skip to Main Content

Khám phá dinh thự họ Vương-Hà Giang

Được xem là vua của vùng đất Hà Giang, dinh thự họ Vương do vua Mèo Vương Chính Đức xây dựng.Vương Chính Đức (1865 – 1947) là người duy nhất được đồng bào người Mông nơi đây suy tôn là vua Mèo và chính thức cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn.Hyã khám phá điểm sáng này của du lịch Hà Giang.

Dinh thự họ Vương có kết cấu 4 ngang, 6 dọc, 64 phòng
Dinh thự họ Vương có kết cấu 4 ngang, 6 dọc, 64 phòng

Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2, bắt đầu được xây dựng vào năm 1919, hoàn thành vào năm 1928.Dòng họ Vương đã làm chủ cao nguyên đá Đồng Văn (gồm bốn huyện phía Bắc của Hà Giang) trong một thời gian dài. Cho đến bây giờ người họ Vương vẫn rất giỏi giang, thông minh và thành đạt.Một nhánh dòng họ Vương hiện nay sống ở Hà Nội, còn một nhánh đã đinh cư bên Mỹ. Căn nhà có tuổi đời gần 100 năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm và ghi dấu một thời từng là ngôi nhà quyền uy nhất của vùng Hà Giang rộng lớn, phía sau cánh cổng Trời Quản Bạ.

Con đường vào dinh thự vua mèo
Con đường vào dinh thự vua mèo

Nằm trên “cao nguyên đá” Đồng Văn, cách thị xã Hà Giang 125km, ở độ cao 1.600m so với mực nước biển là khu kiến trúc nghệ thuật độc đáo “Nhà Vương” với 4 dãy ngang và 6 dãy dọc, kết cấu hai tầng với 64 buồng. Nhà Vương thuộc xóm Sà Phìn A, xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, được xây dựng trên vị trí quả đồi có hình mai rùa, nhìn về hướng nam. Trải qua bao nắng mưa, bão gió, có chỗ đã bị thời gian mài mòn, hoang phế, nhưng về cơ bản vẫn giữ được hình xưa dáng cũ.

Dù bị thời gian làm hao mòn, nhưng kiến trúc ngôi nhà vẫn tồn tại đến ngày nay
Dù bị thời gian làm hao mòn, nhưng kiến trúc ngôi nhà vẫn tồn tại đến ngày nay

Người dân Hà Giang gọi là “Nhà Vương” bởi nó như một “pháo đài” của “Vua Mèo” Vương Chính Đức, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của gia tộc họ Vương. Khu nhà này được xây dựng trên mảnh đất có địa thế “đắc địa”. Giữa thung lũng của “cao nguyên đá” Đồng Văn nổi lên một khu đất hình mai rùa, được ví như là “thần Kim Quy”. Phía trước ngôi nhà là hai quả núi hình mâm xôi tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, ấm no.

Ngôi nhà nằm giữa thung lũng có hình mui rừa, là một địa thế đắc lợi
Ngôi nhà nằm giữa thung lũng có hình mui rừa, là một địa thế đắc lợi

Thông thường khi vào làm việc hoặc tiếp kiến “Vua Mèo” Vương Chính Đức, các Tổng giáp, Lý trưởng, Mã phài… đến cổng sẽ có người dắt ngựa và mời vào phòng khách uống nước tại những chiếc bàn, mỗi bàn có tám ghế vuông. Được biết, sở dĩ mỗi bàn có tám chiếc ghế vì theo phong tục của người H’Mông, khi chết phải có tám người khiêng.

Cánh cửa mang nét kiến trúc Trung Hoa
Cánh cửa mang nét kiến trúc Trung Hoa

Nhìn vào sự đồ sộ, kỳ công và tỉ mỉ của kiến trúc nhà Vương,dinh thự họ Vương xây trong 10 năm và tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam (Trung Quốc) và những tốp thợ người Mông giỏi nhất. Tường được trình bằng đất sét. Móng nhà làm bằng đá xanh, bên trong ghép ván, cột kèo bằng gỗ, sàn lát ván gỗ, mái lợp ngói máng, hiên nhà lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ “thọ”. Số tiền cụ Vương Chính Đức thuê nhà thiết kế về đây mất rất nhiều, 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương của Pháp, tương đương với 150 tỷ đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ.

ngôi nhà được lợp ngói ống, trang trí hoa văn hình chữ thọ
ngôi nhà được lợp ngói ống, trang trí hoa văn hình chữ thọ

Thời điểm xây dựng dinh thự, nơi đây chưa hề có máy móc, đường sá thì hiểm trở vô cùng. Do đó, dinh thự hoàn toàn do sức lực đồng bào người Mông ở đây làm thủ công. Tất cả các vật liệu đá của dinh thự do chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay rồi vận chuyển những tảng đá cách thôn Sà Phìn 7 km để xây nhà.
Tổng quan kiến trúc Nhà Vương mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc) kết hợp với các hoa văn của người Mông, là sự phối hợp hài hoà giữa các nguyên liệu được chế tác ngay tại địa phương như: đá xanh, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm – dương.

