skip to Main Content

Vãn cảnh Yên Tử

Sườn non Yên Tử cheo leo
Xanh xanh núi thẳm mây đèo giăng giăng

Yên Tử là vùng đất đầy màu sắc tâm linh, phật pháp, dường như mỗi người con đất Việt, ai cũng muốn được về đây một lần, không chỉ bởi khung cảnh hữu tình mà còn là nơi phát tích của dòng trúc lâm do vua Trần Nhân Tông lập nên. Yên Tử ngày nay là một trong những điểm du lịch Quảng Ninh hấp dẫn du khách nhất cùng với Vịnh Hạ Long.

Một cảnh Yên Tử nhìn từ trên cao
Một cảnh Yên Tử nhìn từ trên cao

Núi Yên Tử có chiều cao 1.068 m từ xưa đã được coi là danh sơn đất Việt. Trước khung cảnh chùa mây bồng bềnh, núi mênh mông cùng với tiếng chuông chùa ngân vang đủ để tâm hồn thanh tĩnh hơn bao giờ hết. Ngay từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã đến tu hành và đắc đạo ở đây, nhưng Yên Tử chỉ thực sự nổi tiếng khi Vua Trần Nhân Tông – một ông vua đang thời thịnh trị (cuối thế kỷ 13) đã từ bỏ ngai vàng đến đây tu hành, nghiên cứu Phật pháp và trở thành vị Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm với Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng .
Có lẽ vì sự sơ khởi của nguồn cội nơi đất Phật mà Trúc Lâm Thiền Viện có vị trí ngay dưới chân núi Yên Tử, nơi bắt đầu cho cuộc hành hương trong hệ thống chùa tháp Yên Tử gồm 20 công trình lớn nhỏ tập trung trên sườn phía đông của ngọn núi giới hạn bởi suối Vàng phía tây và thác Tử phía đông. Suối và thác đều xuất phát từ độ cao 700m cạnh chùa Vân Tiêu, chảy quanh co xuống chân núi rồi hợp dòng với nhau dưới gốc cây sung cổ thụ và đổ vào suối Giải Oan.

Suối Gỉai Oan ở Yên Tử với câu chuyện đầy thú vị nhưng đau thương
Suối Gỉai Oan ở Yên Tử với câu chuyện đầy thú vị nhưng đau thương

Nếu Phật giáo Ấn Độ do Tất Đạt Đa- hoàng thái tử của một vương triều sáng lập ra thì Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam lại do một ông vua đương triều đã bỏ lại ngai vàng vào núi Yên Tử tu hành rồi chứng ngộ thành Đệ nhất Tổ, ấy chính là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong ông vua họ Trần chứa đựng nhiều phẩm chất siêu đẳng, một nhân cách trong sáng có sức cuốn hút đối với đông đảo công chúng và Phật tử đương thời (một anh hùng giải phóng dân tộc, phật hoàng, nhà cải cách tôn giáo, nhà triết lý…). Phái thiền Trúc Lâm được thành lập vào đời nhà Trần. Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) thành lập phái thiền Trúc Lâm với ý định thống nhất Phật giáo Đại Việt; vì trước đó, vào thời nhà Lý, Phật giáo Đại Việt có ba phái thiền: Phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, phái thiền Vô Ngôn Thông, phái thiền Thảo Đường, ngoài ra có thể còn có một số chi phái thiền khác nữa.

Chùa Đồng đỉnh thiêng Yên Tử
Chùa Đồng đỉnh thiêng Yên Tử

Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia với pháp danh là Trúc Lâm Đầu Đà (hay Hương Vân Đại Đầu Đà) thành lập phái thiền Trúc Lâm để kết hợp các phái thiền ở Đại Việt vào thời đó. Phái thiền Trúc Lâm nổi danh với ba vị Tổ đầu tiên là: Trúc Lâm Đầu Đà, Tôn giả Pháp Loa và Tôn giả Huyền Quang, nhưng thực ra, phái thiền Trúc Lâm bắt nguồn từ truyền thống ở núi Yên Tử, nên người ta thường gọi là Trúc Lâm-Yên Tử.
Giện nay, Trúc Lâm Yên Tử với một hệ thống các công trình nằm trên dãy núi Yên Tử đặc sắc,đầy màu sắc tâm linh và huyền bí. Trải qua nhiều thăng trầm, các di tích còn lại ở Yên Tử đã tìm thấy gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng, hội tụ của nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc của các thời đại. Theo kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh, Yên Tử ngày nay gồm các điểm đến trên.

Linh thiêng Phù Vân Yên Tử
Linh thiêng Phù Vân Yên Tử
  • Chùa Trình/ đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử
  • Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.
  • Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.
  • Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.
  • Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
  • Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.
  • Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn
  • Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ
  • An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.
  • Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất đỉnh núi
Yên Tử được đông đảo du khách về viếng thăm
Yên Tử được đông đảo du khách về viếng thăm

Hiện nay hệ thống cáp treo ở Yên Tử đã đi vào hoạt động, đưa du khách tới chùa Hoa Yên ở độ cao 534m so với mực nước biển, nơi có hai cây đại 700 năm tuổi. Từ đây du khách tiếp tục leo núi, tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi tới chùa Đồng. Đường lên chùa Đồng du khách có cảm tưởng như đi trong mây. Gặp khi trời quang mây tạnh, từ đỉnh núi này, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của vùng Đông Bắc. Vào mùa xuân, khách thập phương thường đến Yên Tử rất đông vừa để hành hương, vừa để vãn cảnh. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch.
Với những công trình lớn, kiến trúc đẹp luôn là nơi để du khách trở về, tĩnh tâm nghe kinh phật, leo núi, vãn cảnh và cùng tìm về với những câu chuyện xưa. Chính những câu chuyện, không gian nơi Yên Tử khiến du khách cảm thấy an lạc hơn bao giờ hết.

Tags: khac san quang ninh, diem du lich quang ninh, am thuc quang ninh,, phuong tien giao thong quang ninh 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855