Đi du lịch Huế bằng phương tiện nào
Nằm ở trung tâm đất nước, từng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa, chính trị dân tộc, giao thông về Huế rất thuận tiện, bạn có thể đi bằng nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau. Từ xe khách, tàu hỏa, máy bay…
Máy Bay: Từ Hà Nội, Sài Gòn bạn có thể đi máy bay với nhiều chuyến bay thẳng tới sân bay Phú Bài rồi di chuyển về cố đô Huế hoặc các điểm du lịch khác. Bạn nên đặt trước vé máy bay để có giá vẻ hợp lý, tiết kiệm hơn nhé.
Để biết thêm thông tin về chuyến bay đi Huế vui lòng truy cập: Alltours.vn hoặc liên hệ Hotline: 19001812 để được tư vấn và đặt vé.
Tàu hỏa: Bên cạnh phương án di chuyển bằng đường hàng không, đường sắt cũng là một lựa chọn không tồi để bạn sử dụng khi du lịch Huế. Tuy sẽ mất nhiều thời gian di chuyển hơn so với đường hàng không nhưng bù lại, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí và cũng có thêm cơ hội để ngắm cảnh dọc đường. Nếu có thời gian, đây là trải nghiệm thú vị cho chuyến đi Du lịch Huế thân yêu. Các bạn có thể chọn tàu SE hoặc TN, tuy nhiên tàu SE chạy nhanh và êm hơn so với TN bù lại giá tiền cao hơn.
Xe khách: Các bạn có thể ra bên xe Mỹ Đình, Gíap Bát để mua vé xe đi Huế nếu ở Hà Nội, ở các tỉnh khác cũng như vậy các bạn nhé. ở phía Bắc, nếu không có xe đi Huế, hãy đi xe Đà Nẵng. Các tỉnh phía Nam đến bên xe tỉnh đi Huế nhé.
Theo kinh nghiệm du lịch Huế của nhiều bạn đã từng đi tới đây chia sẻ thì để tiện lợi hơn khi di chuyển, ghé vào các địa điểm tham quan ở Huế, bạn có thể thuê xe máy, xe đạp,xích lô đểt tham quan dạo phố phường.
Xe ô tô cá nhân và xe máy: Phượt là đam mê của những bạn trẻ. Xe máy là phương tiện dễ dàng và thuân tiện nhất, các bạn có thể đi theo nhóm bạn để hỗ trợ nhau sẽ tốt hơn. Chỉ cần mang đầy đủ đồ bảo hộ, xăng đầy bình, chuyến đi của bạn sẽ vô cùng thú vị. Đến với xứ Huế là một hành trình đầy trải nghiệm và thú vị bởi bạn có thể rông ruỗi trên con đường mang cảm giác mới lạ. Với những du khách thích khám phá, những chuyến đi có tính chất mạo hiểm, cung đường lạ thường chọn “phượt” Huế bằng xe máy thực sự là một trải nghiệm đáng giá. Riêng những du khách thích nghỉ ngơi thong thả thường chọn di chuyển bằng ô tô cá nhân. Nếu đi theo gia đình, các bạn có thể thuê xe tự lái.
Để được tư vấn đặt chỗ xe khách đi Huế của tất cả các nhà xe, các bạn có thể liên hệ tới tổng đài hỗ trợ đặt vé xe khách 1900 636 212
Hoặc xem tại website: xekhachlientinh.com/xe-khach-di-hue
Các bạn hãy truy cập những phương tiện giao thông đi Huế để biết thêm chi tiết nhé.
2. Đi du lịch Huế vào mùa nào?
Nếu khí hậu cả nước được chua thành mùa khô và mùa mưa thì khí hậu của Huế là mùa mưa và mùa ít mưa. Bởi thế mới có câu Huế buồn, buồn vì mưa. Mùa mua kép dài từ tháng 9 đến tháng 12, nên hạn chế du khách về thăm. Những tháng còn lại Huế cũng nằm trong khả năng nắng do chịu ảnh hưởng lớn của lượng bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, du khách đến Huế vào bất kỳ thời điểm nào trong năm trù những ngày mưa. Đặc biệt, khách tỏng nước du lịch rừ tháng 5 đến tháng 9, khách nước ngoài đi từ tháng 9 đến tháng 4. Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Huế là tháng 11.