Kiện trúc ddiêu khắc lạ trong dinh thự
Kiện trúc điêu khắc lạ trong dinh thự

Các bộ phận dù bằng đá hay gỗ đều được chạm khắc cầu kỳ, khéo léo thành hình rồng, phượng… tượng trưng cho sự trường tồn, hưng thịnh của các dòng họ quyền quý.Toàn bộ những gian nhà trong được chia làm nhiều phòng nhỏ.Trong khuôn viên có kho lương thực, kho thuốc phiện, kho vũ khí và những vật dụng sinh hoạt.

Kho thuốc phiện trong dinh thự họ vương
Kho thuốc phiện trong dinh thự họ vương

Nằm ở vị trí đắc địa, trên một ngọn đồi thấp trong thung lũng Sà Phìn, dinh họ Vương từng một thời là ngôi nhà quyền uy nhất của vùng Hà Giang rộng lớn, phía sau cánh cổng Trời Quản Bạ.
Hàng sa mộc đứng uy nghiêm, thân rắn chắc, cao vút suốt dọc hai bên bậc tam cấp lên khu dinh như hai hàng lính canh sừng sững. Dinh thự không lớn với tường đá bao quanh, dày 80 cm và cao 3 m. Toàn bộ ngôi nhà được dựng bằng đá xanh, gỗ thông, gỗ pơmu và “ngòi” đất nung được chạm trổ tinh xảo và mái ngói âm dương. Tất cả đã phủ màu rêu xanh của thời gian.

Toàn bộ ngôi nhà được dựng bằng gỗ
Toàn bộ ngôi nhà được dựng bằng gỗ

Dinh thự có 3 gian: gian ngoài, gian giữa và gian trong được bố trí hài hòa với khoảnh sân lát đá làm nhiệm vụ đón ánh sáng. Trong gian chính vẫn còn hình chụp của đại gia đình Vương Chính Đức. Mỗi căn phòng đều có ghi rõ gian nhà, phòng của bà cả, bà hai, bà ba, phòng của gia nhân, kho thuốc phiện… Dù giữa trưa nắng, những gian nhà vẫn mang cảm giác âm u và lạnh lẽo.

Gia đình ông Vương Bá Sình
Gia đình ông Vương Bá Sình

Người dân nơi đây còn kể lại,trước khi chính thức xây dựng dinh thự, cụ Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý người Trung Quốc đi khảo sát khắp vùng để tìm đất xây dinh thự này. Khi đến thung lũng Sà Phìn, thầy địa lý đã chọn nơi đây bởi địa thế nổi lên như mai rùa, coi như là nơi thần kim quy dựng nghiệp.

Toàn cảnh dinh thự vua mèo trong thung lũng Sà Phìn
Toàn cảnh dinh thự vua mèo trong thung lũng Sà Phìn

Dinh họ Vương bắt đầu được chuyển thành điểm tham quan vào năm 1993, sau khi được bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Kể từ đó cho đến nay, ngôi nhà không dùng làm nơi ở nữa mà phục vụ cho du lịch và tham quan. Xung quanh nhà đều là các gia đình con cháu dòng họ Vương. Bán vé vào cổng là một cô cháu gái họ xa của vua Mèo năm nào.Đứng từ trên con đường lộ nhìn xuống, dinh họ Vương bề thế nổi bật giữa thung lũng. Đó là một trong những điểm dừng chân thú vị nhất của mảnh đất cao nguyên Đá Hà Giang.

Dinh thự được nhiều du khách ghé về thăm mỗi khi đi du lịch Hà Giang
Dinh thự được nhiều du khách ghé về thăm mỗi khi đi du lịch Hà Giang

Đặc biệt, nơi đây còn có chiếc bể tắm hình bán nguyệt được đục đẽo công phu từ nguyên một khối đá khổng lồ.
Bao quanh khu dinh thự là một dải núi cao, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm lấy toàn bộ ngôi nhà. Một địa thế phòng thủ rất tuyệt vời. Những năm Pháp bắt đầu xâm chiếm đất Đồng Văn, ở trên các đỉnh núi này, Cụ Đức cũng cho xây dựng lô cốt có lính canh bảo vệ, mục đích chính là để bảo vệ nhà của cụ. Rất may thời đó, người Pháp cũng chưa bao giờ xâm nhập tới đây mà chỉ mới chiếm khu Đồng Văn, Quản Bạ.

