Về bản Nà Luồng khám phá bản sắc dân tộc Lào
Về du lịch Lai Châu,du khách đừng quên về thăm một bản làng người Lào vẫn còn gìn giữ những nết sinh hoạt văn hóa đặc trưng của dân tộc.Đó là bản Nà Luồng, nằm yên bình bên dòng sông Nâm Mu quanh năm trong trẻo, mát lành.Nà Luồng cách trục quốc lộ 4D hơn 7 km về phía đông thuộc xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu .Đây là nơi định cư của hơn 90 hộ dân với 400 nhân khẩu dân tộc Lào. Nhờ khung cảnh hoang sơ và gìn giữ được những phong tục tập quán, bản người Lào ở Nà Luồng đang trở thành điểm du lịch cộng đồng
- Lang thang chợ Sì Hồ, khám phá nền văn hóa độc đáo các dân tộc miền núi
- Du lịch Lai Châu- điểm du lịch khiến nhiều bạn trẻ xách ba lô lên và đi
- Đặc sản Lai Châu- món ngon núi rừng ngon đến lạ
- Khám phá chợ phiên Dào San ở Phong Thô, Lai Châu
Tìm hiểu phong tục, tập quán truyền thống dân tộc Lào bản Nà Luồng
Cách đây 300 năm, một bộ lạc người Lào du cư tới địa phận dãy Hoàng Liên Sơn lập làng, lập bản,khai phá làm ruộng nước, mở mang cuộc sống mới.Người Lào ở bản Nà Luồng rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nên dù cuộc sống ngày nay đã nhiều thay đổ, văn hóa dân tộc vẫn không bị đổi thay. Điều này giúp bản Nà Luồng hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bản làng, gắn liền với các yếu tố văn hóa truyền thống của cư dân.
Theo giải thích của người dân nơi đây, trong tiếng dân tộc Lào, “Nà” có nghĩa là ruộng, “Luồng” có nghĩa là con rồng. Từ xa, phóng tầm mắt thì thấy rất rõ dòng Nậm Mu như con rồng đang uốn lượn bên những thửa ruộng bậc thang của bản Nà Luồng. Người Lào có nhiều điệu dân vũ truyền thống, nhưng nổi tiếng hơn cả là điệu xòe và lăm vông. Bộ nhạc cụ truyền thống của người Lào có trống, chiêng, khèn bè, sáo. Các trò chơi dân gian là ném còn, đánh quay, đánh cầu lông gà, đẩy gậy thường được tổ chức vào các dịp lễ hội như lễ Bun Vốc Nặm (lễ té nước) với mong muốn mưa thuận gió hòa, cây trái tốt tươi.
Đối với du khách ưa khám phá cảnh quan thiên nhiên và văn hóa truyền thống thì Nà Luồng là địa điểm không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vùng cao Tây Bắc. Cảm giác khoan khoái đến với du khách ngay khi đặt chân trên cây cầu chênh vênh dẫn lối vào bản.Dòng Nậm Mu ngay dưới chân cầu hiền hòa chảy, cùng với những đụn khói lam chiều từ những nếp nhà thấp thoáng bên sườn núi tạo nên vẻ đẹp dung dị cho bản Nà Luồng làm nao lòng nhiều lữ khách.
Tương truyền, nơi đây là mảnh đất trù phú, địa hình bằng phẳng có núi non xanh biếc lại có dòng Nậm Mu trong vắt, hiền hòa chảy quanh năm, thuận lợi cho việc cấy lúa, trồng ngô. Cảnh sắc thơ mộng con người lại chân thật, giàu lòng mến khách, nên rồng thường xuống tắm và nằm nghỉ trên bãi ruộng…
Đến với bản Nà Luồng, du khách sẽ cảm nhận sự yên bình,cuộc sống đầy màu sắc của bản làng.Những ngôi nhà sàn mang vẻ đẹp cổ kính có kiểu kiến trúc 4 mái đặc trưng.Đến đây, du khách được hít thở bầu không khí trong lành, được tận hưởng cảm giác bình yên, êm ả nơi núi rừng Tây Bắc và đặc biệt là được giao lưu trò chuyện, hàn huyên tâm sự với những con người chân chất, tấm lòng đơn sơ nhưng nồng hậu. Từ trên cao nhìn xuống, Nà Luồng ẩn khuất trong vạt rừng xanh bát ngát, có mây núi mênh mang, có những thửa ruộng lúa chín vàng óng đẹp đến mê hồn. Khi buổi bình minh, tiếng chim hót vui réo rắt, rồi sau mỗi buổi chiều tà cảnh ấm cúng, sum họp lại rộn ràng trong các ngôi nhà gỗ thưng hữu tình nơi miền sơn cước này.
