skip to Main Content

Một chiều ghé thăm nhà tù Sơn La và cây đào Tô Hiệu

Rớt xuống trang thơ tôi
Cánh hoa đào phớt đỏ
Chiều Sơn La lặng gió
Tôi nghe hoa thì thầm

Trong hành trình du lịch Sơn La, sau khi khám phá nhiều khung cảnh thiên nhiên,tôi đến nhà tù Sơn La vào một buổi chiều nắng đẹp, những tia nắng yếu ớt còn lại khiến cho khu vực di tích trở nên tĩnh lặng và sâu lắng hơn.Dạo bước trên lối mòn, những hàng gạch cũ, những hình ảnh về một thòi đạn bom máu lửa, về chốn lao tù dường như rõ mồn một.Theo bước chân của hướng dẫn viên khu di tích, tôi lại hồi tưởng về một quá khứ dân tộc, một mảnh đất biên viễn nhưng cũng chịu bao cảnh đau thương.Và minh chứng cho điều đó là nhà tù Sơn La-khu nhà tù ở Tây Bắc gắn liền với cây đào Tô Hiệu.

Nhà tù Sơn La đổ nát hoang tàn sau 2 lần bị Pháp và Mỹ ném bom
Nhà tù Sơn La đổ nát hoang tàn sau 2 lần bị Pháp và Mỹ ném bom

1.Nhà tù Sơn La- địa ngục trần gian nơi biên viễn.

Tiếng của chị hướng dẫn viên sâu lắng, truyền cảm với những câu từ sống động.Nhà từ được thực dân Pháp xây dựng kiên cố vào năm 1908. trên ngọn đồi Khau Cả ,nằm cạnh dòng suối Nận La , phường Tô Hiệu , thành phố Sơn La, xây dựng trên diện tích 500m vuông.Đến năm 1940, diện tích nhà từ được mở rộng thêm 1200m vuông, trở thành nơi giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng Việt nam.Đi tham quan nhà tù, bạn sẽ thấy chủ yếu tường được xây dưng lằng đá ẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân được xây dựng bằng đá, láng xi măng, mép ngoài gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn.Có thể nói , đây là một trong những hình thức gian cầm tù nhân của thực dân Pháp phổ biến nhất lúc bấy giờ.Đi nhà tù nào,chúng ta cũng sẽ gặp những chiếc gông, nó ám ảnh bao người tù cách mạng.Và dường như, những con người bé nhỏ ấy có trái tim “đá” khiến kẻ thù phải ngưỡng mộ.Xung quanh nhà tù là tường bao kin, phía trên được gắn những mảnh chai,mảnh vỡ thủy tinh xếp hàng lớm chởm.

Nhà tù được bao bọc kín bằng dây thép gai và những mảng thủy tinh lởm chởm
Nhà tù được bao bọc kín bằng dây thép gai và những mảng thủy tinh lởm chởm

Với chế độ độc ác, nhằm làm nhụt chí tinh thần yêu nước và chiến đấu, chúng nghiên cứu những phương án xây dựng hà khắc,khổ sai.Vào mùa hè,các phòng giam ở đây gióng như lò nung bởi gió Lào đốt cháy da cháy thịt, không gian nóng nực,khó chịu vô cùng.Còn mùa đông lại lạnh buốt, tê tái vì khí hậu khắc nghiệt miền biên ải.Nếu bạn đã từng đến Sơn La vào những ngày xuân , Hạ , Thu ,Đông, sẽ cảm nhận được sự thay đổi 4 mùa, nó không đẹp, mộng mơ và quyến rũ như trong những bài viết về di lịch vùng đất bí ẩn Sơn La ta từng đọc.

Trong nhà tù có nhiều gian cho tù cách mạng ở, trong đó có những phòng giam đặc biệt giành cho tù chính trị đặc biệt nguy hiểm
Trong nhà tù có nhiều gian cho tù cách mạng ở, trong đó có những phòng giam đặc biệt giành cho tù chính trị đặc biệt nguy hiểm

Thực dân Pháp đã biến nhà từ thành đị ngục trần gian ,”chuồng cọp” để giam cầm, đày đọa làm tiêu hao sinh lực và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những chiến sĩ cộng sản.Chúng tách biệt người tù chính trị với nhân dân, tách biệt với cuộc sống bên ngoài và và mọi thông tin về tình hình đất nước lúc bấy giờ.

