Ẩm thực Bình Định- ai ăn rồi cũng sẽ nhớ
Sống trong phong cảnh hữu tình, có sông chảy, núi ôm, biển dạt dào sóng vỗ, con người Bình Định hiền hòa, dũng cảm luôn nêu cao tinh thần thượng võ. Chẳng dám sánh với người kinh đô thanh lịch ” ăn Bắc- Mặc kinh” nhưng đối với các loại đặc sản của riêng mình, Người Bình Định luôn tự hào bởi sự phong phú, đa dạng và đặc sắc.
Bình định nổi tiếng với nhiều món ngon, trong đó đặc biệt là bánh gai, nem chua….
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi
Du lịch Bình Định thả ga, nhận ra nhiều điều bổ ích với những món ngon hấp dẫn, những địa danh nổi tiếng
1.Bún chả cá Quy Nhơn
Điểm nhấn của món bún chả cá Quy Nhơn là phần chả cá được làm từ những con cá thu mập mạp, bóng bẩy, thịt ngọt và phải quết sao cho miếng chả láng mịn, tròn dày vừa phải, cùng nước lèo được nấu từ xương và đầu cá thu ngọt , trong veo, mát lành.
Nhanh tay săn ngay- vé máy bay giá rẻ đi Quy Nhơn cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn của các hãng hàng không
2.Mắm Nhum Mỹ An
Nhum có nhiều loại, để muối mắm phải là loại nhum đen.Mắm nhum được muối từ 10 đến 15 ngày.Khi mắm nhum chín, nhuyễn ra, sền sệt, màu đục đục thơm nức, kích thích vị giác.
Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được vì không phải nơi nào cũng bán, no chỉ được dùng để đãi khacha quý hoặc tặng người thân.
>>>Xe đưa đón sân Phù Cát luôn hỗ trợ khách hàng trên mọi nẻo đường tham quan.
3.Bún tôm Châu Trúc
Rủ nhau mua tép Trà ô
Sẵn bờ cát trắng phơi khô đem về
Câu ca dao đã nói lên hết sự phong phú của tôm, tép, một đặc sản riêng có của đầm Châu Trúc( còn gọi là đầm Trà Ô), nằm trên địa bàn huyện Phù mỹ.
Bún tôm Châu Trúc được làm khá kỳ công từ khâu làm bún thủ công,tôm tươi được bắt dưới đầm lên, còn tươi ngon.Cảm nhận đầu tiên khi nhìn tô bún chính là sự hài hòa về màu sắc.Thanh bạch , giản dị chứ không màu mè, dầu mỡ, tô bún tôm bốc khói , phảng phất hương thơm của nước dùng, tôm, hương vị của các gia vị…
Khi ăn bún tôm, du khách cho thêm chút muối ớt,nước mắm nhỉ,ớt bột…sẽ làm hài hòa hương vị hơn.Bún tôm được ăn kèm với bánh tráng nướng giòn rụm, no cằng bụng vẫn cứ thòm thèm.
4.Gié bò Tây Sơn
Đây là món ngon của dân tộc Bana, thuộc vùng cao 2 huyện An Khê và Vĩnh Thạch.
Gié bò là món ăn bình dân, hợp với túi tiền của mọi người, giàu, ngèo…Tuy nhiên đây không phải là món dễ ăn và chỉ những người sành ăn mới cảm nhận hết vị ngon của món ăn khoái khẩu này.Người mới ăn lần đầu sẽ cảm thấy “khó trôi” bởi lẽ nghe bò nấu bằng toàn ruột non, nó giống như thắng cố của người Hà Giang.Người ta gọi là gié vì nó có vị đắng và hôi.
Để khử vị đắng người nấu phải bỏ thêm lá giang rừng và ớt chín để bão hòa vị chua cay.Khi mổ bò, chọn phần ruột ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh gọi là gié. Ruột phải tươi mới thì chất gié này không hôi, mới dùng được. Xổ phần gié trong ruột non ra, ruột để riêng. Ướp muối, tiêu, hành, tỏi băm nhỏ vào gié trong mươi phút cho ngấm.rồi mới nấu.Nấu gié bò qua nhiều công đoạn cầu kỳ.Khi ăn càng nóng càng ngon, vị đắng của gié hòa nhập vào vị chua, cay của ớt và lá giang thấy sao mà tuyệt vời.Ai ăn được sẽ thấy gié ngon tuyệt vời.
5.Bánh hỏi Diêu trì
Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ
Em thương một người có mẹ không cha
Bánh xèo bánh đúc có hành hoa
Bánh hỏi thiếu hẹ như ma không kèn.