3. Những điểm du lịch Huế hấp dẫn du khách
Là một trong những kinh đô của cả nước, đến với Huế mộng mơ, nơi có dòng sông Hương êm đềm lững lờ trôi, có thành quách cổ kính và những phong tục tấp quán truyền thống để lại ấn tượng cực mạnh cho du khách gần xa mỗi lần đến Huế.
Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử – văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, đây là cơ quan đầu nào trung uwong của triều đình nhà Nguyễn, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Toàn bộ khu cố đô bao gồm :Kinh thành Huế, Kỳ Đài, trường Quốc Tử Giám, Điện An Long, Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế, Đình Phú Xuân , Hồ Tịnh Tâm, tàng thư lâu, viện cơ mật, đàn xã tắc, cửu vị thần công, Hoàng thành, ngọ môn, điện Thái Hòa, các tổ miếu, cung Trường Sinh, hiển lâm các, cửu định, tử cấm thành….cùng rất nhiều công trình khác. Tuy nhên ngày nay chỉ còn một số công trình, còn lại đã bị hư hỏng do chiến tranh và thời gian.
Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế nằm bên bờ sông Hương. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụ cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này. Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ có thể được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Năm 1897, cầu Trường Tiền được khâm sứ Trung kỳ Levécque giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công trình Tháp Eiffel ở Paris) thiết kế và hoàn thành vào năm 1899. Đến nay, cây cầu đã nối đôi bờ sông Hương trong suốt 114 năm dài và có tuổi đời nhiều hơn cầu Long Biên ở Hà Nội (1899-1902). Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cầu Trường Tiền duyên dáng trên mảnh đất thơ mộng đã trải qua nhiều thay đổi và những biến cố đau thương, thăng trầm cùng mảnh đất cố đô. Đến tham quan du lịch Huế, hãy một lần đi trên chiếc cầu lịch sử.
Cung Diên Thọ
Cung Diên Thọ nằm trong khu vực ăn ở của Hoàng Thái hậu (mẹ vua) và Thái Hoàng Thái hậu (bà nội vua) thuộc Hoàng Thành. Đây là một hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại cố đô Huế. Cung Diên Thọ gồm hơn 10 tòa nhà được bố trí trong khuôn tường thành hình chữ nhật rộng khoảng 100m, dài 150m, cao quá đầu người. Trong cung được bố trí hài hòa, đẹp mắt thể hiện sự phong nhã.
Điện Thái Hòa
Một di tích quan trọng trong quần thể lịch sử này là điện Thái Hòa. Ngai vàng của Vua Việt Nam đã đặt tại đây. Điện Thái Hòa là một di tích văn hóa và lịch sử quan trọng trong Kinh Thành Huế. Đây là nơi đăng quang của 13 đời vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Đây là trung tâm của Việt Nam suốt một khoảng thời gian dài. Điện Thái Hoà là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến. Điện được trang trí uy nghi với nhiều hình rồng phượng thể hiện quyền uy tối cao của vương triều.
Nhà thờ chính tòa Phú Cam
Được xây dựng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVII, nhà thờ Phủ Cam được xem là giáo đường lớn và lâu đời nhất của cố đô. Lần đầu tiên, vào năm 1682, Linh mục Langlois (1640 – 1770) cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, ở sát bờ sông An Cựu. Năm 1898, Giám mục Allys (1852 – 1936) cho xây dựng mới nhà thờ Phủ Cam bằng gạch lợp ngói khá đồ sộ tại vị trí cũ. Nét chủ đạo kiến trúc lần này là những vòm duyên dáng đổ xuống trên những trụ có những nét hoa văn cây lá, những hình thiên thần. Đặc biệt nhà thờ có một vườn hoa được chắn đất đào xuống sâu và phẳng với hai la thành chạy lượn lên cao dần, mềm mại duyên dáng với 16 bậc cấp bằng gạch ở phía trước tiền đường”.
Lăng vua Tự Đức
Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân,thành phố Huế). Là một vị vua có tài văn chương, có tâm hồn đa cảm lại mang bệnh tật không có con, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”, bởi như vua từng nói: “người khỏe còn lochuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” (Khiêm Cung Ký). Lăng của ngài có sự hài hòa giữa cảnh quan, toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Ở đó quanh năm có suối chảy, thông reo, muôn chim ca hát.
