skip to Main Content

Thị xã Hương Thủy

1. Vị trí địa lí thị xã Hương Thủy

Hương Thủy là một thị xã nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế.nằm phía Đông Nam thành phố Huế, không tiếp giáp với biển Đông.
Phía Đông giáp huyện Phú Lộc,Phía Tây giáp thị xã Hương Trà và huyện A Lưới,Phía Nam giáp huyện Nam Đông và phía bắc giáp thành phố Huế và huyện Phú Vang.

Thị xã Hương Thủy

2.Lịch sử hình thành thị xã Hương Thủy

Thị xã Hương Thủy được thành lập ngày 09/02/2010. Việc thành lập thị xã Hương Thuỷ sẽ phát huy mạnh mẽ hơn chức năng trung tâm đô thị phía Nam của tỉnh Thừa Thiên – Huế, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Thị xã gồm có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 5 phường: Phú Bài, Thủy Lương, Thủy Châu, Thủy Phương, Thủy Dương và 7 xã: Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Dương Hoà, Phú Sơn.
Thị xã Hương Thủy xưa là huyện Lợi Bồng (Tác Bồng) thời Trần, Lại Bồng thời Lê, được lập vào năm Minh Mạng 16 (1835) gồm đất hai huyện Hương Trà và Phú Vang, 5 tổng, 58 xã, thôn, phường, ấp, giáp… 5 tổng là Lương Văn, Giạ Lê, An Cựu, Cư Chánh, Võng Nhi…
Sau năm 1945, gồm các xã Nguyên Thuỷ, Hồng Thuỷ, Thiên Thuỷ, Bích Thuỷ, Mỹ Thuỷ, Minh Thuỷ, Hải Thuỷ, Xuân Thuỷ, An Thuỷ. Sau 1956 gồm các xã: Thuỷ Bằng, Thuỷ Xuân, Thuỷ Trường, Thuỷ Phước, Thuỷ An, Thuỷ Vân, Thuỷ Dương, Thuỷ Thanh, Thuỷ Phương, Thuỷ Châu, Thuỷ Lương, Thuỷ Phù, Thuỷ Tân, Thuỷ Biều.
Năm 1981, điều chỉnh địa giới hành chính, các xã Thuỷ Phước, Thuỷ Bằng, Thuỷ Xuân,Thuỷ Dương, Thuỷ Phương, Thuỷ An, Thuỷ Biều đều xác nhập thành phố Huế. Sau lại điều chỉnh địa giới hành chính, xã Thuỷ An, Thuỷ Phước (phường Phước Vĩnh), Thuỷ Trường (phường Trường An), Thuỷ Xuân, Thuỷ Biều vẫn thuộc địa bàn thành phố Huế.

3.Danh Lam thắng cảnh thị xã Hương Thủy

Hương Thủy là một vùng đất gắn liền với lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế,bởi vậy các kiến trúc nhà ở, lăng tẩm… đều thể hiện rõ nét văn hóa đậm đà.Đến với thị xã Hương Thủy du khách có thể tham quan chùa Trà Am, Tượng đài Quan âm, thăm các làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng như làng nghề chổi đót, lò rèn,mây tre đan, mộc…

4. Ẩm thực thị xã Hương Thủy

Nói đến ẩm thực Huế,đó là cả một sự khéo léo, tinh tế trong từng món ăn với hàng trăm món ăn để bạn thỏa sức lựa chọn. Thị xã Hương Thủy cũng như bao vùng đất Huế khách, món ăn luôn đậm đà chất Huế.Đến đây, du khách có dịp thưởng thức bánh bèo, cháo canh,bún Huế với những quán nhỏ nổi tiếng. Không chỉ thế, phát huy ẩm thực Huế, nơi đây cũng có các món ăn chay, cơm hến, hay các món cung đình.

Ẩm thực Hương Thủy

5. Phương tiện giao thông thị xã Hương Thủy

Thị xã Hương Thủy có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, và tuyến đường tỉnh lộ khác đi qua, thuận lợi cho việc đi lại của du khách.Với nhiều hình thức như xe khách, xe taxi, xe buýt, tàu hỏa. Đặc biệt thị xã gần sân bay Phú Bài,với các đường bay Huế- Hà Nội,Huế- thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại,bởi thế, nếu ở xa, hình thức hàng không với vé máy bay giá rẻ đi Huế là một trong những giải pháp tối ưu nhất.Khi xuống sân bay, các bạn có thể gọi taxi hay xe đưa đón sân bay Phú Bài để di chuyển về thị xã.

6. Đơn vị hành chính thị xã Hương Thủy

Thị xã Hương Thủy khá phát triển, bởi vậy nơi đây có nhiều dịch vụ đảm bảo mọi nhu cầu của người dân. Nhiều ngân hàng có trụ sở, phòng giao dịch ngoài phục vụ người dân còn phục vụ du khách thập phương.
Nơi đây tập trung các dịch vụ khác như internet,bưu điện cũng như các trụ sử công ty, các cơ quan cấp thị xã…

7. Cảm nghĩ về thị xã Hương Thủy

Nếu ta yêu xứ Huế với một tình cảm ngọt ngào, cuốn hút thì thị xã Hương Thủy chào đón ta với tình cảm nông hậu của người dân, bằng những món ăn ngon và những ngôi nhà bình yên trong xóm nhỏ.Với những lợi thế của mình, trong tương lai, thị xã sẽ phát triển hơn nữa, là một điểm sáng trong kinh tế, xã hội và du lịch.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855