Bánh hỏi là đặc sản ở Bình Định, thịnh hành và ngon nhất là bánh ở Diêu Trì.Gạo tám thơm được vo kỹ, ngâm nước 1 đêm, vớt gạo đem xay nhuyễn bằng cối đá, xay cho đến khi sền sệt lại là được, rồi cho vào bao vải khổ, đợi ráo nước là có thể làm bánh.Bột được đem hấp vừa chín, nhồi và chia thành từng khối chừng nửa ký gọi là “giảo” rồi đưa vào khuôn ép thành bánh.Bánh được hấp vừa chín, nhìn miếng bánh trắng muốt, ươn ướt mỡ đã thấy ngon,Nhưng chưa đủ, bánh còn được rắc thêm lá hẹ. Lá hẹ ăn với bánh hỏi rất ngon, tuy cùng họ với hành nhưng lá nhỏ và xanh hơn.Ngoài việc dùng xì dầu làm nước chấm, bánh hỏi có thể chấm với nước mắm ớt , tỏi, chánh đường, bột ngọt pha loãng, rất ngon và đậm vị.
Khi ăn bánh hỏi, người Bình Định cho thêm chút đậu phộng hoặc dầu dừa đã khử hành chín.Người Bình Định khi cúng giỗ hay cưới hỏi, lễ lạt đều có món bánh hỏi. Các làng nghề làm bánh hỏi truyền thống, ngon nổi tiếng ở Quy Nhơn, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước…
6.Nem chợ Huyện
Nem chợ huyện ngon chủ yếu nhờ khâu chọn thịt.Thịt phải là thịt heo cỏ, săn chắc, nhiều nạc, màu đỏ sẫm.Thịt được cắt theo chiều ngang chừng 3 cm,rồi thái nhỏ, để ráo nước, sau đó cho vào cối đá để giã, không xay thịt bằng máy.Khi thịt đã chín nhuyễn, cho thêm tiêu hạt và da heo đã xắt nhỏ , sau đó dùng lá gói lại .Có 2 loại nem , nem tươi và nem chua. Nem tươi là nem nướng ăn ngay.Còn nem chua thì để được lâu hơn.Nem chợ huyện được gói bằng lá chuối chát, bên trong được gói kèm với lá ổi để hút ẩm.
Nem chợ huyện có vị ngon rất riêng và độc đáo, không mềm như nem thủ đức cũng không ngọt như nem Lai Vung, nem An Cựu.Nem có vị dai dai , sần sật, chua chua, giòn giòn thơm và ăn có vị béo.Ăn nem phải kèm với nước chấm, ngon nhất là nước mắm pha loãng với đậu phộng.Nem hoàn toàn bằng làm bằng thịt nạc nên có thể ăn no mà không sợ hàn.Vì thế ,nem chợ huyện chất lượng, ăn ngon nên tiếng thơm vang xa, ai cũng biết đến.
7.Bánh xèo Mỹ Cang
Bánh xèo Mỹ Cang là sản phẩm nức tiếng người dân Bình Định từ trước tới nay.Nơi đây bánh xèo nổi tiếng , người dân xếp hàng để thưởng thức.Bột gạo phải tự tay xay bằng cối đá xưa để bánh được giòn, mịn và thơm, tôm đất thôn Dương Thiện và nước mắm bỏ xoài sống bằng chứ không bỏ thơm…..Bởi trong món bánh xèo Mỹ Cang, tôm sông có vị ngọt lành,giúp bánh giòn thơm.
Khi ăn, bánh nóng hổi, nhai giòn tan trong lưỡi. Bánh không pha bột nghệ và nước côt dừa như bánh xèo miền Tây , mỗi cái bánh trắng trong, có chừng mười con tôm chín đỏ au và hành chẻ xanh mướt làm nhân.Khi ăn gói bánh tráng những mềm mại, cho bánh tráng, rau sống cùng xoài chua, chấm nước mắm pha đường, ót tỏi giã nhuyễn, ăn mãi vẫn thấy ngon, dường như những tinh túy của thôn quê đong đầy trong từng miếng bánh, khiến bánh thơm, ngon lạ thường mà dù đi đâu cũng thấy bánh xèo Mỹ Cang là ngon nhất.
8.Rượu Bàu Đá
Nhắc đến Bình Định, ta không quên nhắc đến một loại rượu nổi tiếng gần xa ” rượu Bàu Đá”.Đứng bên những danh tửu như Làng Vân, Gò Đen,Hồng Đào, giữa muôn ngàn danh rượu nhập khẩu về từ các nước, cái tên Bàu Đá ngạo nghễ làm nên một thương hiệu.Có người bạn đi giao lưu với thanh niên ở Nhật về kể, anh chỉ đem theo mấy lít Bàu Đá làm quà từ Việt Nam và thật bất ngờ, họ khen ngợi hết lời, hỏi tại sao rượu ngon đến vậy mà giờ họ mới được nghe thấy.