Một phòng trong dinh thự vua Mèo
Một phòng trong dinh thự vua Mèo

Khu Tiền cung là nơi ở của lính bảo vệ, gia nhân. Trung cung và Hậu cung là nơi ở, làm việc của con cháu dòng họ Vương. Toàn bộ gỗ của ngôi nhà trước đây đều được làm từ gỗ thông đá. Kể từ khi trở thành tài sản của Nhà nước, tất cả các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ lim và gỗ nghiến.
Quan sát, thấy hai viên đá ở khu tiền có độ bóng nhất định, đó là do đồng bạc trắng Đông Dương mài vào đá mà thành. Để đánh được một chân cột đá như thế, cụ Vương Chính Đức đã phải bỏ ra 900 đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 1 tỷ đồng tiền Việt Nam. Đó chỉ mới là tiền đánh bóng, chưa kể tiền đục đẽo, vận chuyển hai chân cột đá từ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) về Đồng Văn.

Toàn bộ ngôi nhà được xay dựng tỉ mỉ, tiêu tốn rất nhiều tiền
Toàn bộ ngôi nhà được xay dựng tỉ mỉ, tiêu tốn rất nhiều tiền

Khu Trung cung còn lưu giữ rất nhiều bức ảnh của gia tộc họ Vương, cũng là nơi thờ cúng tổ tiên. Cụ Vương Chính Đức từng có 3 bà vợ nhưng trong những bức ảnh chỉ có bà cả và bà ba, bà vợ hai không có mặt trong bức ảnh gia tộc họ Vương vì không sinh được con trai nên không được gia đình nhắc đến trong dòng họ.

Một pần kiến trúc bên trong dinh thụ họ Vương
Một phần kiến trúc bên trong dinh thụ họ Vương

Trong năm bà vợ, Vương Chính Sình quý nhất bà ba, đó cũng là người phụ nữ được đồng bào Mông nhắc tới nhiều nhất khi thâu tóm tất cả quyền lực tại Đồng Văn, kiêm thư ký cho Vương Chính Sình, phiên dịch tiếng Trung, tiếng Pháp. Bà vợ này có bố là người Quảng Đông (Trung Quốc), mẹ là người Hà Đông, Hà Nội. Một người vợ rất giỏi.Bà ba được Vương Chính Sình tặng hẳn một dinh thự để sống và làm việc tại thị trấn Phó Bản. Ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc của Nhật, nhỏ hơn khu này một chút. Tuy nhiên, dinh thự thứ 2 của dòng họ Vương đến thời điểm hiện tại không còn nữa do bị Trung Quốc bắn phá tan tành vào năm 1979.

Hiện, dinh thự vua Mèo về cơ bản vẫn giữ được nét những nét xưa cũ, chỉ có điều hệ thống sàn nhà gỗ đã bị cạy phá, chỉ còn trơ nền đất do thời điểm chiến tranh, nhà cụ Đức bị nghi chôn cất tài sản dưới nền nhà.

Dinh thự là một điểm sáng của du lịch tỉnh Hà Giang, cần được bảo vệ
Dinh thự là một điểm sáng của du lịch tỉnh Hà Giang, cần được bảo vệ

Khu dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993. Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định cống hiến dinh thự này cho Nhà nước bảo tồn. Dinh họ Vương trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch kể từ thời điểm đó. Người bán vé, kiêm đảm nhận vai trò giới thiệu về dinh thự cho du khách là một người cháu gái họ xa của vua Mèo tên là Vương Thị Chở.Cô là người đã sống và gắn bó với dinh thụ từ thủa ấu thơ nên khi giới thiệu, dù tiếng kinh còn lơ lớ nhưng những gì mà cô truyền tải quý báu vô cùng, cho ta hiểu thêm về những lịch sử, quy tắc của dòng họ và cả những ý nghĩa mang tính tâm linh.

Một cánh cổng đọc đáo trong dinh thự
Một cánh cổng đọc đáo trong dinh thự

Đứng ở trên đỉnh đèo nhìn xuống, Dinh họ Vương nổi bật, bề thế giữa một thung lũng heo hút.Chính sự nổi bật ấy khiến du khác bị thôi miên.Người ta lại mường tượng về một thời oai hùng của Vua Mèo, một thời giai nhân nườm nượp ra vào.Từ dinh thự họ Vương, du khách còn có cơ hội tham quan phố cổ Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, cùng cảnh sắc cao nguyên đá…

Tags:phuong tien giao thong, khach san ha giang, dac san ha giang,diem du lich ha giang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855