Huyện Vân Đồn
Vân Đồn là một huyện phát triển du lịch, nổi tiếng với những thắng cảnh biển. Du lịch Quảng Ninh về huyện Vân Đồn, bạn sẽ được thả mình trong không gian bao la biển cả, nơi có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đặc biệt nhất là bãi tắm Minh Châu, chùa Cái Bầu…với nét hoang sơ, lãng mạn của thiên nhiên ban tặng.
1. Vị trí địa lý huyện Vân Đồn
Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc. Đây là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất Cái Bầu, diện tích chiếm khoảng non nửa diện tích đất đai của huyện, trước có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Trong địa phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngo cũng tương đối lớn.
Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp Thành phố Cẩm Phả, ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, và vùng biển Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, phía Nam là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
2. Lịch sử hình thành huyện Vân Đồn
Con người đã có mặt trên các đảo của huyện Vân Đồn từ rất sớm. Di chỉ khảo cổ ở đây có mật độ đậm đặc. Hang Soi Nhụ là một di chỉ thuộc trung kỳ đồ đá mới, trước cả văn hóa Hạ Long. Tại thôn Ðá Bạc xã Minh Châu có di chỉ mộ cổ thời Hán.
Tên Vân Ðồn có nguồn gốc từ tên núi Vân (núi có mây phủ) ở làng Vân (nay thuộc xã Quan Lạn) nằm trong tuyến đảo ngoài Vân Hải. Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên, theo sử sách, năm 980 ở đây đã có đồn Vân, trấn giữ vùng biển Đông Bắc, của quân đội nhà Tiền Lê. Sang triều Lý năm 1149 vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Ðồn, đồng thời Vân Đồn biến thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt, trong giao thương với các nước trong khu vực Đông Á và Thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng suốt 3 triều đại là: Lý – Trần – Hậu Lê (Lê sơ) rồi suy thái và bị lãng quên vào thời nhà Mạc.
Trong quá trình lịch sử thì Vân Đồn đã nhiều lần thay tên và có lúc là huyện, lúc là châu. Đến tháng 12 năm 1948 thì chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập huyện Cẩm Phả (được tách ra khỏi thị xã Cẩm Phả).
Đến ngày 23 tháng 3 năm 1994 huyện Cẩm Phả được chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đổi tên là huyện Vân Đồn ngày nay. Riêng 2 xã Cô Tô, Thanh Lân được tách ra để thành lập huyện đảo Cô Tô.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Vân Đồn
Là một huyện đảo, Vân Đồn có sự đa dạng sinh thái rất lớn. Từ sinh thái rừng, biển đến các giá trị văn hóa, cảnh quan hấp dẫn. Du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, mua sắm… tại các khu Bãi Dài, cảng Cái Rồng, bến cảng Vạn Hoa, đền Cặp Tiên, chùa Cái Bầu; tham quan cảnh quan, hang động, nghiên cứu các giá trị hệ sinh thái biển, rừng kết hợp vui chơi giải trí, thể thao, tắm biển, lễ hội, di tích lịch sử văn hoá tại các xã Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen, Thắng Lợi, Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
- Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập năm 2001, trên cơ sở nâng cấp khu Bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn về quy mô khu vực bảo vệ. Không chỉ là khu bảo tồn sinh quyển trên cạn, mà vườn quốc gia Bái Tử Long còn là nơi bảo vệ nguồn sinh vật ven biển của Việt Nam. - Các di chỉ khảo cổ và kiến trúc cổ
– Hang Soi Nhụ
– Di chỉ mộ thời Hán tại thôn Đá Bạc - Hệ thống các bến bãi thương cảng cổ Vân Đồn: bến Cái Làng, bến Cống Cái, bến Con Quy, bến Cái Cổng, – bến Cống Yên, bến Cống Hẹp, bến Gạo Rang… và bến Cống Đông, nằm ven những lạch nước sâu, rộng và lặng sóng được gọi là sông nhưng không phải sông, đó là: sông Mang, sông Cống Đông, sông Voi Lớn,…
Đình làng Quan Lạn
Hệ thống hang động Karst và đảo đá kỳ thú[sửa | sửa mã nguồn] Đảo hòn Đũa
Đảo hòn Thiên Nga (Tháng 7 năm 2016, do mưa bão và việc hòn đảo đá này là đá vôi, phân lớp và dễ nứt nẻ nên đã dẫn đến trượt lở khiến hòn Thiên Nga bị mất phần đầu)
Hang Soi Nhụ
- Các bãi tắm biển hoang sơ
Từ hòn Thiên Nga ra khơi thêm 15 km, sẽ tìm thấy một chuỗi những bãi tắm nguyên sơ toàn một màu cát trắng, phẳng mịn dài hàng chục cây số trên một chuỗi các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng. Những bãi tắm này đều thoải và rộng hàng trăm mét kể từ bờ, độ sâu vừa phải nước chỉ tới ngang ngực.