Rượu Bàu đá thuộc làng Nhơn Lộc,trước kia trong làng có cái ao, bên dưới có nền đá, người Bình Định gọi ao là Bầu nên có tên là Bầu Đá.Đặc biệt mạch nước trong làng có vị ngọt khác biệt so với những mạch nước giếng thông thường ở những nơi khác.Trong quá trình nấu rượu, các nghệ nhân đã phát hiện ra cùng công thức nấu nhưng rượu được nấu ở làng Bàu Đá thơm ngon hơn hẳn so với các vùng khác, và nguyên nhân chính là do mạch nước ngầm chảy trong làng.Rượu Bàu đá đẳng cấp thường 50 độ, nên khi uống ly đầu tiên, bạn phải nhấp từng ngụm nhỏ để cảm nhận hết vị ngon và không bị sốc, nhưng sang ly thứ 2 bạn sẽ thấy rượu không còn nặng mà cảm nhận được vị ngọt mà rượu mang lại.khi uống say tỉnh dậy thấy người nhẹ nhàng như chưa uống một ly nào, không bị nhức đầu. Với quy trình nấu rượu công phu, tỉ mỉ, đến nay, Rượu Bàu Đá trở thành một thương hiệu mà bất cứ ai đến Bình Định đều muốn thưởng thức một lần.
8.Bún Song Thằn
Bún Song Thằn làng An Thái từ lâu đã quen thuộc câu ca ” Nón ngựa Gò Đăng/ Bún Song Thằn An Thái”.Bún Song Thằn không chỉ công phu ở khâu làm mà đến cả lúc mang phơi.Bún Song Thằn phải được phơi trên bãi cát dọc sông Côn dưới nắng nóng và gió nhẹ.Thời tiết lý tưởng để làm bún Song Thằn là từ tháng 3 đến tháng 6.Dường như chỉ có nắng, gió sông Côn mới làm cho bún Song Thằn thăng hoa được như thế, từ đậu xanh qua nhiều công đoạn, những miếng bún Song Thằn trắng, sáng và thơm ngon.Bún có 2 loại xếp hình vuông và cuốn thành lọn.Để chế biến sợi bún thơm ngon là cả một quy trình đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ từ khâu xay, nhồi bột và vắt sợi…
Bún này ngày xưa được các vua chúa trong cung sử dụng bởi sự thơm ngon, khác biệt mà những sợi bún mang lại.Ai đi qua An Thái, nghe vào một quán nhỏ thưởng thức tô bún song thằn nấu lòng gà sẽ cảm nhận được nó có vị ngon khác lạ như thế nào.
9.Cua Huỳnh Đế
Một trong những đặc sản làm say đắm mọi thực khách khi đến Phú Yên chính là cua Huỳnh Đế.Sở dĩ cua có tên Huỳnh đế hay hoàng đế bởi món ăn này ngày xưa là sản vật tiến vua chúa.Với ưu thế bờ biển rộng, dòng nước ấm, nông và sóng không quá mạnh.Biển ở Phú Yên là điều kiện thuận lợi cho loại hải sản sinh sôi phát triển.Không giống như các loại cua khác, cua Huỳnh đế thân hình khá đơn giản, gần giống nhện, có chân dài và gai ở lưng và lông ở viền mai.Nhưng thịt loài cua này lại rất chắc và có lượng dinh dưỡng gấp nhiều lần hải sản khác.Không chỉ vậy, cua Huỳnh đế có phần gạch khá lớn, có vị béo ngậy khi được chế biến. Vì loài cua này chỉ ưa sống ở trong nước sạch nên vị cua rất tươi và ngọt tự nhiên.Món ngon du khách nên thử là cua Huỳnh Đế rang me,rang muối, hấp, nướng…trong đó hấp với sả, chấm muối tiêu ớt xanh hay nấu cháo là món được du khách ưa chuộng nhất.
Ngoài những món ăn nức tiếng gần xa trên, Bình Định còn nhiều món ngon khác gắn với mỗi vùng quê, nó mang hương vị đồng quê dân dã, mà dù người con xứ võ đi đâu cũng phải nhớ thương, nó gắn liền với từng câu ca dao đi theo năm tháng.
“Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên.”
Hay
“Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
Chà viên Bình Định vừa ngon, vừa lành
Chín muồi da vẫn tươi xanh
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.”