Cuộc sống người dân trong bản Nà Luồng
Đa số người dân trong bản Nà Luồng đều giỏi làm thợ mộc,đóng đò gõ, đan lát, chài lưới .Phụ nữ Lào lại đảm đang, nhất là việc trồng dâu, trồng bông, nuôi tằm dệt vải.Sản phẩm dệt của người Lào là những sản phẩm dệt đẹp nhất của vùng Tây Bắ, sahs ngang với sản phẩm dệt của người Thái.Nhiều gia đình trong bản còn được du khách và các tiểu thương đặt hàng sang tiêu thụ ở Sa Pa.
Trang phục người Lào tại Nà Luồng
Về trang phục người Lào khá độc đáo. Đàn ông mặc quần kiểu chân què lá tọa nhưng từ đầu gối trở xuống hẹp dần, thêu nhiều hoa văn, áo màu đen, cổ tròn, cài khuy bạc, có hai túi to trước bụng. Phụ nữ Lào mặc váy ống chia thành hai loại. Loại thường ngày, nửa dưới màu đen, nửa trên có các đường sọc ngang nhỏ, nhiều màu sắc. Loại ngày hội, gấu được thêu nhiều hoa văn hình quả trám hoặc hình con rồng cách điệu, phần cạp để sọc trắng.
Áo phụ nữ màu chàm đen được can ghép bằng nhiều mảnh vải màu, xẻ tà cài khuy bên phải, cổ hình tim, phía trước đính hai hàng bạc xu. Phụ nữ Lào thường đeo vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài. Phụ nữ Lào từ trung tuổi trở lên đều nhuộm răng đen bằng một loại nhựa cây lấy từ rừng. Những phụ nữ Lào trẻ tuổi lại có xu hướng để răng trắng.
Những món ăn hấp dẫn du khách tại Nà Luồng
Thức ăn của người Lào chủ yếu lấy từ tự nhiên như rau rừng, cá suối… để chế biến ra các món đặc trưng như: Chẩm chéo, cỏi, lạp, mắm cá… Cách chế biến chủ yếu là luộc, rang hoặc nấu. Khi bắt được nhiều cá đồng bào thường ướp muối làm chua, làm lạp, gỏi, hoặc đồ, nướng kẹp lá sả và gói lá vùi tro bếp. Dịp đầu năm thường có món cá sấy khô nấu đông. Thịt chỉ được dùng trong các dịp trọng đại (ma chay, cưới xin, làm nhà mới).
Người Lào ở Nà Luồng rất chân chất, thật thà,hiếu khách.Đến Nà Luồng, du khách sẽ thấy những cô giá ngôi chăm chỉ dệt vải, các mẹ lên nương trồng ngô, trồng lúa, các em nhỏ vui chơi tung tăng trong bản làng.Những em bé lớn hơn theo mẹ vào rừng hái măng, rau.Cuộc sống yên bình và giản dị trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp khiến ai cũng muốn nán lại.Trong bản, có nhiều hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng với đầy đủ chăn màn, gối cho du khách nghỉ lại qua đêm.Tối đến, du khách sẽ được tham gia các hoạt động như đốt lửa trại, nghe những điệu dân ca và thưởng thức những món ăn ngon.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lịch lai chau, khach san lai chau,dac san lai chau