4. Đặc sản huyện Vân Đồn
Ngoài khám phá biển đảo, bạn còn có thể trải nghiệm cảm giác làm ngư dân, khi cùng những người địa phương ra khơi câu mực, câu cá đục mỗi tối… Mỗi sớm mai thức dậy, bạn có thể đi đào sá sùng, sau đó được thưởng thức những món ăn chế biến từ chính thành quả lao động của mình.
Vân Đồn có chè Vân, cam Sen và đào nổi tiếng của tỉnh, có nguồn hải sản phong phú cả về số lượng và chủng loại, như: tôm, cá, cua, ghẹ, trai ngọc, sá sùng, bào ngư, ốc bể… (tu hài khá giàu chất dinh dưỡng, trong thịt có chứa 11,63% đạm, 0,42% đường, 1,22% muối khoáng và đặc biệt là 18 loại axit amin, trong đó có một số là những axit amin không thay thế).
5. Các đơn vị hành chính huyện Vân Đồn
Huyện Vân Đồn có huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đường tỉnh lộ 334 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá).
Các công trình cơ sở hạ tầng, vật chất Kỹ Thuật ngày càng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân. Các cơ quan đơn vị cấp huyện, các ngân hàng, bệnh viện, trường học ngày càng có chất lượng tốt.
Đặc biệt, để phục vụ du lịch, nhiều khách sạn, nahf hàng lớn cùng các hệ thống giao thông ngày càng đồng bộ. Du lịch Vân Đồn, bạn sẽ có cảm giác thư giãn và thoải mái vô cùng, hòa mình vào thiên nhiên, khung cảnh bình yên làng chài.
6. Phương tiện giao thông huyện Vân Đồn
Theo kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh, để đến huyện Vân Đồn, các bạn có thể đi xe máy, xe khách, xe buýt, đi tàu tùy vào quãng đường và khả năng tài chính của bạn.
Từ đất liền có thể sang đảo Cái Bầu bằng đường bộ đi qua 3 cây cầu Vân Đồn I, Vân Đồn II và Vân Đồn III. Tỉnh lộ 334 dài 40 km nối tiếp các cây cầu trên và chạy xuyên suốt 40 km trong đảo Cái Bầu. Tuy nhiên, giao thông trong huyện chủ yếu là bằng đường thủy giữa các đảo. Xã Vạn Yên (trên đảo Cái Bầu) có bến cảng Vạn Hoa, thị trấn Cái Rồng (trên đảo Cái Bầu) có cảng Cái Rồng, có thể cho xà lan, tàu thuyền tải trọng hàng trăm tấn ra vào dễ dàng, đồng thời là đầu mối giao thông qua lại giữa các đảo. Ngoài ra còn có dự án đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái đi qua hiện đang được đầu tư. Ở đây còn có dự án sân bay quốc tế Quảng Ninh hiện đang được đầu tư xây dựng.
Trên các đảo Trà Bản, Ngọc Vừng, Quan Lạn có những đoạn đường ô tô dùng cho quân sự và lâm nghiệp, nhưng chỉ là các đoạn đường trong nội bộ các đảo. Còn giữa các đảo với nhau và với đất liền chủ yếu vẫn dùng phương tiện giao thông đường thủy.
7.Cảm nghĩ về huyện Vân Đồn
Là một huyện có tiềm năng du lịch đa dạng, từ du lịch sinh thái, du lịch biển, văn hóa cùng với các di tích lịch sử, các cảnh quan thiên nhiên và cả ẩm thực phong phú là tiềm năng lớn để huyện Vân Đông phát triển du lịch. Bạn đừng quên gié thăm huyện Vân Đồn nếu có dịp về du lịch Quảng Ninh nhé.
Tags: khac san quang ninh, diem du lich quang ninh, am thuc quang ninh,, phuong tien giao thong quang ninh