Huyện Kỳ Sơn
1.Vị trí địa lý huyện Kỳ Sơn huyện Kỳ Sơn
Thời nhà Trần gọi là đất Nam Nhung, thời vua Lê Thái Tông (1434-1442) gọi là phủ Trà Lân gồm 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang, Hội Ninh. Huyện Kỳ Sơn từ Cửa Rào trở lên giáp Lào, tên huyện Kỳ Sơn có từ đó. đến đời Gia Long (1802-1819), năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi tên phủ Trà Lân thành phủ Tương Dương gồm 4 huyện, trong đó có huyện Kỳ Sơn gồm 4 tổng.Ngày 25/3/1948, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ công hòa chia phủ Tương Dương thành 2 huyện Tương Dương và Con Cuông. Ngày 17/5/1961, Hội đồng Chính phủ có Quyết định tách huyện Tương Dương thành 2 huyện mới: Huyện Kỳ Sơn có 8 xã và huyện Tương Dương có 9 xã.
Hiện Nay ,toàn huyện có 21 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, bao gồm 01 thị trấn là Thị trấn Mường Xén và các và 20 xã. Là nơi sinh sống của của 5 dân tộc anh em Lào, Thái, Mông, Khơ Mú, Hoa.
3.Danh lam thắng cảnh huyện Kỳ Sơn
Là vùng sơn cước, huyện Kỳ Sơn có nhiều bản làng của người dân tộc, nơi đây còn gìn giữ được các sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào mình. Kỳ sơn có nhiều phong cảnh thiên nhiên rất kỳ thú. Đầu tiên là để vãn cảnh non nước. Thiên thiên ban tặng cho Kỳ Sơn sông núi trập trùng, thơ mộng với : Đỉnh Phuxailaileng hùng vĩ, thác bản Cánh (xã Tà Cạ), Cành Lẹt, thác Cành Cạp, Cành Xộp (xã Mỹ Lý). hang phỉ (xã Mường Lống), hang Tù (xã Nậm Cắn), Tháp cổ bản Yên Hòa (xã Mỹ Lý) theo kiến trúc văn hóa Chăm Pa là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Lên hội chọi bò (Phuxai laileng) .Di tích lịch sử, văn hóa đền Pu Nhạ Thầu, bản Na.
Hay các bản làng dân tộc như bản mường Lống với khung cảnh hoang sơ đặc trưng của núi rừng vùng cao, vẻ đẹp tựa như chốn bồng lai tiên cảnh, nơi người lữ khách như được đắm chìm trong không gian mơ màng, huyền ảo, và tận hưởng những khoảnh khắc kỳ diệu nao lòng khó tả , cảm giác như được thoát khỏi chốn trần tục trở về nơi thanh tao nhất của đất trời.. Mường Lống mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng như nàng tiên nữ, kiêu sa và quyến rũ , e ấp nhưng cũng đầy sự ngọt ngào. Hãy đến với Kỳ Sơn vào mùa xuân để ngắm hoa mận nở trắng rừng ,để cảm nhận một mùa đông thực thụ ở vùng sơn cước.
Đặc biệt mùa đông bạn còn được ngắm tuyết trên đỉnh mẫu sơn, tuyết phủ trắng cây cối, nhà của đường đi. bạn sẽ ngỡ đây là một SaPa thứ hai của Việt Nam
4. Ẩm thực huyện Kỳ Sơn
Không chỉ vãn cảnh ngắm nhìn thiên nhiên, về với Kỳ Sơn bạn sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống của các dân tộc như sâu măng rang lá chanh,, xôi ,măng khô, các loại thịt được hong khô trên bếp mà người bản địa nơi đây gọi là giàng và rượu ngô, rượu cần…
5. Phương tiện giao thông huyện Kỳ Sơn
Giao thông ở miền núi nói chung và ở kỳ sơn hiện tại còn khó khăn và cô lập, là bài toán đau đầu cho các nhà quản lý. các đường vào bản chủ yếu còn phải đi bộ, trèo đèo. Kỳ Sơn cũng có lợi thế nhất định trong phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với cửa khẩu Nậm Cắn và quốc lộ 7A-một đầu mối giao thông quan trọng kết nối các huyện Tây Nam Nghệ An với một số tỉnh nước bạn Lào.
6. Đơn vị hành chính huyện Kỳ Sơn
huyện kỳ sơn là huyện nghèo nhất của tỉnh, đi lại khó khăn nên các điểm trường học nằm tại các làng bản. Thị trấn Mường Xén là trung tâm của huyện, nơi đặt trụ sở của cơ quan nhà nước. và các ngân hàng như ngân hàng chính sách, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để hỗ trợ cho người dân trong giao dịch
7. Cảm nghĩ về huyện Kỳ Sơn
Một vùng đất hùng vĩ, một cảnh sắc như tranh vẽ, Kỳ Sơn là điểm đến hấp dẫn cho du khách để chiêm ngưỡng thiên nhiên thơ mông, để được gùi hàng cùng bà con dân tộc, để được hòa mình vào lễ hội. Tuy nhiên do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận còn khó nên kỳ sơn vẫn ít được lựa chọn. hy vọng trong tương lai, kỳ sơn sẽ là điểm sáng cho phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nghệ An.