skip to Main Content

Tổng quan về huyện Lâm Bình

1. Vị trí địa lý huyện Lâm Bình

Lâm Bình là một huyện vùng cao, vùng sâu, xa của tỉnh, trung tâm huyện được đặt tại xã Lăng Can, cách thành phố Tuyên Quang 150km. Địa giới hành chính huyện Lâm Bình: Đông giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; Đông Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; Tây và Tây Bắc giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Huyện có trên 10 dân tộc anh em cùng sinh sống xen kẽ ở 75 thôn, bản và trên 30.000 nhân khẩu, trong đó dân tộc Tày chiếm trên 60%.

Cảnh đẹp thiên nhiên huyện Lâm Bình
Cảnh đẹp thiên nhiên huyện Lâm Bình

2. Lịch sử hình thành huyện Lâm Bình

Huyện Lâm Bình được thành lập vào ngày 28 tháng 1 năm 2011 trên cơ sở điều chỉnh 60.128,24 ha diện tích tự nhiên và 18.159 người thuộc 5 xã của huyện Na Hang và 18.023,93 ha diện tích tự nhiên và 11.300 người thuộc 3 xã của huyện Chiêm Hóa.
HIện nay, huyện Lâm Bình có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Bình An, Hồng Quang, Khuôn Hà, Lăng Can, Phúc Yên, Thổ Bình, Thượng Lâm, Xuân Lập.

3. Danh lam thắng cảnh huyện Lâm Bình

Thiên nhiên đã ban tặng cho Lâm Bình hệ sinh thái đa dạng có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, sơn thủy hữu tình. Nổi bật là 99 ngọn núi xã Thượng Lâm được ví là “Hạ Long cạn giữa đại ngàn”. Thượng Lâm không chỉ nổi tiếng bởi thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây những phong cảnh nên thơ được bao bọc bởi những dãy núi trùng trùng, điệp điệp hay là truyền thuyết về Phượng hoàng bay về mà Thượng Lâm còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hồ thủy điện Tuyên Quang huyện Lâm Bình
Hồ thủy điện Tuyên Quang huyện Lâm Bình

Du lịch văn hóa tâm linh là một trong những tiềm năng lớn của huyện Lâm Bình, hiện trên địa bàn còn lưu giữ được những ngôi đền, chùa có niên đại từ khá lâu, mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao trong đó phải kể đến là ngôi đền Pú Bảo, chùa Phúc Lâm.
Đền Pú Bảo là nơi thờ Quận công Thiếu Bảo tức Tướng quân Nguyễn Thế Quần, một Quận công vừa có tài vừa có đức, luôn chăm lo đến đời sống của muôn dân.
Chùa Phúc Lâm nằm ở thôn Nà Tông, là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời nhà Trần, vào khoảng thế kỷ 13-14. Chùa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia.
Hồ thủy điện Tuyên Quang trở thành một vùng hồ rộng tới trên 8.000ha với nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình làm say đắm lòng người.

Lễ hội Lồng Tồng huyện Lâm Bình
Lễ hội Lồng Tồng huyện Lâm Bình

Huyện Lâm Bình còn có các lễ hội truyền thống như Lễ hội Lồng tồng xã Thượng Lâm, Lăng Can; lễ hội nhảy lửa của đồng bào dân tộc Pà Thẻn xã Hồng Quang. Các lễ hội của Lâm Bình mang đậm màu sắc dân gian độc đáo đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh vào những dịp đầu xuân.

4. Đặc sản huyện Lâm Bình

Khách du lịch đến với Lâm Bình còn được thưởng thức những món ăn truyền thống của người Tày, người Dao như cơm lam, thịt chua, thịt trâu khô, cá mắm ruộng, chè Khau Mút, rượu ngô, rượu thóc men lá, bánh khảo người Tày… Những món ăn này được các mẹ, các chị chế biến tạo thành món ăn ngon, đặc trưng của dân tộc mình.
Du khách đi du lịch Tuyên Quang có thể mua về làm quà. Đó không chỉ là đặc sản mà còn chính tình cảm người xứ Tuyên gửi đến du khách gần xa.

Xôi ngũ sắc ở huyện Lâm Bình
Xôi ngũ sắc ở huyện Lâm Bình

5. Phương tiện giao thông huyện Lâm Bình

Ngày nay, phương tiện giao thông lên huyện Lâm Bình khá thuận lợi. Những con đường được mở rộng, làm mới khang trang. Huyện có đường tỉnh lộ 188 chạy qua nối trung tâm thành phố về huyện. Ngoài ra, nhiều con đường đang được cải tạo nâng cấp, tọa điều kiện cho huyện Lâm Bình phát triển kinh tế xã hội.
Theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, du khách có thể đến thành huyện Lâm Bình này bằng đường bộ như xe máy, ô tô tùy, xe ôm, taxi theo điều kiện cá nhân.

Phượt lâm bình bằng xe máy
Phượt lâm bình bằng xe máy

6. Các đơn vị hành chính huyện Lâm Bình

Huyện Lâm Bình có trung tâm hành chính đặt tại xã Lăng Can. Mặc dù là huyện mới thành lập, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nhưng đến nay huyện vẫn đảm bảo các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ người dân. Không những thế, nhiều ngân hàng, bệnh viện, trường học lớn được đầu tư, xây dựng khang trang hơn. Tuy nhiên tại các làng xã ở xa, nhiều điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhất là giao thông, tiếp cận khoa học kỹ thuật, các dịch vụ Internet, bưu phẩm, chuyển hàng khá thông dụng.

7. Cảm nghĩ về huyện Lâm Bình

Huyện Lâm Bình có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Từ những cảnh quan tự nhiên, đèn chùa, miếu mạo đến những lễ hội, văn hóa dân tộc đặc sắc làm rung động bao con tim yêu du lịch. Đến Tuyên Quang, đừng quên về với mảnh đất Lâm Bình đầy tiềm năng này nhé.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen quang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855