skip to Main Content

Lễ hội Bạch Đằng hào hùng khí thế xưa

Sông Bạch Đằng trở thành một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù phương bắc. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quân Nguyên Mông. Dường như dòng sông lịch sử năm xưa ngày nay trở thành điểm du lịch Quảng Ninh được nhiều du khách tìm về như cội nguồn lịch sử dân tộc. Và hằng năm, để tưởng nhớ những sự kiện trọng đại đó của dân tộc, lễ hội Bặc Đằng lại mở ra, thu hút nhiều du khách về tham dự.

Rước kiệu tại lễ hội Bạch Đằng
Rước kiệu tại lễ hội Bạch Đằng

Mọi hoạt động của lễ hội đều gắn liền với Bạch Đằng giang, con sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc: năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981 Lê Hoàn đánh đuổi quân Tống, năm 1288 Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo thủy binh Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi nước Nam.
Xuất phát từ những chiến công vang dội ấy, đặc biệt là chiến thắng của nhà Trần vào mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288), lễ hội Bạch Đằng được tổ chức hàng năm và mang ý nghĩa như một ngày Giỗ trận. Kéo dài từ mùng 7 đến mùng 9 tháng 3 Âm lịch, không gian của lễ hội trải rộng từ trung tâm đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Yên Giang, cho đến đình Trung Bản, đền Trung Cốc, bãi cọc Bạch Đằng… Không chỉ thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những vị anh hùng đã có công dẹp giặc, lễ hội còn nhằm khơi gợi hào khí, tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của mọi thế hệ.

Múa Lân tại lễ hội Bạch Đằng
Múa Lân tại lễ hội Bạch Đằng

Theo kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh, đây là dịp để quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh, kiều bào ở nước ngoài về giá trị và ý nghĩa lịch sử của di tích Bạch Đằng và Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, bảo tồn, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Việt Nam và các giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng. Đây cũng là dịp để vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và đông đảo nhân dân chung tay, góp sức bảo tồn, tôn tạo di tích ngày một khang trang, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và phát triển du lịch ở địa phương.
Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự.
Phần lễ: Lễ dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà. Bên cạnh lễ cầu siêu cho các vong linh quân sĩ trong trận thủy chiến, lễ giỗ Mẫu miếu Vua Bà (bà hàng nước đã có công giúp đánh giặc), hoạt động được người dân mong chờ nhất là lễ rước tượng giữa đền Trần Hưng Đạo và đình Yên Giang. Ngày mùng 7, tượng Đức thánh Trần được đặt lên ngai cùng sắc phong và tượng Đệ nhất, Đệ nhị Vương cô (hai người con gái của ông) rước từ đền về đình để tế lễ, cầu mong thành hoàng che chở, phù hộ cho dân làng nhân khang vật thịnh. Ngày mùng 8 rước trở lại về đền. Đặc biệt, người dân ở đây có tục lệ cho trẻ em chui qua kiệu rước với ước muốn mạnh khỏe, học hành giỏi giang và đỗ đạt. Đoàn rước đi đến đâu người dân nhập hội đến đó, nhà nhà hai bên đường thắp hương, sắp lễ vái vọng Đức ông.
Cũng giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải là một nghi lễ quan trọng. Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đua hình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa.

Một phần tái hiện lại cuộc chiến đấu ở lễ hội Bạch Đằng
Một phần tái hiện lại cuộc chiến đấu ở lễ hội Bạch Đằng

Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà… Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.
Có thể nói, lễ hội Bạch Đằng là một lễ hội truyền thống, tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc và là dịp để thể hiện tình đoàn kết dân tộc.

Tags: khac san quang ninh, diem du lich quang ninham thuc quang ninh,, phuong tien giao thong quang ninh

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855