Tổng quan về huyện Na Hang
1. Vị trí địa lý huyện Na Hang
Na Hang (viết chính xác là Nà Hang – với ý nghĩa là “Ruộng cuối” hoặc “Ruộng dưới thung lũng”) là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang. Huyện lỵ là thị trấn Na Hang. Na Hang giáp với các huyện Bắc Mê (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng) ở phía Bắc, Chợ Đồn (Bắc Kạn) ở phía Đông, Chiêm Hóa ở phía Nam, Bắc Quang (Hà Giang) ở phía Tây. Huyện Na Hang, Thị trấn Na Hang cách thành phố Tuyên Quang chừng 110 km.
- Những điểm du lịch Tuyên Quang làm du khách lưu luyến
- Phương tiện giao thông Tuyên Quang cần biết khi đi du lịch
- Khách sạn ở Tuyên Quang – nghỉ dưỡng thả ga, không lo về giá
2. Lịch sử hình thành huyện Na Hang
Sau năm 1954, huyện Nà Hang có 21 xã: Côn Lôn, Đà Vị, Đức Xuân, Hoa Thành, Hồng Thái, Khuôn Hà, Lăng Can, Năng Khả, Phúc Yên, Sinh Long, Sơn Phú, Thanh Tương, Thượng Giáp, Thượng Lâm, Thượng Nông, Thượng Yên, Thúy Loa, Trùng Khánh, Trung Thượng, Vĩnh Yên, Yên Viễn. Sau đó nhiều lần chia tách, sát nhập.
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, giải thể 5 xã: Thúy Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến, Trùng Khánh, Vĩnh Yên (do nằm trong hồ thủy điện Tuyên Quang).
Cuối năm 2010, huyện Nà Hang có 1 thị trấn Nà Hang và 16 xã: Côn Lôn, Đà Vị, Hồng Thái, Khâu Tinh, Khuôn Hà, Lăng Can, Năng Khả, Phúc Yên, Sinh Long, Sơn Phú, Thanh Tương, Thượng Giáp, Thượng Lâm, Thượng Nông, Xuân Lập, Yên Hoa.
Từ ngày 28 tháng 1 năm 2011, tách 5 xã Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập để thành lập huyện Lâm Bình.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Na Hang
Đến Na Hang, du khách còn có dịp ngắm rất nhiều dòng thác tuyệt đẹp khác như: thác Mơ, Nặm Me, Khuẩy Nhi, Khuẩy Dung… và hệ thống hang động với những nhũ đá muôn hình vạn trạng nằm ẩn trong lòng những dãy núi như: hang Bó Khả (xã Năng Khả), hang Phia Vài và động Song Long (xã Khuôn Hà), hang Nậm Trang (xã Sơn Phú), hang Phia Muồn (xã Sơn Phú)… Mỗi ngọn thác, mỗi hang động là một nét chấm phá độc đáo trong bức tranh non nước đa chiều, sống động của Na Hang.
Ngoài ra, Na Hang còn có nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang, nhà máy thủy điện có công suất lớn thứ 3 ở miền Bắc (sau Sơn La và Hòa Bình). Chạy dọc theo 2 dòng sông Gâm và sông Năng là những dãy núi đá vôi dựng đứng xếp hàng liên tiếp với nhau tạo ra nhiều cảnh đẹp kỳ thú.
Phía bờ trái đập của thuỷ điện Tuyên Quang là khu rừng đặc dụng Tát Kẻ – Bản Bung với tổng diện tích 31.054 ha, trải dài theo địa phận của 5 xã: Thanh Tương, Thị trấn, Sơn Phú, Khau Tinh và xã Côn Lôn. Đây là khu rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật rừng quí hiếm.
Phía hạ lưu đập hồ thuỷ điện Tuyên Quang, có 2 tuyến du lịch: đi từ thị trấn Nà Hang vào khu tham quan danh thắng, công trình thuỷ điện, làng Phiêng Bung, làng Nà Tông, khu thể thao trên nước… hoặc du khách có thể chọn tuyến đi từ thị trấn Nà Hang vào khu tham quan danh thắng, công trình thuỷ điện, đảo nuôi thú hoang dã, khu thuỷ trại Đà Vị, thám hiểm rừng già, đến Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn).
Na Hang là nơi tập trung sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mông, Tày, Dao…. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán phong phú, đa dạng mang bản sắc văn hóa độc đáo, riêng biệt.
Hàng năm vào tháng giêng, tháng hai âm lịch, ở Na Hang có các lễ hội như: hội Lồng tồng; hội xuống đồng; hội ném còn; chơi đánh Pam…
4. Đặc sản huyện Na Hang
Khách du lịch đến với Na Hang còn được thưởng thức những món ăn truyền thống như đặc sản rượu ngô Nà Hang, măng rừng luộc chấm mẻ, rượu ngô, cá ướp mẻ nướng, lòng gà xào lá ớt, thịt bò khô nướng, cá nấu măng chua, thịt gà xào mẻ, thịt chua om tỏi, rau rớn xào, canh đắng… Những món ăn này được các mẹ, các chị chế biến tạo thành món ăn ngon, đặc trưng của dân tộc mình.
Du khách đi du lịch Tuyên Quang có thể mua về lamg quà. Đó không chỉ là đặc sản mà còn chính tình cảm người xứ Tuyên gửi đến du khách gần xa.
5. Phương tiện giao thông huyện Na Hang
Ngày nay, phương tiện giao thông lên huyện Na Hang khá thuận lợi. Những con đường được mở rộng, làm mới khang trang. Huyện có đường quốc lộ 279 chạy qua nối trung tâm thành phố về huyện. Ngoài ra, nhiều con đường đang được cải tạo nâng cấp, tạo điều kiện cho huyện Lâm Bình phát triển kinh tế xã hội.
Theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, du khách có thể đến thành huyện Lâm Bình này bằng đường bộ như xe máy, ô tô tùy, xe ôm, taxi theo điều kiện cá nhân.
6. Các đơn vị hành chính huyện Na Hang
Huyện Na Hang có trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Na Hang. Mặc dù là huyện miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nhưng đến nay huyện vẫn đảm bảo các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ người dân. Không những thế, nhiều ngân hàng, bệnh viện, trường học lớn được đầu tư, xây dựng khang trang hơn. Tuy nhiên tại các làng xã ở xa, nhiều điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhất là giao thông, tiếp cận khoa học kỹ thuật, các dịch vụ Internet, bưu phẩm, chuyển hàng khá thông dụng.
7. Cảm nghĩ về huyện Na Hang
Huyện Na Hang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Từ những cảnh quan tự nhiên, đèn chùa, miếu mạo đến những lễ hội, văn hóa dân tộc đặc sắc làm rung động bao con tim yêu du lịch. Đến Tuyên Quang, đừng quên về với mảnh đất Na Hang đầy tiềm năng này nhé.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen quang