Lăng vua Đồng Khánh
Lăng Đồng Khánh được xây dựng trên vùng đất thuộc làng Cư Sĩ, nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Xung quanh lăng này có rất nhiều lăng mộ của bà con quyến thuộc nhà vua. Là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế đây là nơi an táng vua Đồng Khánh. Ngược lại với phong cách truyền thống trong kiến trúc khu vực tẩm điện, kiến trúc lăng mộ hầu như “Âu hóa” hoàn toàn từ đặc trưng kiến trúc, mô típ trang trí đến vật liệu xây dựng. Bi đình là sự biến thể của kiến trúc Romance pha trộn với kiến trúc Á Đông – tượng quan viên cao, gầy đắp bằng xi măng và gạch thay cho tượng đá, ngói ac-đoa, gạch ca rô…Nhìn chung, lăng Đồng Khánh được xây dựng trong buổi giao thời của lịch sử nền kiến trúc Á Đông phần nào phôi pha. Nó mở đầu cho thời kỳ kiến trúc pha trộn Âu Á, tân cổ.
Lăng vua Khải Định
Trước lăng là một ngọn núi, yếu tố tiền án che chắn trước mặt lăng. Bên phải có núi Kim Sơn có chức năng tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ. Có nghĩa là rồng xanh, hổ trắng để vào khu vực lăng. Ngay trước mặt lăng còn có một khe nước gọi là khe Châu Ê, làm yếu tố minh đường. Sau lăng là núi làm yếu tố hậu chẩn. Trong quần thể lăng tẩm thì lăng Khải Định được xây dựng bằng vật liệu xây dựng là ximăng sắt thép còn những lăng khác thì xây dựng bằng gạch vôi vữa. Lăng có độ dốc cao, từ dưới đường đến điện chính của lăng có 127 bậc cấp. Khải Định là ông vua rất sính ngoại, ông thích những nét đẹp hiện đại của văn hóa phương Tây nên kiến trúc lăng kết hợp giữa Âu và Á, giữa cổ điển và hiện đại, người ta bảo lăng có lối kiến trúc đông tây kim cổ giao hòa. Có hai nhà dành cho quan văn quan võ, nhưng khi chưa xây dựng xong thì nhà vua đã qua đời.
Trường quốc tử giám
Tháng 8 năm 1803, một trường học mang tính quốc gia đã được thành lập tại đây với tên gọi là Đốc Học Đường (hay Quốc Học Đường). Lúc này, quy mô kiến trúc của trường còn nhỏ, chỉ gồm một tòa chính ở giữa và hai dãy nhà hai bên, dùng làm chỗ để quan Chánh, Phó Đốc Học giảng dạy. Tháng 3 năm 1820, vua Minh Mạng đổi tên thành Quốc Tử Giám. Ddây là ngôi trường dạy con của các vị vua quan,đào tạo những nhân tài cho đất nước. Trong số hơn 500 vị tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn, có không ít vị đã từng dùi mài kinh sử tại ngôi trường này. Đây còn là một di tích lịch sử – văn hóa rất có giá trị. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quốc Tử Giám cùng với hệ thống di tích cung đình Nguyễn đã được ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới.
Ca Huế trên sông Hương
Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô.Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách… bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế. Và tiếng ca ngân nga giữ dòng sông mát lành đủ để ta cảm nhận được cái đẹp Huế mang đến bao đời.
Bảo tàng nghệ thuật cung đình Huế
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế là nơi trưng bày hơn 300 hiện vật quý giá của hoàng thất nhà Nguyễn, cung cấp cho khách du lịch đến tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống trong cung đình Huế xưa. Bảo tàng cổ vật cung đình Huế vốn là bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế, vào năm 1923, với danh xưng đầu tiên là Musee’ Khải Định. Trước năm 1945, đây là một bảo tàng lớn nhất Đông Dương. Khuôn viên bảo tàng trải rộng trên diện tích lên đến 6.330 m2, trong đó có tòa nhà chính vốn là ngôi điện Long An, được xây dựng năm 1845, dưới thời vua Thiệu Trị. Bên trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý giá như long bào, kiệu vua, long sàn, ngự y, áo hoàng thái hậu, hài hoàng hậu, sập gụ tủ chè, tranh thơ ngự chế, đồ sành đồ sứ, đồ bạc, đồ đồng, đồ pháp lam… Phần lớn trong đó là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các “bàn tay vàng” một thời tạo tác theo lệnh của triều đình, hoặc để cung tiến cho vua, nên mỗi thứ chỉ có một bộ hoặc một chiếc duy nhất. Ngoài ra còn nhiều hiện vật quý khác được đặt mau ở nước ngoài về.
