skip to Main Content

Tổng quan về huyện Tân Sơn

1. Vị trí địa lý huyện Tân Sơn

Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75km. Phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La.

Cảnh đẹp của cánh đồng ở Tân Sơn
Cảnh đẹp của cánh đồng ở Tân Sơn

2. Lịch Sử hình thành huyện Tân Sơn

Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Thanh Sơn mới và huyện Tân Sơn.
Huyện Tân Sơn có 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H’mông 0,67% …).
Đến nay, huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Mỹ Thuận, Thu Ngạc ,Minh Đài, Tân Phú, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền.

3. Danh lam thắng cảnh huyện Tân Sơn

Tân Sơn là huyện miền núi, có địa hình bán sơn địa. Huyện có nhiều phong cảnh “sơn thủy hữu tình”. Núi non trùng điệp, cảnh sắc thơ mộng. Những bản làng nằm ẩn mình trong thung lũng hay chênh vênh trên sườn núi để lại những khoảnh khắc ấn tượng vô cùng. Du lịch Phú Thọ về với huyện Tân Sơn, ta sẽ cảm nhận được cái trong trẻo của mỗi sớm ban mai bên nuí rừng, thích thú nhìn những bà con dân tộc lên nương.

Con đường mộng mơ ở vườn quốc gia Xuân Sơn
Con đường mộng mơ ở vườn quốc gia Xuân Sơn

Đặc biệt, huyện Tân Sơn có vườn quốc gia Xuân Sơn được ví là “lá phổi xanh”, là điểm du lịch hấp dẫn nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt, một ngày ở Xuân Sơn, thời tiết có nét đặc trưng của cả 4 mùa.
Vườn quốc gia Xuân Sơn đa dạng sinh thái, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan. Với tổng diện tích 15.048 ha, vùng đệm 18.639 ha, trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt là 9.099 ha, Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432ha). Theo thống kê ban đầu, Xuân Sơn có 726 loài thực vật bậc cao, hệ thực vật có các loài: re, dẻ, sồi và mộc lan chiếm ưu thế. Ngoài ra, còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như: táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao (rừng chò chỉ ở Xuân Sơn là một trong những rừng chò chỉ đẹp và giàu nhất miền Bắc).

4. Đặc sản huyện Tân Sơn

Mảnh đất thiêng Phú Thọ nói chung và huyện Tân Sơn nói riêng – nguồn cội của dân tộc là nơi sản sinh ra nhiều đặc sản hấp dẫn, ai lỡ nếm một lần rồi cứ bâng khuâng nhớ mãi. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức những món ngon thể hiện văn hóa vùng, miền. Tiêu biểu như : thịt chua, bánh tai Phú Thọ, cọ Phù Ninh, trám Phú Thọ, cỏ ỏm, rêu nướng, rau sắng….

Gà chín cựa, đặc sản người Dao ở Tân Sơn
Gà chín cựa, đặc sản người Dao ở Tân Sơn

Vùng đất Tân Sơn nổi tiếng với các món ăn cổ truyền được coi là đặc sản nơi đây: Thịt chua, cá thính , gà chín cựa từng liên quan đến truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Gà chín cựa hay còn được gọi là gà nhiều cựa, là đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ mà hơn hết là gà chín cựa của người dân tộc Dao ở bản Cói, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Gà chín cựa là loài gà quý hiếm số lượng ít. Thịt gà chín cựa có mùi vị đặc biệt, rất thơm ngon và đậm đà như gà rừng. Gà chín cựa trước đây là sản phẩm để tiến vua không chỉ bởi thịt gà thơm ngon mà còn bởi vẻ oai nghiêm, hùng dũng của chúng.
Những món đặc sản Phú Thọ tại Tân Sơn rất được lòng du khách, trở thành món quà biếu cho người thân, làm quà cho du khách ở xa về.

5. Đơn vị hành chính huyện Tân Sơn

Tân Sơn có xã Tân Phú (huyện lị) và cùng 17 đơn vị cấp xã khác. Huyện có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tương đối tốt. Nhiều trường học, bệnh viện, cơ sở y tế lớn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.
Đặc biệt,các ngân hàng, bệnh viện, trường học cùng nhiều dịch vụ từ cao cấp đến cơ bản được đưa vào phục vụ người dân…Hiện nay, các cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… tiếp tục được đầu tư, trụ sở làm việc của một số đơn vị từng bước được hoàn thiện; an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Những cọn nước ở Tân Sơn
Những cọn nước ở Tân Sơn

6. Phương tiện giao thông huyện Tân Sơn

Huyện Tân Sơn có đường giao thông thuận lợi, tạo điều cho kinh tế phát triển. Đến Phù Ninh, du khách có thể đi bằng xe ô tô, xe khách, taxi tùy vào điều kiện và mục đích… Huyên có mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ, đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch.

7. Cảm nghĩ về huyện Tân Sơn

Tân Sơn là huyện miền núi còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng lại được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp tuyệt vời. Vùng đấy này có nhiều truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, đến đây du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống yên bình của người dân. Tân Sơn có những lễ hội dặc sắc, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc Việt, món ăn ngon cùng cảnh đẹp trữ tình hứa hẹn sẽ là điểm tuyệt vời cho du khách khám phá.Đến đây, chắc hẳn, du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khó quên.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lịch phu tho, khach san phu tho,dac san phu tho

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855