skip to Main Content

Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”) được xây dựng vào năm Ất Dậu, (năm 1676). Chùa toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải.

Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng
Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng

Đây là một ngồi chùa lớn thuộc thiền phái trúc lâm Yên Tử, có quy mô bề thế, là điểm đến của du lịch Quảng Ninh. Hằng năm, vào ngày mồng 9 tháng 9, một lễ hội lớn diễn ra trong không khí náo nhiệt, được đông đảo du khách, phật tử về tham dự, đó là lễ hội “Hoa Cúc Vàng”.
Theo văn hóa Việt Nam : Ngày 09/09 âm lịch là ngày Tết cổ xưa của người Việt, gọi là Tết Trùng Dương hay còn gọi lầ Tết Trùng Cửu, lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ. Tết Trùng Cửu ở Việt Nam ngày nay ít người còn biết đến về một tập tục khá phổ biến xưa kia, mang nhiều nét đẹp về văn hóa.
Đặc biệt hình ảnh hoa cúc rất thân thiện với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cũng như văn hóa đời Trần và được Tam Tổ Huyền Quang giành nhiều sự quan tâm yêu thích. Thầy Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng cùng các đệ tử và các Phật tử, những người yêu văn hóa truyền thống dân tộc mong muốn được xây dựng một lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng, nhằm khôi phục và phát huy một nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt.

Những nghi lễ truyền thống trong lễ hội chùa Ba Vàng
Những nghi lễ truyền thống trong lễ hội chùa Ba Vàng

Hoa Cúc vốn là một loài hoa đặc trưng của mùa thu, đồng thời cũng là một trong những biểu tượng văn hóa Phật giáo dưới thời nhà Trần. Trong thơ ca của Tam Tổ Trúc Lâm hình ảnh hoa cúc luôn được xuất hiện mang nhiều tinh thần triết lý của đạo Phật Trúc Lâm; Đặc biệt trong thơ của Tam tổ Huyền Quang hình ảnh hoa cúc trở nên thi vị mang nhiều triết lý nhân sinh:

“Năm cuối giữa rừng không có lịch
Nhìn hoa cúc nở biết Trùng Dương.”

Hoa Cúc mang một vẻ đẹp thanh cao thể hiện tính cách của ngưởi quân tử, nó cũng biểu trưng cho sự trường thọ, thủy chung bởi những đặc tính tự nhiên của loài hoa này từ khi sinh ra đến khi tàn đó là: “Hoa vô lạc địa, diệp bất ly thân” – Tức là loài hoa một có sức sống mãnh liệt, dù hoa có héo đi thì cánh hoa vẫn không rụng xuống đất, lá vẫn không rời cành. Nét đẹp của hoa cúc lôi cuốn con người ta về sự chân phương, mộc mạc. Sắc đẹp hoa cúc dù ở góc độ nào cũng toát lên vẻ hiền từ khiêm nhường. Ngắm hoa Cúc khiến cho tâm hồn ta có chiều sâu tĩnh lặng và bình an.
Theo kinh nghiệm du lịch Quang Ninh, tại mảnh đất non thiêng Yên Tử trong quá trình khảo sát và tìm hiểu thì nơi đây cùng lúc tồn tại cả bốn loài cây được dân gian đặt vào bốn loài Tứ Quý: Tùng – Cúc – Trúc – Mai, cho đến ngày hôm nay hình ảnh những cây Tùng – Trúc – Mai vẫn còn hiện diện như một biểu tượng cao quý của thiền phái Trúc Lâm, còn hình ảnh loài hoa Cúc chỉ tồn tại dưới những hệ thống hoa văn cổ xưa còn tồn tại khắp trên các di tích nơi đây.

Những loài hoa cúc được đưa về triển làm ở chùa Ba Vàng
Những loài hoa cúc được đưa về triển làm ở chùa Ba Vàng

Lễ hội hoa cúc diễn ra trong hai ngày, là lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc gắn liền với lòng tri ân của nhân dân với Bác Hồ, các anh hùng liệt sỹ, cha mẹ, thầy cô.
Mở đầu lễ hội hoa cúc là chương trình khai mạc với nghi thức thiền hành, lấy nước từ giếng Thiền về chánh điện để dâng cúng Phật. Đây là một trong những nghi thức thiêng liêng, đặc biệt trong “Lễ hội hoa cúc”, dịp để chư tôn thiền đức Tăng Ni, Phật tử bày tỏ lòng kính ngưỡng trước những sự vi diệu của thiên nhiên dành tặng cho mảnh đất địa linh nằm trong quần thể danh thắng Yên Tử.
“Lễ hội hoa cúc” được ban tổ chức chùa Ba Vàng xây dựng gồm các nội dung: trình diễn thư pháp gồm Chân – Hành – Thảo – Triện – Lệ, bài thơ Hoa cúc của tam tổ Huyền Quang, triển lãm thư pháp các bài thơ thiền chùa Tam Tổ Trúc Lâm… Sau đó các thư pháp gia tặng chữ cho quan khách và Phật tử. Ngoài ra còn có dâng lục cúng, biểu diễn trình cắm hoa cúc, các nghi thức pha trà hoa cúc cúng Phật, cầu quốc thái – dân an, thi cắm hoa cúc trưng bày tại vườn La Hán, trình diễn thư pháp, thưởng thức thiền trà hoa cúc, ngâm thơ thiền, nghe giảng pháp, chiếu phim về Đức Phật, xem biểu diễn tuồng, chèo…

Hoa cúc là biểu tượng cho sự thanh cao và văn hóa Phật giáo
Hoa cúc là biểu tượng cho sự thanh cao và văn hóa Phật giáo

Bên cạnh đó lễ hội còn dựng lại hình ảnh những gánh hàng rong, mô phỏng công việc giản dị, chân quê qua những đôi quang gánh trên vai của người chị, người mẹ…, bày biện các đồ ăn thức uống dân dã như: bỏng ngô, khoai mì luộc, chè lam, ổi găng…
Lễ hội là nơi triển lãm hàng trăm loài hoa cúc từ các nơi và cả nước ngoài về tạo ra các tác phẩm nghệ thuật từ hoa. Tâm điểm chương trình là hướng mọi người tới những giá trị Chân – Thiện – Mỹ, lòng tri ân báo ân thông qua việc giới thiệu và triển lãm các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được tạo nên bởi nhiều loại hoa cúc đến từ mọi miền đất nước.

Tags: khac san quang ninh, diem du lich quang ninham thuc quang ninh,, phuong tien giao thong quang ninh

 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855