Đồi vọng cảnh
Đồi Vọng Cảnh là một ngọn đồi cao 43m ở phía Tây Nam thành phố Huế, chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương. Đứng trên Ðồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được phong cảnh nên thơ của Tp. Huế, đặc biệt là khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Đúng như tên gọi của nó, đứng ở trên đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được phong cảnh nên thơ của thành phố Huế đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Từ đồi Vọng Cảnh còn có thể nhìn thấy những khu vườn cây ăn quả mướt xanh của cau, nhãn, cam, quýt, thanh trà… chen lẫn bóng thông, những mái nhà ngói xám của đền chùa, lăng tẩm cổ kính, trầm mặc…
Sông Hương như một dải lụa mềm uốn quanh dưới chân đồi… Thiên nhiên nơi đây cũng thật đẹp, đứng trong một màu xanh ngát của cây, một không khì dìu dịu của buổi chiều êm ả, hướng mắt nhìn ra phía ngoài, những cảnh đẹp của Huế như thâu vào tằm mắt … đó sẽ là một cảm giác không thể nào quên.
Hồ Tịnh Tâm
Tịnh Tâm không phải một, mà là hai hồ nước hình chữ nhật, cái nhỏ kề cái to; từ trên cao nhòm xuống nom y hệt bức “siêu thư pháp” viết giữa thiên nhiên một đại tự “Minh” – chữ Hán nghĩa là “sáng tỏ”.
Trong hồ Tịnh Tâm có ba hòn đảo. Đảo Phương Trượng nằm giữa hồ nhỏ phía bắc, giữa hồ lớn phía nam là đảo Doanh Châu và đảo Bồng Lai. Trên đảo Bồng Lai có điện Bồng Doanh nguy nga tráng lệ – còn gọi Bồng Dinh – lại là nơi mà về sau, năm Quý Tị 1893, các quan phụ chính tuân lệnh lưỡng tôn cung đã đưa vua Thành Thái ra đó “an dưỡng tâm thần”. Và nhắc tới hồ Tịnh Tâm, ai nấy liền nghĩ ngay tới đặc sản lừng danh của địa phương: sen. Ca dao miền Hương Ngự có câu:
Hồ Tịnh Tâm nhiều sen bách diệp,
Đất Hương Cần ngọt quýt, thơm cam…
Hải Vân Quan
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận Thị trấn Lăng Cô, (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Hải Vân Quan xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 – năm 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Công trình được xây dựng ở độ cao 490 m so với mực nước biển, là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công. Dưới thời Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía nam.
Phá Tam Giang
Phá Tam Giang nằm trong hệ đầm phá Tam Giang– Cầu Hai, là hệ đầm phá nước ngọt lớn nhất nước ta trải dài 68 km thuộc địa phận 5 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá Tam Giang mùa trông hiền hoà, thơ mộng với cảnh nước biếc, xa xa là các rừng phi lao chắn sóng cát, sát gần luồng chạy từng dãy cọc đáy đánh bắt tôm cá dăng như những hàng rào trên mặt nước nơi đây có có làng chài Thái Dương Hạ cổ xưa hàng mấy trăm năm bình yên và đẹp lạ.
Biển Lăng Cô
Lăng Cô là một bãi biển đẹp, hoang sơ được nhiều du khach ghé qua mỗi khi về với Huế. Lăng Cô với bãi cát trắng dài hơn 10 km, cùng làn nước biển trong xanh. Vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, không khí nơi đây rất dễ chịu và dịu mát. Du khách tham gia lặn biển, nghỉ ngơi trên bờ biển vàng.
Biển Thuận An
Biển Thuân An là nơi sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi chảy ra biển Đông, cách kinh thành Huế về hướng Đông khoảng 13 km, vua Thiệu Trị xếp là cảnh đẹp thứ 10 trong Thần kinh nhị thập cảnh. Du khách có thể thuê lều trại, ở hoang dã ngay trên bãi biển và thỏa sức thả mình trong làn nước mát lạnh.