Tháp canh trong nhà tù Sơn La
Tháp canh trong nhà tù Sơn La

Chỉ tính trong giai đoạn 1930-1945 , nhà tù đã giam cầm 1.007 chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước.Nhưng dường như, sức mạnh của tinh thần yêu nước , sức mạnh của lòng căm thù giặc đã biến mọi khó khăn thành sức mạnh, thành lòng căm thì giặc , nhấn chìm mọi khó khăn, luôn tin tưởng về một ngày mai tươi sáng, dẹp sạch bóng giáng kẻ thù .Tinh thần giác ngộ cách mạng cùng tư tưởng Mác-Lê Nin- đạo đức Hồ Chí Minh đã soi sáng trái tim và bùng cháy nhiệt huyết trong mỗi chiến sĩ cách mạng.Và chính điều đó, trong tù ngục tối tăm ấy đã tôi luyện nên những nhà lãnh đạo xuất sắc như Lê Duẩn,Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trường Chinh,Tô Hiệu, Văn Tiến Dũng,Xuân Thủy,Trần Quốc Hoàn, Hoàng Thế Thiện…

Bia tưởng niệm liệt sĩ trong khuôn vên nhà tù Sơn La
Bia tưởng niệm liệt sĩ trong khuôn vên nhà tù Sơn La

Nhưng,chính trong ngục tù tăm tối ấy, các chiến sĩ cộng sản đã tổ chức, biến nhà từ thành trường học cách mạng ,là nơi tiếp thu tư tưởng Mác Lê Nin và đường lối lãnh đạo đảng, là nơi ươm mầm những hạt giống đỏ để phong trào cách mạng Tây Bắc đơm hoa, kết trái sau này.
Cũng chính tại nhà từ Sơn La.Những người cộng sản , tù chính trị đã thành lập những chi bộ Đảng, học tập lý luộn và hoạt động cách mạng mọt cách bí mật.Cuối tháng 12 năm 1939, các đồng chí đảng viên trong nhà tù bí mật họp và lạp ra chị bộ lâm thời gồm 10 đồng chí , đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm bí thư.Tháng 2 năm 1940, chi bộ lâm thời được chuyển thành chi bộ chính thức do đồng chí Trần Huy Liệu làm bí thư.

những gì còn sót lại của nhà tù là minh chứng cho chế đồ hà khăc, ác độc của thực dân Pháp
những gì còn sót lại của nhà tù là minh chứng cho chế đồ hà khăc, ác độc của thực dân Pháp

Tháng 5 năm 1940, đại hội chi bộ được tổ chức thảo luận, nội dung các chủ trương công tác và bầu ra ban chi ủy, đòng chí Tô Hiệu được bầu làm bí thư, chi bộ để ra những chủ trương, đường lối hoạt động.
Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ, quân ta đã có những trân đánh lớn,làm quân địch tổn thất nặng nề, buộc phải rút quân khổi địa bàn Sơn La.

Nhà tù biến thành trường học chính trị, nơi giác ngộ cách mạng
Nhà tù biến thành trường học chính trị, nơi giác ngộ cách mạng

Vào năm 1952, trước khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom xuống khu vực nhà từ để xóa dấu vết tọc ác của chúng.Năm 1965, đễ quốc mỹ ném bom bắn phá miền Bắc khiến nhà từ Sơn La gần như phá hủy hoàn toàn.
HIện nay, nhà tù vẫn còn để nguyen vẹn xà lim ngầm, cà lim chéo, hai trại giam,trại ba giam cùng những phòng gian đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam hãm những người cách mạng và một phần nhà tù Sơn La đẻ phục vụ cho việc giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ sau.

2.Cây đào Tô Hiệu và cuộc đời cách mạng của anh

Vào khu di tích nhà tù Sơn La, nhất là ngày xuân về, bao người ngỡ ngàng trong một vùng khắc nghiệt,đầy dấu vết chiến tranh lại có mầm ươm của mùa xuân, báo hiệu niềm vui muôn phương.Cây đào Tô hiệu đã trở thành một phần không thể thiếu làm nên ánh sáng nơi tù ngục.

