Huyện Quan Sơn
1.Vị trí địa lý huyện Quan Sơn
Quan Sơn là một huyện miền núi, phía đông nam và phía Đông giáp huyện Lang Chánh, phía đông bắc giáp huyện Bá Thước, phía bắc giáp huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa. Phía Tây Bắc, phía Tây, và Tây Nam huyện Quan Sơn giáp nước bạn Lào. Trên địa bàn huyện có sông Luông là nhánh đầu nguồn của sông Mã, chảy theo hướng Tây – Đông.
2. Lịch sử hình thành huyện Quan Sơn
Huyện Quan Sơn được thành lập ngày 1-1-1997 theo Nghị định số 72/NÐ-CP .Ngày 18-11-1996 của Chính phủ trên cơ sở tách 9 xã thuộc huyện Quan Hóa.Năm 1999, thành lập xã Na Mèo.Năm 2003, thành lập thị trấn Quan Sơn – thị trấn huyện lỵ huyện Quan Sơn trên cơ sở 579,40 ha diện tích tự nhiên và 2.820 nhân khẩu của xã Sơn Lư.Ngày 23-12-2008, thành lập xã Trung Tiến trên cơ sở điều chỉnh diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Trung Thượng.Quan sơn là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Thái, Mường, Mông, Kinh.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Quan Sơn
Quan Sơn là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa nơi có những thửa ruộng bậc thang nối nhau trùng điệp ,cùng những nếp nhà sàn xinh xắn ẩn hiện trong khói sương và những cô gái Thái duyên dáng bên khung cửi dệt thổ cẩm. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho nơi đây nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp đầy những tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như: động Bo Cúng, đền thờ tướng quân Tư Mã Hai Đào, hang Dùa…cùng nhiều lễ hội đặc sắc ,tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu nơi miền sơn cước đang chờ du khách khám phá và thưởng lãm.
Suối Xia – mạch sống và tâm hồn đồng bào Thái ở Quan Sơn, đây là điểm mà du khách nào cũng muốn ghé tới khi đi du lịch Thanh Hóa. Vào mỗi buổi sáng, những hòn sỏi trong làn nước trong veo lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, rự rỡ.. cảnh đẹp ấy khiến bao người mơ màng, dòng suối Xia trong xanh, hiền hòa uốn lượn quanh dãy núi Bo Cúng như kể với du khách về chuyện làng, chuyện bản…
Đền thờ Tư Mã Hai Đào: được bà con Mường Xia lập tại bản Chung Sơn ngay sau khi tướng quân mất thờ phụng và tưởng nhớ người đã có công gìn giữ biên cương trấn ải, xây dựng bản mường trù phú, đông vui như ngày nay.
Na Mèo từ lâu đã trở thành cung đường thú vị với dân du lịch, dân phượt. Từ Mai Châu (Hòa Bình) du khách có thể qua Quan Sơn (Thanh Hóa) rồi qua Hủa Phăn – Lào rất thuận tiện.Hành trình đến với Na Mèo bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước khung cảnh núi rừng hùng vĩ, bốn bề là những ngọn núi cao ngất, cây rừng nguyên sinh nổi bật trên nền trời xanh ngắt.Những tảng đá lớn nhỏ, nhiều dáng hình lô nhô bên dòng suối với làn nước trong xanh.
Đến với Quan Sơn còn có lễ hội Mường Xia- lễ hội lớn của bà con dân tộc Mường… là những điểm đến trong hành trình về với Quan Hóa.
4. Ẩm thực huyện Quan Sơn
Thưởng thức cá suối nướng chấm muối ớt ăn kèm với xôi ngũ sắc, rượu nếp nương của đồng bào thì bạn khó mà quên món ăn dân dã không kém phần độc đáo này.
ngoài món cá nướng còn có các đặc sản khác của núi rừng, như món cơm lam, thịt bò khô ướp hạt mắc khẻn, canh uôi nấu cá sông nướng…, tham quan các làng nghề nấu rượu, dệt thổ cẩm, hoặc tận hưởng nhiều trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc như bắn nỏ, tung còn, cà kheo, kéo co…
5. Phương tiện giao thông huyện Quan Sơn
Huyện Quan Sơn có quốc lộ 217 chạy qua, nhiều phương tiện giao thông qua lại. nơi đây có cửa khẩu Na Mèo nến nhiều phương tiện vận chuyển sang lào chạy qua. có một số chuyến xe khách sang Lào hằng ngày, trong huyện có nhiều tuyến xe về thành phố. Ngoài phương tiện xe khách còn có các phương tiện khác như taxi, xe ôm.
Với những du khách ở xa về tham Quan sơn có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển cao cấp để rút ngắn thời gian vận chuyển như vé máy bay giá rẻ đi Thanh Hóa. Tại sân bay nội địa có dịch vụ xe đưa đón sân bay Thọ Xuân đáp ứng mọi nhu cầu đi lại của khách hàng.
6. Đơn vị hành chính huyện Quan Sơn
Quan Sơn có huyện lỵ là thị trấn Quan Sơn, là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện. nơi đây tập trung các trường học, các cơ quan hành chính cấp huyện, các ngân hàng cùng các dịch vụ cơ bản khác đảm bảo mọi nhu cầu cơ bản của người dân và du khách gần xa.
7. Cảm nghĩ về huyện Quan Sơn
Quan Sơn đẹp với cảnh sắc thiên nhiên, những hang động kỳ vĩ, những món ngon ấm lòng người cùng lễ hội đậm bản sắc các dân tộc miền cao. tất cả những điều đó thu hút sự hiếu kỳ đối với những ai chưa đến và gợi thương nhớ với những người đã đặt chân đến vùng đất này.