Biển Cảnh Dương
Được coi là bãi biển có phong cảnh đẹp nhất của Huế với dịch vụ nghỉ dưỡng lý tưởng, biển Cảnh Dương nằm giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông, thuộc xã Lộc Vinh, huyện Phú Lộc. Bãi biển Cảnh Dương dài khoảng 8km, rộng 200m, hình vòng cung, nằm gần cảng Chân Mây, bờ biển có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, nước biển trong xanh và tương đối kín gió rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch và thể thao. Ở đây có bãi cát trắng mịn trải dài, những hàng phi lao rợp bóng, nước biển trong xanh như ngọc… Tất cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng đến say lòng bao du khách.
Ngoài ra, Huế còn nhiều điểm đến hấp dẫn khác, từ những nhà vườn, những máu chùa cổ kính, những con đường và cả những nét sinh hoạt dân dã đều làm cho Huế mộng mơ hơn. Đặc biệt, đến Huế bạn đừng quên khám phá chợ Đông Ba với vô vàn những món ngon hấp dẫn.
4. Đặc sản Huế
Huế nổi tiếng với những món ăn ngon, đa dạng và đặc sắc. Không chỉ những món ăn cung đình, cao cấp mà đến du lịch Huế bạn còn được thưởng thức những món ăn dân dã, độc đáo.
- Mè Xửng Huế
- Chè cung đình Huế
- Cơm Hến
- Bánh canh Huế
- Chè Hẻm
- Cơm chay Huế
- Bún Bò Huế
- Các loại bánh: bèo,bột lọc, bánh khoái
- Bánh chưng Nhật Lệ
- Nem lụi Huế
- Mắm tôm
Với hồn quê dân dã, những món ăn bình dị những món ăn này gây thương nhớ cho bất cứ ai đã từng thưởng thức.
Du khách có thể mua những món ngon này về làm quà, vừa bổ dưỡng, có ý nghĩa, đấy cũng là tình cảm người dân đất Huế thơ mộng gửi gắm tới người phương xa.
Xem thêm: Đặc sản Huế quyến luyến hồn du khách
5. Khách sạn, nhà nghỉ ở Huế
Huế đẹp, mộng mơ thu hút nhiều đu khách trong và ngoài nước về tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử. Đất và người xứ Huế hội tụ những nét đẹp khiến nhiều người quyến luyến. Để phục vụ nhu cầu du lịch của du khách về tham quan du lịch Huế, nhiều khách sạn, nhà nghỉ mọc lên chủ yếu ở thành phố Huế. Trên địa bàn thành phố Huế hiện nay có khoảng 600 cơ sở lưu trú với hơn 10.000 phòng nên hầu như không có hiện tượng cháy phòng xảy ra và số lượng khách đến du lịch Huế đều đặn mỗi tháng.
Nếu đi du lịch Huế, chúng tôi khuyên bạn nên chọn những khách sạn ở trung tâm thành phố, hoặc dọc đường chính để dễ dàng đi chuyển và tham quan. Nơi đó vừa gần các trung tâm ăn uống, vui chơi, mua sắm… Lưu ý đặt phòng trước khi đến. Nhất là mùa du lịch.
Một số nhà nghỉ, khách sạn có mức giá bình dân bạn có thể tham khảo như các khách sạn Mường Thanh, Sai Gòn Morin, Valen tine, Riveview, khách sạn Thiên Đườn, khách sạn Xanh, khách sạn Eldora…,cùng nhiều khách sạn khách các bạn có thể lưu trú tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính.
Khách sạn, nhà nghỉ ở Huế
6. Mua quà gì khi đi du lịch Huế
Huế có nhiều món ngon đặc sản để du khách lựa chọn khi đi du lịch. Thông thường đến Huế, du khách sẽ mua những sản phẩm sau:
Áo dài Huế
Nón lá
Phấn Nụ- phấn được làm từ thảo dược, rất tố cho da, được các cung nữ trong cung hay dùng
Mè Xửng Huế
Mắm tôm Huế
Trên đây là kinh nghiệm du lịch Huế theo kinh nghiệm du lịch của Toàn Cầu Travel, bạn cũng có thể dựa vào bài viết để chọn những địa điểm phù hợp hơn với bạn thân.
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ, bổ ích và đầy trải nghiệm. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các bạn đến mọi miền tổ quốc.