Câu đào Tô Hiệu ươm mầm nơi tù lao Sơn La
Câu đào Tô Hiệu ươm mầm nơi tù lao Sơn La

Cây đào được mang tên Tô Hiệu vào năm 1945, khi cách mạng đã thành công, tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường của một chiến sĩ cách mạng.Nhân dịp tỉnh Sơn La đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà tù Sơn La.
Tô Hiệu sinh năm 1912, tại huyện Văn giang, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình nhà nho nghèo giáu lòng yêu nước.Ông tham gia cách mạng khi còn trẻ tuổi, bị bắt năm 1930, kết án tù 4 năm và bị đày ra côn đảo.Ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng.Đến tháng 12 năm 1939, ông lại bị giặc bắt lần 3 , sau đó đưa ông lên nhà từ Sơn La.”Trái tim người cộng sản/Sẽ không bao giờ héo” ông vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng.

Đồng chí Tô Hiệu

Vào cuối tháng 12 năm 1939,các đảng viên trong tù đã thảo luận về việc thanh lập tổ chức cơ sở Đảng.Đến tháng 2 năm 1940,chi bộ chuyển thành chính thức, do đòng chí Trần Huy liệu làm bí thư, đồng chí Tô Hiệu làm ủy viên.
Hồi đó, Tô Hiệu được xếp vào phần tử nguy hiểm và niệt giam ở một gian chéo góc tù.Ông phải làm việc khổ sai biệt lâp,không được tiếp xúc với ai ngoài lính gác.Dièu kiện lai tù hà khắc và bệnh lao hành hạ.Tô Hiệu vẫn hoạt động bí mật..Trong suốt 4 năm trong nhà ngục Sơn La- chuồng cọp-địa ngục trần gian, ông đã vận động và cảm hóa nhiều binh lính ở đây.Nhiều người đã giác ngộ, cảm tình với cách mạng và tham gia cách mạng sau này.Trong thời gian này, Tô Hiệu đã ươm mần cây đào, để đến ny, nó như một minh chứng lịch sử, một ánh dương chốn lao tù.

Cái hạt non anh trồng
Nở mùa đào cộng sản
Nụ hoa chúm chím hồng
Khoảng trời bừng nắng rạng

Tô Hiệu hy sinh tại nhà từ Sơn La lúc 33 tuổi.Lúc tuổi còn đầy nhiệt huyết cách mạng và đầy đam mê.
Theo chị Cầm Thị May , cán bộ bảo tàng Sơn La :” Cây đào Tô Hiệu thể hiện tinh thần bất khuất của các chiến sỹ cách mạng ở nơi này.Đồng chí Tô Hiệu cũng là người có công lao to lớn trong nhà tù Sơn La này, giúp các đồng chí ở đây viết tài liệu để các đòng chí học, đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, nơi đào tạo cán bộ cốt cán cho cách mạng sau này”.
Còn đối với tôi. “cây đào như mùa xuân mang chim én về, là một phần của tâm hồn lãng mạn, là truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xa xưa, vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.Và chính cây đào đó mang đến niềm tin, và hy vọng về tương lai đất nước.”

Cây đào Tô Hiệu mùa xuân về
Cây đào Tô Hiệu mùa xuân về

Và chính biểu tượng, ý chí đó, sau này, một cành đào Tô Hiệu đã được triết mang về trồng bên lăng Bác.Nghĩa trang Gốc Ổi ở thành phố Sơn La cũng trồng đào sau khi lấy giống từ cây đào Tô Hiệu.

Trang thơ tôi đằm lại
Giữa nhà tù Sơn La
Tô Hiệu ơi có phải
Anh về cùng mùa hoa?”.

Ngày nay, nhà tù Sơn La và cây đào Tô Hiệu trở thành điểm đến hấp dẫn cho bất cứ du khách nào khi du lịch miền đất Sơn La.Sau chuyến đi, cùng việc ghé thăm bảo tàng, lòng thêm khâm phục ý chí sắt đá và lòng quyết tâm của các đồng chí chiến sĩ cách mạng, vòng biết ơn và sự khâm phục.Chắc có lẽ, không có đất nước nào như Việt Nam,không có con người dân tộc nào như Việt Nam, với lòng kiên dũng, sự kiêu hùng dân tộc, kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng vượt qua.

Tags:phuong tien giao thong, diem du lịch son la,dac san son la,khach san sơn la

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855